Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 27-03-2018 9:14am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
 
 

Ngay cả nồng độ thấp của rượu trong thai kỳ
cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển khuôn mặt của thế hệ sau.
 
Một nghiên cứu mới khẳng định rằng không có nồng độ an toàn của việc tiêu thụ rượu trong thai kỳ, sau khi phát hiện ra rằng ngay cả uống rượu thỉnh thoảng cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển khuôn mặt của trẻ. Các nhà nghiên cứu đến từ Bỉ và Úc đánh giá những thói quen uống rượu của hơn 400 phụ nữ trong thai kỳ và phác hoạ các đặc tính khuôn mặt của thế hệ sau lúc trẻ 1 tuổi. Nhóm nghiên cứu tìm thấy rằng việc phơi nhiễm rượu trước sinh – ngay cả ở những nồng độ thấp - ảnh hưởng một cách tinh vi tới sự hình thành các đặc tính khuôn mặt trong tử cung, bao gồm mũi, cằm và đôi mắt. Đồng tác giả chính của nghiên cứu Evi Muggli, Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch ở Úc, cùng các đồng nghiệp vừa mới công bố các phát hiện của họ trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tuyên bố rằng không có liều lượng an toàn của rượu để uống trong thai kỳ, cũng như không có một khoảng thời gian an toàn để uống rượu khi mang thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2015 từ CDC phát hiện ra rằng khoảng 1 trong 10 phụ nữ sắp làm mẹ ở Hoa kỳ báo cáo đã tiêu thụ rượu trong vòng 30 ngày trở lại đây. Việc tiêu thụ rượu trong thai kỳ có thể gây ra một loạt các vấn đề về thể chất và phát triển cho thế hệ sau, bao gồm cân nặng lúc sinh thấp, hạn chế khả năng học tập, kích thước đầu nhỏ, hạn chế khả năng hoạt động trí óc, và những vấn đề với thị lực hoặc thính lực. Những tình trạng này là một phần của rối loạn phổ nghiện rượu bào thai (fetal alcohol spectrum disorder – FASD). Phơi nhiễm rượu trước sinh cũng đồng thời được biết đến có thể ảnh hưởng tới sự phát triển mặt của một trẻ, mặc dù lượng rượu nhập gây ra ảnh hưởng này là chưa rõ.

Để tiến hành nghiên cứu, Muggli cùng các đồng nghiệp thiết lập để điều tra cách mà những nồng độ khác nhau của phơi nhiễm rượu trước sinh ảnh hưởng tới sự phát triển mặt. Nghiên cứu bao gồm 415 trẻ được sinh ra từ các bà mẹ tham gia vào Nghiên cứu AQUA (Asking Questions about Alcohol in Pregnancy – AQUA). Nghiên cứu này là một nghiên cứu đoàn hệ cắt dọc của gần 1600 thai phụ, với mục tiêu để đạt được một cái nhìn tốt hơn về cách mà những liều lượng khác nhau của rượu được tiêu thụ trong thai kỳ ảnh hưởng tới một đứa trẻ chưa sinh.

Khi tham gia vào nghiên cứu, những bà mẹ được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi trình bày chi tiết tần suất và lượng nhập rượu trong 3 tháng trước thai kỳ, cũng như trong mỗi tam cá nguyệt. Lượng nhập rượu thấp được định nghĩa là nhỏ hơn 20gr rượu mỗi dịp uống và nhỏ hơn 70gr rượu mỗi tuần; lượng nhập trung bình được định nghĩa là từ 21-49gr của rượu mỗi dịp và nhỏ hơn 70gr mỗi tuần; lượng nhập cao được định nghĩa là hơn 50gr rượu mỗi dịp. Khi trẻ đạt tới 1 tuổi, trẻ được tiến hành xét nghiệm hình ảnh mặt. Theo đồng tác giả của nghiên cứu Harry Matthews, của Đại học Melbourne ở Úc, nhóm nghiên cứu sử dụng một “kỹ thuật phân tích mặt 3-D tinh vi, phác hoạ một thứ giống như 7000 điểm chấm nhỏ riêng lẻ trên khuôn mặt”. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng lượng nhập rượu thấp, trung bình, và cao – đặc biệt vào tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ - dẫn tới những biến đổi trong việc hình thành các đặc tính khuôn mặt ở thế hệ sau. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những biến đổi này không thể quan sát được bằng mắt thường, do chúng đo đạc nhỏ hơn 2 mm. Tuy nhiên, kỹ thuật hình ảnh 3-D có khả năng phát hiện bất cứ sự biến đổi nhỏ nào ở mũi, các môi, và đôi mắt với bất kỳ nồng độ của phơi nhiễm rượu trước sinh.

Dựa trên những phát hiện của họ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc uống ngay cả những liều lượng nhỏ của rượu trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển mặt. “Chúng tôi đã ngạc nhiên khi thấy rằng những nồng độ tương đối thấp này của rượu có một ảnh hưởng tinh vi và các phát hiện của chúng tôi ủng hộ những khuyến cáo quốc gia để tránh uống rượu trong thai kỳ” – Giáo sư TS. Jane Halliday, Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch, phát biểu. “Thông tin từ nghiên cứu của chúng tôi là đặc biệt quan trọng. Thông tin khẳng định sự cần thiết để khuyên phụ nữ tránh uống rượu trong thai kỳ và cung cấp chứng cứ mới để ủng hộ lời khuyên đó” – đồng tác giả của nghiên cứu Elizabeth Elliott, của Đại học Sydney ở Úc, bổ sung thêm.

(Nguồn: medicalnewstoday 6/2017)
 


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK