Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 31-05-2011 3:36pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

dieu chuyen phoiPhôi chất lượng tốt và môi trường nội mạc tử cung lý tưởng là các yếu tố cơ bản quyết định khả năng thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng có liên quan nghịch với tần số cơn co nội mạc tử cung. Fanchin và cộng sự đã chứng minh rằng có sự tồn tại của cơn co của nội mạc tử cung, chính xác là sự co thắt tại bề mặt tiếp giáp giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, vào thời điểm chuyển phôi, và tỉ lệ thai lâm sàng cũng như làm tổ của phôi giảm khi số cơn co này gia tăng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các cơn co này được khởi phát bởi oxytocin qua trung gian thụ thể ở màng tế bào.

Một số thuốc giảm co đã được nghiên cứu nhằm giảm cơn co của nội mạc tử cung vào ngày chuyển phôi, nhằm tăng khả năng có thai. Atosiban (Tractocile, Ferring, Germany) là một chất đối kháng với thụ thể oxytocin, được cho là có khả năng làm giảm cơn co tử cung, cũng như tăng tưới máu tử cung.

Ozlem và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng tiền cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng bằng giả dược nhằm xác định hiệu quả của atosiban đối với kết cục thai kỳ sau thụ tinh trong ống nghiệm. Tổng cộng 180 phụ nữ được nhận vào nghiên cứu, chia làm 2 nhóm, một nhóm dùng atosiban và một nhóm dùng giả dược. Thụ tinh trong ống nghiệm với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều có ít nhất 2 phôi chất lượng tốt.

Chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm gồm nguyên nhân tai vòi, rối loạn phóng noãn, do tinh trùng hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân. Nhóm điều trị được truyền tĩnh mạch atosiban trước chuyển phôi với tổng liều là 37,5 mg. Trong nhóm chứng, số chu kỳ tương tự được thực hiện với giả dược.

Tỉ lệ thai lâm sàng trên số chu kỳ điều trị và tỉ lệ làm tổ trên số chu kỳ chuyển phôi là 46,7% và 20,4% trong nhóm điều trị với atosiban, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là 28,9% và 12,6%. Tỉ lệ sẩy thai của nhóm 1 và 2 lần lượt là 16,7% và 24,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.

Các kết quả trên cho thấy atosiban làm tăng tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng sau chuyển phôi.
Nghiên cứu này gợi ý rằng điều trị với atosiban trước chuyển phôi có thể hiệu quả trong việc làm tử cung thuận lợi hơn cho sự làm tổ của phôi. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát tác dụng của atosiban trong việc cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng sau chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguồn: Treatment with oxytocin antagonists before embryo transfer may increase implatation rates after IVF – Ozlem Moraloglu và cs. Reproductive BioMedicine Online (2010) 21, 338-343

BS Nguyễn Khánh Linh

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hướng dẫn phòng ngừa thiếu sắt - Ngày đăng: 26-10-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK