Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 30-06-2011 8:03am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

thai phu va can nangXu hướng béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành trong độ tuổi sinh sản ngày càng nhiều. Ảnh hưởng của béo phì đối với khả năng sinh sản tự nhiên đã được công nhận rõ ràng, nhưng liên quan đến kết quả của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vẫn chưa được thống nhất và còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu đã được thực hiện đánh giá ảnh hưởng của chỉ số BMI lên chất lượng phôi và kết quả điều trị ở những phụ nữ TTTON công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology. Nghiên cứu này tiến hành trên 1721 phụ nữ thực hiện TTTON với trứng tự thân và chuyển phôi tươi, được theo dõi đến tháng 9/2010.

Kết quả cho thấy:

Khi so sánh giữa những người có chỉ số BMI thấp hơn bình thường và những người béo phì độ I, II, III thì những người có chỉ số BMI cao có nồng độ Estradiol thấp hơn đáng kể (2047 pg/ml so với 1756; 1498; 1360) (P<0,02).

18% phụ nữ béo phì độ II và 17% phụ nữ béo phì độ III có trứng thụ tinh 2PN (pronuclei-tiền nhân), thấp hơn so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt khi khảo sát theo nguyên nhân vô sinh (bao gồm bệnh nhân có PCOS), tổng liều gonadotropin hay phác đồ kích thích.

Về tỉ lệ thụ tinh: nhóm nhẹ cân và nhóm béo phì độ III đều có độ chênh lệch cao nhất khi so với nhóm chứng, cả hai nhóm đều có tỉ lệ thất bại thu tinh cao. Tuy nhiên cỡ mẫu lại không đủ lớn.

Độ chênh lệch về thai lâm sàng ở ba nhóm béo phì độ I, II, III lần lượt là 33%, 44%, 50% và đều thấp hơn so với nhóm chứng.

Về tỉ lệ sinh con sống, nhóm nhẹ cân có tỉ lệ sinh con sống chênh lệch không cao với nhóm chứng so với nhóm béo phì độ II, độ III và đều thấp hơn nhóm chứng.

Nghiên cứu phân tích chỉ số BMI ảnh hưởng lên kết quả điều trị TTTON, do người béo phì có nồng độ estradiol thấp và trứng thụ tinh ít hơn so với người có BMI bình thường. Giả thiết rằng điều này có thể là kết quả của việc giảm đáp ứng với gonadotropin vì việc điều chỉnh tổng liều gonadotropin không làm cho kết quả thay đổi đáng kể.

Nghiên cứu này  mở ra nhiều hướng:

Thứ nhất, khảo sát ảnh hưởng của béo phì lên đặc điểm trứng và phôi ở những cặp vợ chồng thực hiện TTTON.

Thứ hai, phân tích nguyên nhân tiềm tàng như tuổi người vợ, nguyên nhân vô sinh, bệnh nhân có PCOS hay không, loại phác đồ kích thích, liều gonadotropin, có sử dụng phương pháp ICSI hay không, số lượng phôi chuyển.

Thứ ba, mẫu nghiên cứu có đến 18% phụ nữ béo phì, cao hơn 5% so với những tài liệu từ trước đến nay.

Tuy nhiên, nghiên cứu còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, chưa tính toán được sự khác biệt về tỉ lệ sinh con sống giữa những nhóm béo phì độ I, II với nhóm có trọng lượng bình thường.

Thứ hai, thiếu vài nguyên nhân có khả năng liên quan như người vợ có hút thuốc hay không, trọng lượng người chồng, có bệnh khác không, lối sống. Đồng thời, vì gần 50% dân số nghiên cứu là người da trắng nên kết quả không thể đánh giá chung được cho tất cả các chủng tộc khác, do đó kết quả còn nhiều tranh cãi.

Thứ ba, phân tích còn nhiều giới hạn khi chiều cao và cân nặng của người phụ nữ không được theo dõi do đó không thể nhận xét ảnh hưởng của sự thay đổi cân nặng theo thời gian. Vì thế, không dùng kết quả này để khuyên bệnh nhân trì hoãn việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để giảm cân. Tuy nhiên, dữ liệu này có thể thêm vào thông tin sức khỏe cộng đồng rằng phụ nữ nên duy trì một cân nặng bình thường trước hay khi đang nỗ lực để có thai. Điển hình là các bệnh nhân được tư vấn của khoa béo phì trước khi thực hiện TTTON.

Kết luận

Phụ nữ béo phì sẽ đi kèm với số phôi ít hơn và tỉ lệ sinh con sống cũng thấp hơn. Nghiên cứu này đưa ra rằng béo phì có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản thông qua trứng và cũng như là sau khi chuyển phôi. Cần có sự hợp tác của những khảo sát liên quan đến sinh học để giải thích thêm về ảnh hưởng của BMI lên kết quả sinh sản. Phụ nữ vô sinh có chỉ số BMI cao hay thấp đều nên điều chỉnh lại bình thường vì BMI sẽ ảnh hưởng bất lợi đến khả năng có con của họ khi điều trị bằng phương pháp TTTON.

Nguồn: Divya K. Shah et al, Effect of obesity on oocyte and embryo quality in women undergoing in vitro fertilization, Obstetric and Gynecology, Vol 118, No.1, July 2011

KS. Trang Thanh Nhã – IVF Mekong

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK