Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 26-04-2012 1:44pm
Viết bởi: Administrator

sankhoa

 

BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân

 


Một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Seizure tháng 3 năm 2011 đã  khảo sát các kết cục sản khoa và kết cục sơ sinh ở những thai phụ bị động kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy một nửa trong số họ không xuất hiện cơn động kinh trong thai kì. Bên cạnh đó, các phụ nữ động kinh đang điều trị có nhiều biến chứng sản khoa hơn. Các dị tật bẩm sinh chủ yếu cũng như tử vong thai nhi/trẻ em cũng cao hơn nhóm chứng, nhất là với những người điều trị bằng Valproate.

Vấn đề mà các phụ nữ bị động kinh quan tâm khi có thai là liệu các cơn động kinh có nặng hơn không, có các biến chứng sản khoa, chuyển dạ bất thường hay sinh con bị dị tật hay không. Các nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết các phụ nữ động kinh không tăng số cơn co giật trong thai kì. Bên cạnh đó, nhiều tác giả nhận thấy ở các phụ nữ động kinh, tỉ lệ một số biến chứng tăng lên bao gồm xuất huyết âm đạo, thiếu máu, nôn, nhiễm trùng tiểu, tăng huyết áp và sinh ngôi mông, trong khi nhiều tác giả khác lại kết luận phần lớn các thai phụ bị động kinh không tăng biến chứng thai kì.

Về kết cục sơ sinh, người ta cũng ghi nhận tỉ lệ sanh mổ, sanh non và sanh nhẹ cân tăng. Ngoài ra, con của các bà mẹ bị động kinh được điều trị chỉ với một thuốc chống động kinh (TCĐK) có tỉ lệ dị tật bẩm sinh tăng 2-3 lần, nhất là với Valproate natri. Một tổng quan nhiều nghiên cứu phát hiện tử vong sơ sinh và tử vong ngay khi sinh tăng ở những thai kì có động kinh nhưng trong 2 nghiên cứu gần đây lại không nhận thấy điều đó. Người ta cũng ghi nhận tử vong mẹ trong thai kì và tử vong sớm sau thai kì tăng lên.

Nghiên cứu của G. Mawer và cộng sự được công bố trực tuyến trên Seizure và tháng 3 năm 2011 này là một nghiên cứu quan sát, có nhóm chứng, với mục tiêu xác định ảnh hưởng của động kinh cũng như điều trị động kinh trên thai kì và các kết cục của nó. Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn của nghiên cứu 6 năm này là để giám sát một đoàn hệ các trẻ em sinh ra từ các phụ nữ bị động kinh và một đoàn hệ trẻ em tương ứng sinh từ những người mẹ không bị động kinh. Khi so sánh về sự phát triển cơ thể và nhận thức của 2 nhóm người ta hy vọng đánh giá được ảnh hưởng của phơi nhiễm trong tử cung với các TCĐK khác nhau.

Theo kết quả nghiên cứu, về kết cục sản khoa, một nửa số phụ nữ bị động kinh không có cơn co giật nào trong suốt thai kì. Tỉ lệ này vẫn còn cao (46%) ngay cả khi đã loại ra số phụ nữ bị động kinh không điều trị. 14% chỉ có các cơn động kinh không co giật nhưng 1/3 có các cơn co cứng co giật (Bảng 1).

Bảng 1

Các đặc  điểm lâm sàng của thai phụ có động kinh (TPĐK)


TPĐK

%


Cơn động kinh trong thai kì

- không có

144

52.0

- chỉ có cơn động kinh không co giật

38

13.7

- cơn cơ cứng co giật (CCCG) a

94

33.9

- thiếu dữ liệu

1

0.4


 

Tổng cộng

277

100.0

acác phụ nữ bị động kinh, có từ 1 cơn co cứng co giật (CCCG) trở lên trong thai kì, có hoặc không kèm theo cơn động kinh không co giật

34 phụ nữ phải nhập viện ở khoa cấp cứu liên quan co giật. Những người này đều có các cơn co cứng co giật. Hầu hết được cho về nhà sau khi theo dõi vài giờ, bao gồm cả monitor sản khoa. 10 người phải theo dõi qua đêm và 2 người theo dõi nhiều ngày. 4 phụ nữ phải theo dõi qua đêm 2 lân trở lên. 1 phụ nữ cần khâu vết thương đầu.

Các thai kì có biến chứng sản khoa gặp nhiều hơn ở các thai phụ được điều trị nhưng không biến chứng đơn độc nào tăng có ý nghĩa (bảng 2). Các thai phụ không điều trị (30.4%) (14/16) có tỉ lệ biến chứng sản khoa tương tự nhóm chứng (p=0.87). Các thai phụ được điều trị có tỉ lệ xuất huyết âm đạo cao hơn (15.7%, nhóm chứng 9.6%, 30/311; p=0.02), trong đó tần suất ở nhóm điều trị với Valproate Natri (19.3%, 11/57; p=0.04) và Carbamazepine  (17.6%, 13/74; p=0.06) tương tự nhau và cao hơn các nhóm khác, trong khi tần suất ở nhóm điều trị Lamotrigine (2.5%, 1/39) và các đơn trị liệu khác (7.1%, 1/14) lại thấp.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về cách sinh giữa thai phụ được điều trị và nhóm chứng. Hầu hết các thai phụ được điều trị (62.8%), không điều trị (68.9%) và nhóm chứng (60.5%) đều chuyển dạ bình thường (Bảng 2). Đa số các trẻ em ngôi mông ở mỗi nhóm đều được sinh mổ.

Bảng 2

Các biến chứng sản khoa và cách sinh ở những phụ nữ động kinh đang điều trị (ĐĐT) và nhóm chứng

Vấn đề

ĐĐT N = 231

Nhóm chứng N = 315

Tỉ số chênh

Khoảng tin cậy


y

n

Dm

y

n

dm

OR

95% CI

p

Biến chứng

Bất kì

104

126

1

103

208

4

1.67

1.18 – 2.38

0.01

Xuất huyết âm đạo

36

194

1

30

281

4

1.74

1.04 – 2.92

0.05a

Nhiễm trùng tiểu

24

206

1

35

276

4

0.92

0.53 – 1.59

0.78

Tăng huyết áp

20

210

1

21

290

4

1.32

0.70 – 2.49

0.42

Sinh ngôi mông

18

204

9

16

293

6

1.62

0.81 – 3.24

0.21

Suy thai

11

211

9

10

299

6

1.56

0.65 – 3.74

0.37

Đa thai

5

225

1

1

310

4

6.89

0.09 b

Cách sinh

Bình thường

140

83

8 c

187

122

6 d

1.10

0.77 – 1.57

0.65

Sinh mổ

58

165

8

76

233

6

1.08

0.73 – 1.60

0.76

Sinh hút

16

207

8

20

289

6

1.12

0.57 – 2.21

0.86

Forcep

8

215

8

22

287

6

0.49

0.21 – 1.11

0.09

Ngôi mông ngả âm đạo

1

222

8

4

305

6

0.34

0.41a

y = yes, n = no, dm = data missing, p = probability.

a0.01 required for significance after Bonferroni correction for multiple comparisons

bFisher’s exact test

c8 mode of delivery ‘unknown’ = 3 fetal deaths + 5 lost to follow up

d6 mode of delivery ‘unknown’ = 1 fetal death + 5 lost to follow up

Data from 2nd twin excluded.

Về kết cục sơ sinh, tuổi thai trung bình lúc sinh tương tự nhau giữa con của nhóm được điều trị và nhóm chứng (29-42 tuần tuổi, trung bình 40 tuần tuổi) và sự khác biệt về cân nặng trung bình lúc sinh thấp (nhóm được điều trị 3.32 kg, nhóm chứng 3.42 kg; khác biệt – 0.10 kg, khoảng tin cậy 95% - (0.001 – 0.20) p  = 0.05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3) về tần suất trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân ở bách phân vị thứ 9 trở xuống, hoặc với những trẻ cần chăm sóc đặc biệt. Ở các thai phụ không điều trị, không có sự khác biệt so với nhóm chứng về mặt tuổi thai lúc sinh (p – 0.19) hoặc cân nặng lúc sinh (p = 0.72).

Bảng 3

Sinh non và các đặc điểm liên quan ở con của các phụ nữ động kinh đang điều trị (ĐĐT) và con của các phụ nữ không tiền sử động kinh (nhóm chứng)

Vấn đề

Trẻ sơ sinh ở nhóm ĐĐT

Trẻ ở nhóm chứng

Tỉ số chênh

Khoảng tin cậy


y

N

dm

y

n

dm

OR

95% CI

p

Sinh non (< 36 tuần)

18

194

6

16

289

3

1.68

0.83 – 3.37

0.15

Sinh nhẹ cân (< 2.5 kg)

13

197

8

15

275

18

1.21

0.56 – 2.60

0.69

Cân nặng lúc sinh dưới

9 percentile

14

196

8

15

275

18

1.31

0.65 – 2.73

0.56

Nhập SCBU 17

23

188

7

23

264

21

1.40

0.77 – 2.58

0.28

Tổng số trẻ sinh sống ghi nhận qua hồ sơ

218

308

y = yes, n = no, dm = data missing, p = probability, SCBU = special care baby unit

Data from twin pairs was excluded

Tỉ lệ dị tật chủ yếu ở con của các phụ nữ được điều trị (6.6%) cao hơn so với các trẻ trong nhóm chứng (2.1%) (Bảng 4), trong đó tỉ lệ cao nhất (16.7%) nằm ở những trẻ phơi nhiễm với Valproate natri (VPA) trong đa trị liệu, kế tiếp là đơn trị liệu với VPA (11.3%). Khi tất cả các trẻ phơi nhiễm với VPA (đơn hoặc đa trị liệu) được loại ra, tỉ lệ dị tật chủ yếu ở những trẻ phơi nhiễm với các thuốc chống co giật khác chỉ còn 3.0%, không khác biệt so với tỉ lệ ở nhóm chứng. Các trẻ của thai phụ không điều trị (không dùng thuốc chống động kinh nào) không khác biệt so với nhóm chứng.

Bảng 4

Tỉ lệ các dị tật bẩm sinh chủ yếu ở con của các phụ nữ động kinh đang điều trị (ĐĐT) với các thuốc chống động kinh (TCĐK) khác nhau, và phụ nữ động kinh không điều trị (KĐT), so với nhóm chứng.

Điều trị

Các dị tật chủ yếu

Tỉ số chênh

Khoảng tin cậy


Y

n

Dm

total

%

OR

95% CI

P

Nhóm chứng

6

279

30

315

2.1

-

KĐT

14

198

19

231

6.6

3.29

1.24 – 8.70

0.02


 

TCĐK

Không có

1

40

5

46

2.4

1.16

1.00a

Đơn trị liệu

10

159

16

185

5.9

2.92

1.04 – 8.20

0.06

Đa trị liệu

4

39

3

46

9.3

4.77

1.29 – 17.65

0.03


 

Đơn trị liệu

CBZ

2

64

8

74

3.0

1.45

0.23 – 7.37

0.65

VPA

6

47

4

57

11.3

5.94

1.84 – 19.19

0.01

LTG

2

35

3

40

5.4

2.66

0.52 – 13.68

0.23

khácb

0

13

1

14

0.0

-


 

Đa trị liệu

không VPA

0

19

1

20

0.0

-

có VPA

4

20

2

26

16.7

9.30

2.43 – 35.66

0.004


 

Tất cả trường hợp có điều trị

không VPA

4

131

13

148

3.0

1.42

0.39 – 5.12

0.73

có VPA

10

67

6

83

13.0

6.94

2.44 – 16.20

0.001

aFisher’s exact test,

bother monotherapies, gabapentin 2, oxazepam 1, phenytoin 7, topiramate 3, vigabatrin 1;

y = yes, n = no, dm = data missing (including major malformation in association with chromosome abnormality), % = 100y/(y + n), CBZ carbamazepine, LTG lamotrigine, VPA sodium valproate

Như vậy, ở các phụ nữ bị động kinh, 1/3 có các cơn co giật nhưng những cơn này không tăng khi thai kì tiến triển. Các trường hợp phải ở lại bệnh viện theo dõi qua đêm không thường gặp và hiếm có trường hợp chấn thương. Tỉ lệ các thai kì có biến chứng tăng nhưng hầu hết các phụ nữ có chuyển dạ bình thường.

Tỉ lệ dị tật bẩm sinh chủ yếu cao hơn, đặc biệt với các thai kì phơi nhiễm valproate. Tử vong thai/trẻ sơ sinh tăng, và điều này không có mối liên quan chuyên biệt với sự phơi nhiễm của bất kì thuốc chống co giật nào.

Điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây là nghiên cứu này sử dụng một nhóm chứng bao gồm những phụ nữ không bị động kinh được chọn lựa chuyên cho mục đích nghiên cứu. Số các phụ nữ được chọn cũng cho thấy những khác biệt rõ về thống kê và lâm sàng. Cũng theo các tác giả, cần có các nghiên cứu tiền cứu cỡ mẫu thích đáng, và với một nhóm chứng tương ứng, tập trung không chỉ vào kết cục tức thời của thai kì những cả vào sự phát triển dài hạn của trẻ.

Động kinh là rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Động kinh và điều trị động kinh có nhiểu ảnh hưởng đến thai kì cũng như các kết cục sản khoa và kết cục sơ sinh. Hiểu rõ các ảnh hưởng này sẽ giúp quá trình tư vấn và quản lý thai kì tốt hơn, cũng như tạo sự yên tâm cho các phụ nữ động kinh khi mang thai. Mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân động kinh và giúp họ hòa nhập xã hội một cách tốt nhất. Điều này cần có sự hợp tác của nhiều chuyên khoa khác nhau trong quá trình chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Nguồn: Pregnancy with epilepsy: obstetric and neonatal outcome of a controlled study

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2823982/?tool=pmcentrez

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ối vỡ sớm, ối vỡ non - Ngày đăng: 26-07-2011
Nhiễm Listeria và thai kỳ - Ngày đăng: 29-09-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK