Tin tức
on Friday 16-03-2018 7:45am
Danh mục: Tin quốc tế
Tiền sử sinh non và chiều dài kênh cổ tử cung ngắn là những yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ sinh non. Đối với những bệnh nhân được chỉ định khâu cổ tử cung dự phòng sinh non lặp lại vì kênh cổ tử cung ngắn dần (<25 mm), liệu có yếu tố nào giúp tiên đoán khả năng thành công của các biện pháp kéo dài thai kỳ? Trước đây, một vài nghiên cứu cho rằng nồng độ cao fetal fibronectin (FFN) hoặc chất trung gian chỉ điểm viêm trong dịch âm đạo – cổ tử cung có liên quan đến sinh non tái phát, nhưng vẫn chưa xác định sự liên quan giữa yếu tố kênh cổ tử cung (CTC) ngắn dần và sự hiện diện các chất này có liên quan đến sinh non hay không và liệu khâu cổ tử cung dự phòng lúc này có còn hiệu quả hay không?
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Sản Phụ khoa Mỹ tháng 1/2018 về câu hỏi trên ở đối tượng bệnh nhân có tiền sử sinh non và khâu cổ tử cung khi chiều dài kênh CTC <25mm vừa được công bố. Theo đó, những thai phụ có tiền căn sinh non, chiều dài kênh CTC <25mm, được nhập viện khâu CTC, đồng thời được xét nghiệm dịch âm đạo – CTC. Bằng phương pháp phân tích các yếu tố IL-1ß, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, MMP-1, TNF-alpha, MCP1, định lượng nồng độ FFN, phân tích tương quan giữa khâu CTC và tuổi thai lúc sinh.
Nghiên cứu tiến hành phân tích trên nhóm 230 bệnh nhân, 123 bệnh nhân được chỉ định khâu CTC và 107 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy các yếu tố được phân tích không dự đoán được hiệu quả khâu CTC cũng như tiên đoán sinh non lặp lại, chỉ có khâu CTC là phương pháp có khả năng kéo dài thai kỳ trên nhóm bệnh nhân có chiều dài kênh CTC ngắn. Trong tất cả các chất trung gian được phân tích, chỉ riêng nhóm bệnh nhân có sự hiện diện của IL-6 với nồng độ thấp trong dịch âm đạo- CTC, khâu CTC mang đến kết quả kéo dài thai kỳ hiệu quả nhất. Ngược lại, nhóm bệnh nhân có nồng độ cao IL-6, khâu CTC không liên quan đến việc sinh sớm hơn. Việc phân tích những chất trung gian chỉ điểm viêm trong dịch âm đạo – CTC và vai trò của những yếu tố này có liên quan như thế nào đến kết cục thai kỳ có lẽ là đề tài nghiên cứu đáng quan tâm trong thời gian sắp tới.
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Sản Phụ khoa Mỹ tháng 1/2018 về câu hỏi trên ở đối tượng bệnh nhân có tiền sử sinh non và khâu cổ tử cung khi chiều dài kênh CTC <25mm vừa được công bố. Theo đó, những thai phụ có tiền căn sinh non, chiều dài kênh CTC <25mm, được nhập viện khâu CTC, đồng thời được xét nghiệm dịch âm đạo – CTC. Bằng phương pháp phân tích các yếu tố IL-1ß, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10, MMP-1, TNF-alpha, MCP1, định lượng nồng độ FFN, phân tích tương quan giữa khâu CTC và tuổi thai lúc sinh.
Nghiên cứu tiến hành phân tích trên nhóm 230 bệnh nhân, 123 bệnh nhân được chỉ định khâu CTC và 107 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy các yếu tố được phân tích không dự đoán được hiệu quả khâu CTC cũng như tiên đoán sinh non lặp lại, chỉ có khâu CTC là phương pháp có khả năng kéo dài thai kỳ trên nhóm bệnh nhân có chiều dài kênh CTC ngắn. Trong tất cả các chất trung gian được phân tích, chỉ riêng nhóm bệnh nhân có sự hiện diện của IL-6 với nồng độ thấp trong dịch âm đạo- CTC, khâu CTC mang đến kết quả kéo dài thai kỳ hiệu quả nhất. Ngược lại, nhóm bệnh nhân có nồng độ cao IL-6, khâu CTC không liên quan đến việc sinh sớm hơn. Việc phân tích những chất trung gian chỉ điểm viêm trong dịch âm đạo – CTC và vai trò của những yếu tố này có liên quan như thế nào đến kết cục thai kỳ có lẽ là đề tài nghiên cứu đáng quan tâm trong thời gian sắp tới.
BS. Lê Tiểu My - BV Mỹ Đức
Tóm tắt từ: Cervicovaginal fluid analytes at the time of cervical shortening as a predictor of cerclage effectiveness in women with prior spontaneous pretermbirth – American Journal of Obstetrics and Gynecology, Jan 2018.
Tóm tắt từ: Cervicovaginal fluid analytes at the time of cervical shortening as a predictor of cerclage effectiveness in women with prior spontaneous pretermbirth – American Journal of Obstetrics and Gynecology, Jan 2018.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ăn rau – quả và nguy cơ lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 16-03-2018
Dấu bắt chéo trong siêu âm ở các trường hợp thai làm tổ trên sẹo mổ cũ giúp tiên đoán nguy cơ nhau cài răng lược - Ngày đăng: 16-03-2018
Tập luyện thể chất trước và trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 12-03-2018
Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng laser giúp tăng tỉ lệ mang thai ở bệnh nhân lớn tuổi thực hiện chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 06-03-2018
Các đặc điểm được quan sát bởi hệ thống time lapse có dự đoán được khả năng phát triển của phôi hoặc số lượng NST trong phôi bào hay không? - Ngày đăng: 06-03-2018
Liệu pháp hormone thay thế và gù lưng ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 02-03-2018
Thuốc cũ hiệu quả mới: Viagra giúp cải thiện chỉ số ối trong những trường hợp thiểu ối - Ngày đăng: 06-03-2018
Bệnh lý phổi và tử vong sơ sinh ở trẻ sinh cực non và liệu pháp corticoid trước sinh - Ngày đăng: 12-02-2018
Giảm tỉ lệ đa thai ở nhóm bệnh nhân <38 tuổi bằng chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) - Ngày đăng: 10-02-2018
Phôi bất thường hình thái có thể phát triển thành phôi nang nguyên bội bình thường - Ngày đăng: 10-02-2018
Nghiên cứu mới khẳng định: Sử dụng đậu nành không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 08-02-2018
Nhiễm Chlamydia không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 06-02-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK