Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 27-03-2018 9:51am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
 
 
Hai hoá chất được tìm thấy trong những sản phẩm vệ sinh nhà cửa
dẫn tới các khiếm khuyết ống thần kinh ở những con chuột nhắt và chuột thường.
 
Nghiên cứu mới tìm thấy rằng hai hợp chất hoá học thường được tìm thấy trong các sản phẩm vệ sinh nhà cửa và cơ thể gây ra những khiếm khuyết lúc sinh ở các động vật gặm nhấm. Các nhà nghiên cứu từ đại học Edward Via, Osteopathic Medicine (VCOM) và đại học Virginia-Maryland, Veterinary Medicine, Virginia Tech – cả hai đều ở Blacksburg, VA, Hoa Kỳ - tiến hành khảo sát tác dụng của một nhóm hoá chất phổ biến trên các con chuột nhắt và chuột thường. Tác giả chính của nghiên cứu – được công bố trên tạp chí “Birth Defects Research” – là Terry Hrubec, Phó giáo sư khoa giải phẫu học tại VCOM và Trợ lý giáo sư nghiên cứu ở khoa Khoa học Y Sinh và Sinh bệnh học tại Virginia-Maryland. Hrubec cùng các đồng nghiệp điều tra tác dụng của một nhóm lớn các hoá chất nhà cửa phổ biến được gọi là “hợp chất ni-tơ” (quaternary ammonium compounds) hoặc “quats”. Do các đặc tính kháng khuẩn và giảm tĩnh điện của chúng, những sản phẩm này được sử dụng định kỳ như những chất tẩy trùng ở dạng các sản phẩm vệ sinh nhà cửa, bột giặt và các chất làm mềm vải. Chúng cũng đồng thời được sử dụng như các chất bảo quản ở những sản phẩm vệ sinh cá nhân, như dầu gội đầu, dầu xả và các dung dịch nhỏ mắt. Hrubec cùng nhóm nghiên cứu đặc biệt quan sát hai quats: alkyldimethylbenzyl ammonium chloride (ADBAC) và didecyldimethyl ammonium chloride (DDAC). Hai quats này được sử dụng kết hợp trong các sản phẩm vệ sinh thường gặp. Để tiến hành nghiên cứu, các tác giả đã nghiên cứu những hợp chất này trên cả chuột nhắt và chuột thường.

Những con chuột đực và chuột cái nhận ADBAC và DDAC kết hợp, ở dạng một chất tẩy trùng thương mại. Chúng nhận hợp chất qua thức ăn, đồng thời bị phơi nhiễm với hợp chất trong không khí. Những con chuột được cho 60 hoặc 120 miligram hợp chất cho mỗi kilogram của cân nặng (mg/kg), mỗi ngày, trong thức ăn của chúng, hoặc 7,5; 15; hoặc 30 mg/kg của cân nặng, cho qua thông đường miệng. Cuối cùng, những con chuột cũng đồng thời phơi nhiễm với quats ở môi trường xung quanh, khi mà chất tẩy trùng được sử dụng trong chuồng của chúng. Hrubec cùng các đồng nghiệp đánh giá những phôi thai vào ngày thứ 10 của thai kỳ, cũng như vào ngày thứ 18 khi họ tìm kiếm “các dị dạng đại thể và dị dạng xương”.

Nghiên cứu tìm thấy rằng các khiếm khuyết ống thần kinh (neural tube defects – NTDs) tăng lên tỉ lệ thuận với phơi nhiễm xung quanh với các hoá chất. NTDs là những khiếm khuyết lúc sinh xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, ảnh hưởng tới não, cột sống hoặc tủy sống của thai nhi. Đặc biệt là, chỉ một mình phơi nhiễm chuột đực với môi trường đầy hoá chất trong phòng cũng đủ để gây ra các khiếm khuyết hệ sinh sản. Thật sự, phơi nhiễm xung quanh với hoá chất có một tầm ảnh hưởng lớn hơn trên NTDs so với cho qua đường uống. “Các khiếm khuyết lúc sinh được quan sát thấy ở cả chuột đực và chuột cái bị phơi nhiễm, cũng như ngay cả khi chỉ một trong số chuột cha/mẹ bị phơi nhiễm” – PGS. Hrubec phát biểu. “Sự thật là các khiếm khuyết lúc sinh có thể quan sát thấy được khi chỉ người cha bị phơi nhiễm có nghĩa là chúng ta cần mở rộng phạm vi chăm sóc tiền sản để bao gồm cả người cha. Chúng tôi cũng đồng thời quan sát các khiếm khuyết lúc sinh gia tăng ở các động vật gặm nhấm cho hai thế hệ sau khi ngừng phơi nhiễm” – theo PGS. Hrubec.

Các kết quả khẳng định cho những nghiên cứu trước đây được tiến hành bởi Hrubec và nhóm nghiên cứu. Một nghiên cứu trong số đó tìm thấy rằng những hoá chất tương tự ảnh hưởng tới biểu hiện sinh sản ở chuột, và một nghiên cứu theo dõi thật sự khẳng định rằng quats dẫn tới một sự sụt giảm trong số lượng tinh trùng ở động vật gặm nhấm đực và sự rụng trứng ở động vật gặm nhấm cái. “Những hoá chất này được sử dụng thường xuyên ở nhà, bệnh viện, các nơi công cộng, và các bể bơi” – theo PGS. Hrubec. “Hầu hết mọi người đều bị phơi nhiễm trên một nền tảng thường xuyên”. “Do nghiên cứu trên động vật gặm nhấm là một tiêu chuẩn vàng trong khoa học y sinh, điều này dấy lên một báo động đỏ rằng các hoá chất này có thể cũng có hại cho con người”. Hrubec gợi ý rằng một nghiên cứu dịch tễ nên khảo sát xem liệu những người phơi nhiễm định kỳ với các hoá chất này – ví dụ như những người làm việc ở các bệnh viện hoặc nhà hàng – có gặp khó khăn trong việc có thai hoặc có nhiều khả năng hơn có con với các khiếm khuyết lúc sinh hay không.

(Nguồn: medicalnewstoday 6/2017)


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK