Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 26-07-2011 12:57pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

day thi somMặc dù các nhà khoa học đã đặt nhiều suy đoán về tác hại tiêu cực của những độc tố trong môi trường từ nhiều năm qua, những dữ liệu mới đã nêu lên một số độc tố môi trường nhất định có thể làm rối loạn sự tăng trưởng bình thường và phát triển nội tiết tố của trẻ nữ. Một số độc tố, ví dụ như mycoestrogen zearalenone (ZEA) do các loài nấm Fusarium sản xuất vốn có thể tìm thấy một cách tự nhiên trong môi trường, có những đặc tính giống nội tiết tố cơ quan sinh dục nữ estrogen và cũng có cấu trúc tương tự như chất đồng hóa tăng trưởng dùng trong thức ăn động vật. Một số chất mycoestrogen nhất định có thể liên hệ trực tiếp với việc dậy thì sớm ở trẻ nữ.

BS Francesco Massart và các đồng nghiệp từ Đại học Pisa ở Ý nghiên cứu một nhóm các trẻ nữ dậy thì sớm, hay dậy thì sớm trung ương (central precocious puberty – CPP) đến từ vùng Tây Bắc của Tuscany. Họ tiến hành nghiên cứu để giải thích tại sao vùng này lại có xuất độ dậy thì sớm cao hơn hẳn các nơi khác. Các tác giả kiểm tra nồng độ mycoestrogen của các bé gái để xác định xem có phải những độc tố từ môi trường là một yếu tố gây nên sự phát triển sớm sinh dục ở trẻ nữ hay không.

Các tác giả tìm ra 6 trong 17 trẻ dậy thì sớm có tăng nồng độ ZEA. Theo BS Massart, mặc dù nghiên cứu này chỉ mang tính ngẫu nhiên, ZEA có thể có liên quan đến việc dậy thì sớm xảy ra ở trẻ nữ phơi nhiễm với mycoestrogen. Tuy nhiên, việc ô nhiễm ZEA không thể giải thích được dịch bệnh dậy thì sớm trong vùng, và những chất khác như chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể có liên quan.

Các tác giả cũng chú ý rằng bởi vì cấu trúc hóa học tương tự với vài chất đồng hóa tăng trưởng dùng trong thức ăn động vật, ZEA có thể thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng ở những trẻ phơi nhiễm với chúng. Mặc dù những nhà nghiên cứu chưa xác định ra nguyên nhân nhất định gây ra tần số dậy thì sớm cao ở vùng Tuscany, nghiên cứu này đã nêu lên việc cần thiết tiến hành nhiều nghiên cứu về tác hại tiêu cực của chất ô nhiễm môi trường trên trẻ em.

(Nguồn: The Journal of Pediatrics - February 6, 2008)

BS. Lê Phạm Thu Hà

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sởi – vẫn cần sự lưu tâm - Ngày đăng: 05-07-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK