Tin tức
on Tuesday 30-01-2018 8:41am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến – Bệnh viện Mỹ Đức
Một nghiên cứu quan sát đa trung tâm vừa được đăng trên Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (AJOG) cho thấy chu vi đầu ≥35 cm trên siêu âm trong thời gian 1 tuần trước sinh làm tăng nguy cơ mổ lấy thai cấp cứu lên 75%.
Lựa chọn sinh qua ngả âm đạo (sinh thường) hay mổ lấy thai không chỉ là vấn đề các sản phụ quan tâm mà còn là vấn đề khiến các bác sĩ lâm sàng luôn cân nhắc. Nhằm cung cấp thêm cho các nhà lâm sàng một yếu tố để cân nhắc quyết định mổ lấy thai, một nghiên cứu đa trung tâm đã được tiến hành nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu chu vi đầu trên siêu âm trong thời gian 1 tuần trước ngày sinh có thể giúp tiên lượng khả năng mổ lấy thai hay không?
Nghiên cứu này đã thu thập hồ sơ bệnh án của 11500 sản phụ sinh con so, ngôi đầu, đơn thai, đủ tháng (37-42 tuần) và có kết quả siêu âm thai trong vòng 1 tuần kể từ thời điểm sinh. Tất cả các bệnh nhân được mổ lấy thai chủ động sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Sau quá trình phân tích, nghiên cứu chỉ ra rằng chu vi đầu trên siêu âm ≥35 cm làm tăng nguy cơ mổ lấy thai gấp 2,5 lần và tăng nguy cơ sinh giúp lên 48%, đồng thời làm gia tăng khả năng thai nhi có chỉ số Apgar ≤7 (p=0,01). Thêm vào đó, nếu thai nhi có ước lượng cân nặng (EFW) ≥3900 gr làm tăng nguy cơ chuyển dạ kéo dài khi sinh thường.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả kết luận chu vi đầu ≥35 cm trên siêu âm trong vòng 1 tuần trước sinh là một yếu tố nguy cơ độc lập của mổ lấy thai. Chu vi đầu ≥35 cm và ước lượng cân thai ≥3900 gr làm tăng nguy cơ chuyển dạ kéo dài. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm một công cụ để các nhà lâm sàng có thể tiên lượng và tư vấn tốt hơn cho sản phụ và gia đình về khả năng mổ lấy thai chủ động.
Nguồn: Michal Lipschuetz, Sarah M. Cohen, Ariel Israel, Joel Baron, Shay Porat, Dan V. Valsky, Oren Yagel, Doron Kabiri, Yinon Gilboa, Eyal Sivan, Ron Unger, Eyal Schiff, Reli Hershkovitz, Simcha Yagel, “Sonographic Large Fetal Head Circumference and Risk of Cesarean Delivery”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 2018, ISSN 0002-9378,
https://doi.org/10.1016/j.ajog.2017.12.230.
(http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002937817328041)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đặt vòng tránh thai chứa nội tiết ngay sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? - Ngày đăng: 25-01-2018
Dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel trong điều trị ung thư nội mạc tử cung nguy cơ thấp - Ngày đăng: 25-01-2018
Thay găng trước khi đóng bụng làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ xuống 50% trong mổ lấy thai. Hội nghị thường niên ACOG 2017. - Ngày đăng: 23-01-2018
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp so sánh kẹp dây rốn sớm và muộn ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
Vai trò của Aspirin liều thấp trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
Mối liên quan giữa nồng độ coenzyme Q10 trong dịch nang noãn với động học hình thái của phôi và tỉ lệ thai trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 17-01-2018
Chẩn đoán và xử trí lâm sàng đối với các phôi khảm - Ngày đăng: 15-01-2018
Sự chênh lệch đường kính trung bình túi thai và chiều dài đầu – mông một dấu chỉ dự báo sẩy thai sớm sau thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-01-2018
Kisspeptine – Dấu chỉ sinh học mới giúp nhận biết sẩy thai - Ngày đăng: 09-01-2018
Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân thường do phôi bất thường nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 08-01-2018
Quản lý thai kỳ sau vỡ tử cung - Ngày đăng: 08-01-2018
Sự thay đổi nồng độ AMH trong giai đoạn sớm của thai kỳ có liên quan đến sinh non - Ngày đăng: 08-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK