Tin tức
on Thursday 08-02-2018 4:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
Jill M. Hamilton-Reeves, Gabriela Vazquez, Sue J. Duval, William R. Phipps, Mindy S. Kurzer, and Mark J. Messina (2010) “Clinical studies show no effects of soy protein or isoflavones on reproductive hormones in men: results of a meta-analysis”. Fertil and Sertil 94(3). pp.997–1007.
Đậu nành là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác nhau. Trong đậu nành còn có chứa isoflavone, một loại protein có cấu trúc giống với nội tiết tố nữ estrogen, với tỷ lệ khoảng 3,5 mg isoflavone/1 g protein đậu nành nguyên chất. Tuy nhiên, có nhiều thông tin trái chiều có liên quan đến việc sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới, giảm nồng độ nội tiết tố nam khiến cho nam giới ngày càng e dè khi sử dụng các sản phẩm này.
Đậu nành là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác nhau. Trong đậu nành còn có chứa isoflavone, một loại protein có cấu trúc giống với nội tiết tố nữ estrogen, với tỷ lệ khoảng 3,5 mg isoflavone/1 g protein đậu nành nguyên chất. Tuy nhiên, có nhiều thông tin trái chiều có liên quan đến việc sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới, giảm nồng độ nội tiết tố nam khiến cho nam giới ngày càng e dè khi sử dụng các sản phẩm này.
Nhằm xác định isoflavone và protein đậu nành có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới hay không, một phân tích gộp đã được tiến hành với dữ liệu là các nghiên cứu đã được đăng trên cơ sở dữ liệu Pubmed và CAB với thời gian cuối cùng là ngày 1/7/2008. Các từ khoá được sử dụng để tìm kiếm bao gồm: soy, isoflavones, genistein, phytoestrogens, red clover, diet-vegetarian, dietary supplements, therapeutic use of soybeans, androgen, hormones, testosterone và sex hormone–binding globulin (SHBG). Sau khi loại các nghiên cứu không thoả tiêu chuẩn, còn lại 32 nghiên cứu được đưa vào phân tích, với các chỉ số bao gồm: nồng độ hormone Testosterone (T), SHBG và T tự do hay chỉ số androgen tự do (FAI) ở nam giới. Mức độ sử dụng isoflavone được chia thành các nhóm ít (<10 mg/ngày), vừa (10-65 mg/ngày) và nhiều (65-150 mg/ngày) hoặc rất nhiều (>150mg/ngày). Mức độ sử dụng protein từ đậu nành cũng được chia thành các mức: ít (<5g/ngày), vừa (5-20g/ngày), nhiều (21-45g/ngày) và rất nhiều (>45 g/ngày). Thời gian sử dụng được gọi là dài nếu dùng trên 4 tháng và ít nếu dùng dưới 1 tháng.
Sau khi phân tích, các tác giả cho biết việc sử dụng đậu nành hoặc isoflavone không có ảnh hưởng nào đến nồng độ nội tiết tố nam, bao gồm tất cả các chỉ số đã nêu ở trên (chỉ số p=0,58). Như vậy, việc sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới như những thông tin gần đây.
BS. Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
Từ khóa: Nghiên cứu mới khẳng định: Sử dụng đậu nành không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nhiễm Chlamydia không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 06-02-2018
Thiếu i-ốt có liên quan đến khả năng chậm có thai - Ngày đăng: 06-02-2018
Chu vi đầu thai nhi ≥35 cm làm tăng nguy cơ mổ lấy thai - Ngày đăng: 30-01-2018
Đặt vòng tránh thai chứa nội tiết ngay sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? - Ngày đăng: 25-01-2018
Dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel trong điều trị ung thư nội mạc tử cung nguy cơ thấp - Ngày đăng: 25-01-2018
Thay găng trước khi đóng bụng làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ xuống 50% trong mổ lấy thai. Hội nghị thường niên ACOG 2017. - Ngày đăng: 23-01-2018
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp so sánh kẹp dây rốn sớm và muộn ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
Vai trò của Aspirin liều thấp trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
Mối liên quan giữa nồng độ coenzyme Q10 trong dịch nang noãn với động học hình thái của phôi và tỉ lệ thai trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 17-01-2018
Chẩn đoán và xử trí lâm sàng đối với các phôi khảm - Ngày đăng: 15-01-2018
Sự chênh lệch đường kính trung bình túi thai và chiều dài đầu – mông một dấu chỉ dự báo sẩy thai sớm sau thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-01-2018
Kisspeptine – Dấu chỉ sinh học mới giúp nhận biết sẩy thai - Ngày đăng: 09-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK