Tin tức
on Monday 12-02-2018 4:16pm
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Long Hồ
Bệnh viện Mỹ Đức
Sinh cực non được định nghĩa là sinh ra trước 28 tuần thai [1]. Theo số liệu tổng hợp từ 41 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2010 thì tỷ lệ sinh cực non chiếm khoảng 5,2% tổng số các trường hợp sinh non [2]. Tỷ lệ trẻ sinh cực non rất thấp, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh lên đến 30 – 50% và tỷ lệ bệnh tật lên đến 20 – 50% [3]. Trẻ sinh cực non rất dễ mắc các bệnh về phổi như bệnh màng trong, loạn sản phế quản – phổi, các tổn thương thần kinh, bại não. Trẻ sinh cực non nếu sống được có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mạn tính và tăng gánh nặng kinh tế, xã hội lâu dài.
Theo khuyến cáo mới của ACOG 2017 về liệu pháp corticoid trước sinh thì ở thai kỳ dưới 28 tuần có 2 mốc cần lưu ý. Nếu thai từ 24 0/7 tuần trở lên có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày tới, bao gồm những trường hợp vỡ ối non và đa thai được khuyến cáo một đợt corticoid. Nếu thai từ 23 0/7 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày thì việc sử dụng liệu pháp corticoid nên dựa vào quyết định của gia đình về khả năng cứu vãn, khả năng sống được và tuỳ trường hợp cụ thể [3].
Việc sử dụng liệu pháp corticoid trước sinh cho những thai cực non tháng đang ở giai đoạn có thể hoặc không sống được còn nhiều tranh cãi về hiệu quả.
Colm P. Travers và cộng sự thực hiện một nghiên cứu tiến cứu trên 11.022 trẻ sinh ra từ 22 0/7 tuần đến 28 0/7 tuần, từ tháng 02/2006 đến tháng 12/2014. Nghiên cứu so sánh kết cục thai kỳ của trẻ sinh cực non có sử dụng liệu pháp corticoid 1 liều hay 2 liều đầy đủ với không sử dụng liệu pháp corticoid trước sinh. Mục tiêu chính là tỷ lệ tử vong sơ sinh và bệnh lý phổi [5].
Kết quả:
- Có 9715 trường hợp được sử dụng liệu pháp corticoid trước sinh, chiếm 88,1%.
- Tuổi thai và cân nặng trung bình ở nhóm dùng corticoid trước sinh là 25,5 1,5 tuần; 748 148 gram và nhóm không dùng corticoid trước sinh là 24,8 1,7 tuần; 719 155 gram.
- Tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm sinh cực non khá cao 68,9% ở nhóm dùng corticoid trước sinh và 56,9% ở nhóm không dùng corticoid trước sinh.
- Ở nhóm được dùng corticoid trước sinh, tỷ lệ tử vong sơ sinh thấp hơn so với nhóm không dùng corticoid trước sinh; 22,7% so với 41,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 ARR (adjusted relative risk) = 0,71, 95%CI 0,65 – 0,76. Tỷ lệ tử vong ở 2 nhóm trên khác biệt nhiều ở tuổi thai nhỏ và dần dần ít khác biệt khi tăng tuổi thai. Tỷ lệ tử vong ở nhóm dùng corticoid trước sinh 1 liều cao hơn nhóm dùng corticoid trước sinh 2 liều đầy đủ ở các tuần thai tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ loạn sản phế quản phổi ở nhóm dùng corticoid trước sinh thấp hơn so với nhóm không dùng corticoid trước sinh, 62,8% so với 72,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001, ARR = 0,94, 95%CI 0,91 – 0,98. Tỷ lệ loạn sản phế quản phổi không khác biệt giữa nhóm tiêm 1 liều và tiêm 2 liều đầy đủ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do loạn sản phổi lại không khác biệt ở nhóm có dùng corticoid trước sinh (1,8%) và không dùng corticoid trước sinh (1,2%) với p = 0,068.
Từ khoá: sinh cực non, corticoid trước sinh, tử vong sau sinh, loạn sản phế quản phổi.
Tài liệu tham khảo
- WHO. Preterm birth. January 9th, 2018. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs363/en/.
- Blencowe, H., Cousens, S., Oestergaard, M. Z., Chou, D., Moller, A. B., Narwal, R., ... & Lawn, J. E. (2012). National, regional, and worldwide estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected countries: a systematic analysis and implications. The Lancet, 379(9832), 2162-2172.
- Glass, H. C., Costarino, A. T., Stayer, S. A., Brett, C., Cladis, F., & Davis, P. J. (2015). Outcomes for Extremely Premature Infants. Anesthesia and Analgesia, 120(6), 1337–1351.
- Antenatal corticosteroid therapy for fetal maturation. Committee Opinion No. 713. American College of Obstetricians and Gyne-cologists. Obstet Gynecol 2017;130:e102–9.
- Travers, C. P., Carlo, W. A., McDonald, S. A., Das, A., Bell, E. F., Ambalavanan, N., ... & Shankaran, S. (2018). Mortality and pulmonary outcomes of extremely preterm infants exposed to antenatal corticosteroids. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 218(1), 130-e1.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giảm tỉ lệ đa thai ở nhóm bệnh nhân <38 tuổi bằng chuyển đơn phôi chọn lọc (eSET) - Ngày đăng: 10-02-2018
Phôi bất thường hình thái có thể phát triển thành phôi nang nguyên bội bình thường - Ngày đăng: 10-02-2018
Nghiên cứu mới khẳng định: Sử dụng đậu nành không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 08-02-2018
Nhiễm Chlamydia không làm tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 06-02-2018
Thiếu i-ốt có liên quan đến khả năng chậm có thai - Ngày đăng: 06-02-2018
Chu vi đầu thai nhi ≥35 cm làm tăng nguy cơ mổ lấy thai - Ngày đăng: 30-01-2018
Đặt vòng tránh thai chứa nội tiết ngay sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? - Ngày đăng: 25-01-2018
Dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel trong điều trị ung thư nội mạc tử cung nguy cơ thấp - Ngày đăng: 25-01-2018
Thay găng trước khi đóng bụng làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ xuống 50% trong mổ lấy thai. Hội nghị thường niên ACOG 2017. - Ngày đăng: 23-01-2018
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp so sánh kẹp dây rốn sớm và muộn ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
Vai trò của Aspirin liều thấp trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 23-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK