Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, được cung cấp phần lớn từ sữa, nước trái cây, dầu cá và thực phẩm sử dụng hằng ngày. Nó cũng là một chất nội sinh của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D được hấp thu qua đường tiêu hoá và da. Vitamin D phải qua quá trình hydroxy hóa ở gan thành 25-hydroxyvitamin (25-OH-D), sau đó tiếp tục hydroxy hoá chủ yếu tại thận để thành chất có hoạt tính sinh học là 1,25-dihydroxyvitamin D. Hoạt chất này giúp kích thích sự hấp thu calci từ ruột và cho phép hoạt động tạo xương. Trong suốt thai kỳ, có bằng chứng cho thấy những sản phụ thiếu vitamin D trầm trọng có liên quan đến bệnh lý còi xương bẩm sinh và gãy xương ở trẻ mới sinh.
Những bằng chứng mới chỉ ra rằng thiếu vitamin D thường xảy ra trong thai kỳ đặc biệt liên quan với nhóm có nguy cơ cao, bao gồm những người ăn chay, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (như những người sống ở vùng khí hậu lạnh, ở Bắc cực hoặc mặc áo bảo hộ lao động vào mùa nắng và mùa đông) và những dân tộc thiểu số, đặc biệt những người có da sẫm màu. Ở trẻ mới sinh, lượng vitamin D được cung cấp phụ thuộc vào người mẹ. Do đó, những sản phụ có yếu tố nguy cơ cao liên quan đến thiếu vitamin D thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ thiếu vitamin D.
Ở những sản phụ có nhiều yếu tố nguy cơ thì nồng độ 25-OH-D trong huyết thanh có thể dùng làm chất chỉ điểm để cho biết tình trạng vitamin D trong cơ thể. Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về mức tối ưu, nhưng nhiều người đồng ý là với mức > 20 ng/ml (50nm/l) là cần thiết để phòng tránh những vấn đề về xương. Dựa trên những quan sát về chất đánh dấu sinh học liên quan đến vitamin D như hormon tuyến cận giáp, sự hấp thu calci, sự tạo xương, thiếu vitamin D khi nồng độ 25-OH-D < 32ng/ml (80 nmo/l). Còn mức tối ưu trong suốt thai kỳ vẫn chưa được xác định và vẫn còn đang nghiên cứu.
Năm 2010, Food and Nutrition đã đưa ra khuyến cáo sử dụng vitamin D 600IU một ngày trong thời gian mang thai và cho con bú, trong khi đó, hầu hết những loại thuốc bổ sung vitamin đều có hàm lượng vitamin D 400IU mỗi viên. Tổng hợp các nghiên cứu gần đây, các tác giả của Committee on Nutrition of the American Academy of Pediatrics chỉ ra rằng: bổ sung lượng vitamin D mỗi ngày cao hơn mức khuyến cáo của Food and Nutrition Board mới đủ cho các sản phụ. Mặc dù vẫn còn thiếu những dữ kiện về tính an toàn khi dùng vitamin D liều cao, nhiều chuyên gia đồng ý rằng bổ sung vitamin D là an toàn với liều lên đến 4000 IU/ ngày trong suốt thai kỳ và cho con bú.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng về việc khuyến cáo và bổ sung vitamin D cho những người mẹ mang thai mà thiếu vitamin D. Ở sản phụ có nhiều yếu tố nguy cơ thiếu vitamin D nên xem xét việc thử nồng độ 25-OH-D trong máu. Khi được xác định là thiếu vitamin D trong thai kỳ, nhiều chuyên gia đã đồng ý rằng bổ sung vitamin D với liều 1000-2000IU/ ngày là an toàn. Dùng vitamin D liều cao hơn với mục đích điều trị thiếu vitamin D trong thai kỳ hiện chưa được nghiên cứu. Những khuyến cáo về thói quen bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ và trước khi sinh nên chờ có những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Hiện tại vào thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng khuyến cáo bổ sung vitamin D để dự phòng sinh non và tiền sản giật.
Nguồn: Committee on Obstetrics practices, ACOG, Vitamin D: screening and suplement during pregnancy, Obstertrics and Gynecology, Vol.118, No.1, July 2011
BS. Dư Huỳnh Hồng Ngọc
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...