Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 19-07-2012 8:14am
Viết bởi: Administrator

images_a

 

PGS TS Nguyễn Ngọc Thoa

 


TÓM TẮT

Băng huyết sau sanh (BHSS) là 1 trong 5 tai biến sản khoa gây nhiều ảnh hưởng đến bệnh tật và tử vong cho sản phụ.

Việc xử lý tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ đã góp phần đáng kể làm giảm tỉ lệ BHSS. Tuy nhiên, những nghiên cứu công bố gần đây cho thấy BHSS có thể dự phòng nguyên nhân ngay từ những lần thăm khám thai đầu tiên cho đến cuối thai kỳ.

Đồng thời chúng tôi muốn nhấn mạnh và cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của khởi đầu chuyển dạ, thủ thuật đỡ sanh, mổ sanh... đến nguy cơ BHSS.

Siêu âm thường qui góp phần đáng kể dự đoán BHSS trong thai kỳ và đặc biệt ngăn ngừa các trường hợp bị tái diễn BHSS.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ

Băng huyết sau sanh (BHSS) là một trong năm tai biến sản khoa góp phần làm tăng bệnh suất và tử suất cho bà mẹ.

Ước tính trên toàn cầu, BHSS nặng chiếm khoảng 11% số thai phụ sinh sống[3]. Tần suất này thực tế còn cao hơn nhiều tại những quốc gia đang phát triển vì sản phụ ở những nơi này ít được những nhân viên đủ khả năng đỡ sinh và giai đoạn ba chuyển dạ không được xử trí tích cực một cách thường qui. Ước tính có khoảng 14 triệu trường hợp BHSS trầm trọng mỗi năm, và 1% trường hợp này tử vong, 12% thai phụ còn sống sau đó bị thiếu máu nặng[3].

Tại Nam Phi có 313 trường hợp tử vong trên tổng số 3406 trường hợp tử vong mẹ chung trong 3 năm từ 2002 đến 2004[3], đa số các trường hợp tử vong mẹ do BHSS xảy ra ở những cơ sở y tế tuyến dưới, như các bệnh viện huyện hay trạm y tế, nguyên nhân do thiếu phương tiện vận chuyển cấp cứu, thiếu chế phẩm máu, thiếu những nhân viên y tế được huấn luyện và điều trị chưa đúng chuẩn. Tại Zimbabwe có đến 50% sản phụ tử vong khi chưa kịp tiếp cận các biện pháp điều trị đã tử vong tại nhà, hoặc trên đường chuyển đến bệnh viện hoặc chuyển giữa các cơ sở y tế [3].

Tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y Tế (2002), ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các sản phụ là: BHSS (31%), sản giật (21,3%), nhiễm khuẩn (18,8%). Báo cáo tại hội thảo do HOSREM tổ chức (10/2010) cho biết tại bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương mỗi năm có khoảng 30.000 sản phụ đến sinh đẻ, BHSS chiếm tỉ lệ 1,5 đến 2%, trong đó 35% phải truyền máu; tại bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, tỉ lệ BHSS hàng năm còn nhiều hơn, chiếm 2% đến 10%.

NGUYÊN  NHÂN

Nguyên nhân thường gặp của BHSS:

-      Đờ tử cung

-      Sót nhau, bao gồm cả nhau cài răng lược

-      Rách phần mềm đường sinh dục, kể cả vỡ tử cung

-      Rối loạn đông máu

Các nguyên nhân đôi khi kết hợp với nhau.

MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH

Tại Na-Uy[1], từ năm 1999-2004, tiến hành một nghiên cứu hồi cứu mô tả qui mô lớn, trên 307.415 sản phụ đã được theo dõi thai từ lúc 16 tuần đến khi sanh, các thông tin sẽ gửi đến Medical Birth Registry of Norway trong vòng 7 ngày. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của khởi đầu chuyển dạ và kiểu sanh với BHSS nặng (>1500ml máu).

Dân số nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: nhóm không có vết mổ lấy thai (291.604) và nhóm có vết mổ lấy thai (15.811).

Hình thức chuyển dạ được chia làm 3 kiểu:

1. Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

2. Khởi phát chuyển dạ

3. Mổ lấy thai trước chuyển dạ

Kiểu sanh được chia ra 4 kiểu:

1. Mổ lấy thai (MLT) trước chuyển dạ (nhóm chứng)

2. Sanh giúp

3. Sanh ngả âm đạo nói chung

4. Mổ lấy thai cấp cứu sau khởi phát chuyển dạ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ảnh hưởng của khởi đầu chuyển dạ đến BHSS nặng

Tỉ lệ BHSS nặng (>1500ml máu) là 1,1% ở tất cả các bà mẹ và 2,1% ở các bà mẹ có vết mổ lấy thai cũ.

Khởi phát chuyển dạ hay mổ lấy thai trước sanh có nguy cơ BHSS nặng so với nhóm chuyển dạ tự nhiên.

So sánh với bà mẹ không có vết mổ cũ chuyển dạ tự nhiên, thì nguy cơ BHSS nặng ở bà mẹ có vết mổ cũ tăng gấp đôi và tỉ lệ tới 75% với khởi phát chuyển dạ. Ở các bà mẹ có vết mổ cũ nguy cơ BHSS nặng là 28% cao hơn so với mổ lấy thai trước sanh và chuyển dạ tự nhiên (bảng 3.1).

Bảng 3.1   Tương quan giữa khởi phát chuyển dạ và BHSS nặng

Biến số

Tổng số (n)

BHSS nặng (n)

OR có hiệu chỉnh (95%CI)

P

Tổng số bà mẹ

Kiểu 1

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Khởi phát chuyển dạ

307.415

250.143 (81,37%)

34.187 (11,12%)

3.333 (1,1%)

2.220 (0,9%)

658 (1,9%)

1

1,71 (1,56-1,88)

<0,01

Kiểu 2

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Mổ lấy thai trước chuyển dạ

250.143 (81,37%)

23.085 (7,51%)

2.200 (0,9%)

475 (2,1%)

1

2,05 (1,84-2,29)

<0,01

Kiểu 3

Khởi phát chuyển dạ (nhóm chứng)

Mổ lấy thai trước chuyển dạ

34.187 (11,2%)

23.085 (7,51%)

658 (1,9%)

475 (2,1%)

1

1,02 (0,15-1,15)

>0,5

Không có vết mổ cũ

Kiểu 1

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Khởi phát chuyển dạ

291.604

241.889 (82,95%)

32.377 (11,1%)

3.003 (1%)

2.048 (0,8%)

641 (2%)

1

1,75 (1,51-1,93)

<0,01

Kiểu 2

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Mổ lấy thai trước chuyển dạ

241.889 (82,95%)

17.388 (5,95%)

2.048 (0,8%)

341 (2%)

1

2,09 (1,86-2,30)

<0,01

Kiểu 3

Khởi phát chuyển dạ (nhóm chứng)

Mổ lấy thai trước chuyển dạ

32.377 (11,1%)

17.388 (5,95%)

641 (1,9%)

341 (2%)

1

1,2 (0,96-1,29)

>0,05

Có vết mổ lấy thai

Kiểu 1

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Khởi phát chuyển dạ

8.254 (52,2%)

1.810 (11,45%)

152 (1,8%)

44 (2,4%)

1

1,1 (0,77-1,56)

>0,05

Kiểu 2

Chuyển dạ tự nhiên (nhóm chứng)

Mổ lấy thai trước chuyển dạ

8.254 (52,2%)

5.747 (36,35%)

152 (1,8%)

134 (2,4%)

1

1,28 (1,01-1,65)

Các tin khác cùng chuyên mục:
Rubella và thai kỳ - Ngày đăng: 14-05-2012
Ối vỡ sớm, ối vỡ non - Ngày đăng: 26-07-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK