Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 08-06-2011 12:52pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

xetnghiemMột nghiên cứu mới đăng trên ấn bản tháng 4 của Obstetrics and Gynecology cho thấy xét nghiệm tầm soát Chlamydia trong nước tiểu ở phụ nữ mang thai cho kết quả chính xác như xét nghiệm từ dịch tiết cổ tử cung.


Ngoài ra, sử dụng mẫu nước tiểu đem lại nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân như giá thành thực hiện rẻ hơn, đơn giản hơn và ít gây khó chịu hơn cho thai phụ thay vì phải đặt mỏ vịt thường quy để lấy chất tiết từ cổ tử cung để xét nghiệm.

Scott Roberts và cộng sự (Trường Đại học thuộc Trung tâm Y khoa Miền Tây Nam Dallas, bang Texas) đã thực hiện một nghiên cứu trong 4 tháng để so sánh giá trị của 2 phương pháp xét nghiệm nói trên, với mẫu bao gồm 2018 thai phụ từ 35 – 37 tuần đến khám tại khoa sản bệnh của Bệnh Viện.

Với bộ xét nghiệm Aptima Combo 2 Assay, khi dùng mẫu thử là chất tiết từ cổ tử cung tính được tỉ lệ hiện mắc Chlamydia là 4,3% (Khoảng tin cậy 95%: 3,4  - 5,2), còn với mẫu thử nước tiểu thì tỉ lệ này là 4,1% (Khoảng tin cậy 95%: 3,3  - 5,1). Đồng thời, tính ra được độ nhạy của xét nghiệm nước tiểu là 96,5% (Khoảng tin cậy 95%: 90,1   -  99,3%) và độ đặc hiệu gần như là 100%  (Khoảng tin cậy 95%: 99,8  - 100). Phân tích thống kê McNemar cho thấy 2 xét nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với hằng số K ước tính được “gần như là hoàn hảo”: 0,982 (Khoảng tin cậy 96% là 0,961 – 1,000).

Tính tới thời điểm hiện tại thì Tầm soát Chlamydia được Trung Tâm Tầm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kì, và Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Hoa Kì khuyến cáo thực hiện. Trong khi việc tìm Chlamydia trong nước tiểu vẫn được cho là chính xác ở nam giới và phụ nữ không có thai, Robert và cộng sự không dám tin rằng xét nghiệm nước tiểu tìm Chlamydia cũng cho hiệu quả tương tự trên đối tượng thai phụ, bởi vì “trong nước tiểu của thai phụ có thể có các chất ức chế sự khuếch đại mà vốn dĩ bình thường không mang thai sẽ không có, điều này có thể làm cho các xét nghiệm dựa trên nguyên tắc khuếch đại acid nucleic trở nên kém nhạy hơn khi dùng nước tiểu thay vì dịch tiết ở cổ tử cung.” Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Tác giả cho biết nếu thay thế mẫu thử bằng nước tiểu, cần phân tích đến chi phí tiết kiệm được so với mẫu thử bằng dịch tiết cổ tử cung.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nói thêm rằng không nên dùng kết quả trên để suy diễn thành việc thay thế hoàn toàn cho việc khám lâm sàng, vì trong thai kì cần thiết khám lâm sàng nhiều lần còn vì nhiều mục đích khác chứ không phải chỉ để đặt mỏ vịt lấy dịch tiết cổ tử cung để làm xét nghiệm tìm chlamydia, tuy vậy, ông cho rằng để tầm soát thường quy bệnh lây qua đường tình dục, có thể sử dụng nước tiểu để xét nghiệm như 1 phương pháp thay thế dễ chịu hơn.

Với nghiên cứu trên, tác giả kết luận rằng có thể lấy mẫu nước tiểu để tầm soát Chlamydia thường quy cho tất cả thai phụ vừa giảm thiểu được số lần phải đặt mỏ vịt thăm khám, có thể giảm được giá thành, lại vừa dễ chịu cho bệnh nhân hơn so với cách làm trước đây là dùng chất tiết từ cổ tử cung.

Nguồn: Urine Screening Correctly ID's Chlamydia in Pregnant Women - http://bit.ly/gvp5ym

Obstet Gynecol 2011;117:883-885.

BS Lâm Hoàng Duy

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hướng dẫn phòng ngừa thiếu sắt - Ngày đăng: 26-10-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK