Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 27-03-2018 9:57am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
 

Các rối loạn giấc ngủ có thể làm gia tăng khả năng sinh non,
theo các nhà nghiên cứu từ Đại học California, San Francisco.
 
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, San Francisco đã khám phá ra rằng những phụ nữ được chẩn đoán với các rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ, bao gồm mất ngủ và ngưng thở lúc ngủ, có nguy cơ sinh non gia tăng.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Jennifer Felder, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Khoa Tâm lý ở Đại học California, San Francisco (UCSF), tiến hành nghiên cứu với TS. Aric Prather, một trợ lý Giáo sư Tâm lý, và một số các đồng nghiệp khác. Các phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology. Nghiên cứu của UCSF là nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực để khám phá những ảnh hưởng của mất ngủ trong thai kỳ. Từ một nhóm gần 3 triệu người, 2265 phụ nữ được chẩn đoán với một rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ thoả các tiêu chuẩn nhận vào cho nghiên cứu. Những đối tượng tham gia nghiên cứu được bắt cặp với những đối tượng chứng, tức không kèm rối loạn giấc ngủ, nhưng kèm với các yếu tố nguy cơ tương đồng khác cho sinh non, như tăng huyết áp, hút thuốc lá trong thai kỳ, hoặc có một lần sinh non trước đó. TS. Felder giải thích: “Điều này mang lại cho chúng tôi nhiều sự tự tin hơn rằng phát hiện của chúng tôi cho một cuộc sinh non ở những phụ nữ với rối loạn giấc ngủ thật sự là do rối loạn giấc ngủ, và không phải là do các khác biệt khác giữa những phụ nữ có và không có các rối loạn này”.

Cỡ mẫu lớn cho phép TS. Felder, GS. Prather, và nhóm nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa một loạt các rối loạn giấc ngủ khác nhau và những phân nhóm sinh non. Lấy ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể so sánh sinh non sớm và muộn, hoặc các cuộc sinh khởi phát sớm và chuyển dạ sinh non tự phát. Nghiên cứu mới tập trung vào các rối loạn giấc ngủ, ví dụ như ngưng thở lúc ngủ và mất ngủ, điều này có thể gây ra gián đoạn giấc ngủ rõ rệt, hơn là kiểm tra những biến đổi giấc ngủ thông thường có khuynh hướng xuất hiện trong thai kỳ. Các tác giả cho rằng tỉ lệ hiện mắc của các rối loạn này vẫn chưa rõ ràng do các rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai “thường không được chẩn đoán”. Tỉ lệ sinh non là khoảng 10% ở Hoa Kỳ. Việc xác định những phụ nữ có một nguy cơ cao hơn của sinh non và đưa ra những điều trị hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa sinh non. Việc điều trị các rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ cũng đồng thời có thể là một bước trong hướng đi đúng đắn của việc làm giảm tỉ lệ sinh non.

Các phát hiện cho thấy rằng tỉ lệ hiện mắc sinh non – được định nghĩa là sinh con trước tuần lễ thứ 37 của thai kỳ - là 14,6% cho những thai phụ bị ảnh hưởng với rối loạn giấc ngủ, so sánh với 10,9% cho nhóm chứng tương ứng. Hơn thế nữa, nguy cơ sinh non sớm trước tuần lễ thứ 34 của thai kỳ cao hơn gấp đôi ở những phụ nữ mang thai có ngưng thở lúc ngủ và gần gấp đôi ở những phụ nữ mang thai bị mất ngủ. Những kết cục liên quan với sinh non sớm có ý nghĩa quan trọng do liên quan với các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do sinh non. Tỉ lệ của những phụ nữ trong loạt dữ liệu với một chẩn đoán rối loạn giấc ngủ là dưới 1%, đây là một kết quả không được nhóm nghiên cứu trông đợi. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chỉ những trường hợp nghiêm trọng nhất được xác định ở những phụ nữ mang thai. “Khả năng cao rằng những phụ nữ được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ theo hồ sơ bệnh án là những trường hợp có các biểu hiện thật sự nghiêm trọng. Có khả năng là tỉ lệ hiện mắc cao hơn rất nhiều nếu nhiều phụ nữ hơn được tầm soát cho các rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ” – theo TS. Aric Prather. Điều trị hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy – CBT) có thể là một lựa chọn không dùng thuốc để khắc phục các rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ. Bằng chứng cho thấy CBT có hiệu quả cho dân số chung, và TS. Felder cùng các cộng tác viên hiện đang tuyển chọn những người tham gia cho Nghiên cứu UCSF trên những người sắp làm mẹ và điều trị giấc ngủ (REST) để xác định xem liệu điều trị này có hiệu quả ở thai phụ hay không, và từ đó, liệu điều trị này sẽ cải thiện các kết cục lúc sinh hay không. “Điều rất thú vị về nghiên cứu này là rối loạn giấc ngủ là một yếu tố nguy cơ có tiềm năng điều chỉnh được”, TS. Felder kết luận.

(Nguồn: medicalnewstoday 8/2017)


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK