Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 18-01-2018 9:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Nguồn: Joshua D. Kapfhamer, Sruthi Palaniappan, Karen Summers, Kristen Kassel, Abigail C. Mancuso, Ginny L. Ryan, Divya K. Shah. Difference between mean gestational sac diameter and crown-rump length as a marker of first-trimester pregnancy loss after in vitro fertilization. Fertility & Sterility Vol 109, January 2018.


Siêu âm tam cá nguyệt đầu thai kỳ được thực hiện thường quy sau thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nhằm xác định vị trí túi thai và đánh giá sự sống của thai. Hai chỉ số quan trọng trong siêu âm thai sớm là đường kính túi thai và chiều dài đầu mông của phôi hay thai. Trong thực hành hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán thai ngừng phát triển hay không sống bao gồm: đường kính túi thai trung bình (đường kính trung bình 3 chiều của túi thai) ³ 25mm nhưng không có phôi; CRL ³ 7mm không thấy hoạt động tim thai; không xuất hiện hoạt động tim thai sau 2 tuần thấy túi thai hoặc ³ 11ngày sau khi thấy túi thai và yolk sac. Những tiêu chuẩn này giúp xác định những trường hợp thai lưu hoặc ngừng phát triển, tuy nhiên, các nhà lâm sàng vẫn mong muốn tìm kiếm những dấu hiệu giúp dự đoán những trường hợp nguy cơ thai ngừng phát triển hoặc khả năng sẩy thai sớm.

Đã có một số nghiên cứu khảo sát sự liên quan giữa đường kính túi thai trung bình (mGSD), chiều dài đầu mông (CRL) và kết cục thai kỳ. CRL nhỏ liên quan đến thai nhỏ so với tuổi thai, mGSD dưới bách phân vị thứ 50 liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như lệch bội hay tam bội thể. Và nếu cả mGSD và CRL đều nhỏ liên quan đến sẩy thai 3 tháng đầu thai kỳ. Một vài nghiên cứu đánh giá về sự chênh lệch của mGSD và CRL như là một yếu tố dự đoán sẩy thai sớm, nhưng hầu hết đều thực hiện đã lâu và cỡ mẫu nhỏ.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên cỡ mẫu lớn hơn, thực hiện từ năm 2005 đến 2014 trên nhóm bệnh nhân đặc biệt – sau TTTON nhằm đánh giá khả năng dự đoán nguy cơ sẩy thai sớm dựa trên chênh lệch mGSD và CRL vừa được công bố trên tạp chí Fertility & Sterility. Tổng cộng có 1970 trường hợp thai lâm sàng sau chuyển phôi được phân tích.

Tỷ lệ sẩy thai sớm đặc biệt cao ở nhóm bệnh nhân có độ chênh lệch mGSD – CRL < 5mm (43,7%) so với khoảng 5 – 9,99 mm (15,8%), 10 – 14,99 mm (9,9%) và ³ 15 mm (7,1%). Không có sự liên quan giữa sự chênh lệch hai chỉ số này với cân nặng trẻ sinh ra, tuổi thai lúc sinh và những tai biến khác của thai kỳ. Ngoài ra, sự chênh lệch mGSD – CRL giúp dự đoán khả năng sẩy thai tốt hơn từng yếu tố riêng lẻ.

Dựa trên kết quả phân tích, tác giả nghiên cứu kết luận độ chênh lệch mGSD – CRL là một dấu chỉ tin cậy trong dự đoán sẩy thai sớm trên thai sau TTTON. Khi độ chênh này < 5 mm tiên lượng sẩy thai trong 3 tháng đầu và không liên quan đến các tai biến khác của thai kỳ như sanh non, thai nhẹ cân, tiền sản giật…. Ngoài ra, một số yếu tố khác giúp hỗ trợ dự báo kết cục xấu như yolk sac lớn (³ 5 mm) cũng giúp tiên lượng. Dù độ chênh mGSD – CRL có thể giúp dự báo khả năng kết cục xấu của thai kỳ, việc theo dõi thai kỳ tiếp tục vẫn được khuyến nghị.

Lược dịch:  BS. Lê Tiểu My - BV Mỹ Đức
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Quản lý thai kỳ sau vỡ tử cung - Ngày đăng: 08-01-2018
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK