BS CKII Trương Minh Kiển
TÓM TẮT
Dùng misoprostol để tống thai chết trong tử cung 3 tháng đầu đã được nghiên cứu ứng dụng tại khoa sản bệnh viện đa khoa Trung ương Cần thơ từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010.
Kết quả: 89,6% thai sẩy tự nhiên hoàn toàn không dùng thêm một biện pháp nào. Sẩy không trọn còn sót nhau là 7,79%. Hai trường hợp còn nguyên thai chiếm 2,59%. Không có tai biến hay biến chứng nào trầm trọng.
Số bệnh nhân hài lòng là 88,3%, 90,90% bệnh nhân giới thiệu phương pháp này cho người quen. Các tác dụng phụ chỉ nhẹ và thoáng qua.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt thời kỳ thai nghén, mặc dù thai nhi được mẹ nuôi dưỡng và bảo vệ nghiêm ngặt nhưng thai vẫn có thể chết ở bất kỳ thời điểm nào vì nhiều nguyên nhân khác nhau.Trước đây xử thai chết trong tử cung trong 3 tháng đầu là nong nạo buồng tử cung.Thủ thuật này tương đối an toàn khi được thực hiện bởi người được đào tạo và có kinh nghiệm. Tuy nhiên một số tai biến có thể xảy ra như tổn thương tử cung do nong nạo, rách cổ tử cung, nhiễm trùng sinh dục hay vô sinh sau này…Ngày nay thực hành y khoa ngày càng hướng tới khuynh hướng ít xâm lấn trong điều trị, người ta tìm kiếm những phương pháp điều trị nội khoa dần thay cho những thủ thuật, để khắc phục những tai biến và biến chứng trên.
Gần đây, việc sử dụng misoprostol trong điều trị những trường hợp thai chết trong tử cung cũng như sẩy thai không trọn để làm sạch lòng tử cung được nghiên cứu với những kết quả khích lệ
Việc xác định đường dùng, liều dùng, phác đồ sử dụng phù hợp, cũng như hiệu quả, tác dụng phụ của misoprostol trên đối tượng bệnh nhân này là điều cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề còn chưa thống nhất là liều lượng thuốc và cách dùng như thế nào để có hiệu quả và giảm tối đa tỉ lệ tai biến cũng như tác dụng phụ của thuốc.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng misoprostol chấm dứt thai kỳ trên thai chết trong tử cung ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần thơ ” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả tống thai chết trong tử cung 3 tháng đầu thai kỳ của misoprostol
2. Đánh giá độ an toàn cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với phương pháp
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân vào viện được chẩn đoán thai chết trong tử cung 3 tháng đầu từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 có các điều kiện sau :
- Tuổi thai ở vào khoảng 3 tháng đầu (tức ≤12 tuần) tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.
- Đã được chẩn đoán xác định thai chết trong tử cung bằng khám lâm sàng và cận lâm sàng.
- Đồng ý sử dụng thuốc misoprostol đặt âm đạo để tống thai và hợp tác với nhân viên y tế trong việc theo dõi quá trình điều trị.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân nào có ít nhất một trong các điều kiện sau đây không được đưa vào nghiên cứu.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với misoprostol hoặc các prostaglandin khác.
-
Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như :
- Bệnh lý tim mạch.
- Hen phế quản.
- Bệnh lý tuyến thượng thận.
- Rối loạn đông máu không phải do thai chết trong tử cung.
- Bệnh rối loạn tâm thần.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Vật liệu nghiên cứu
- Thuốc: Misoprostol viên 200mcg
- Bộ dụng cụ hút nạo buồng tử cung khi thất bại hoặc có tai biến
- Máy siêu âm trắng đen, máy xét nghiệm hóa học, sinh hóa
Cách tiến hành
- Tất cả các bệnh có dấu hiệu bệnh lý nội khoa lúc vào viện đều được điều trị ổn định trước khi bắt đầu dùng thuốc.
- Bệnh nhân được giải thích rõ về việc dùng thuốc để tống thai chết trong tử cung và chấp nhận sử dụng.
-
Ghi nhận trước khi dùng thuốc:
- Tình trạng toàn thân của bệnh nhân
- Huyết áp, mạch, nhiệt độ, cân nặng, chiều cao.
- Đánh giá cổ tử cung, tính chất của cổ tử cung, tất cả ghi vào phiếu theo dõi.
-
Qui trình sử dụng thuốc và theo dõi như sau:
- Bệnh nhân tắm rửa, vệ sinh âm đạo
- Đặt misoprostol 200mcg x 2 viên vào túi cùng sau âm đạo sau khi đã làm ướt viên thuốc, liều lặp lại sau 24 giờ nếu thai chưa sẩy.
Đánh giá kết quả
Khi thai chết trong tử cung được tống ra khỏi buồng tử cung bằng chính phương pháp misoprostol sau một hoặc hai lần đặt thuốc.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu nghiên cứu được xử lý phần mềm SPSS phiên bản 11.5, tỉ lệ phần trăm được dùng để tính tần suất xuất hiện bảng 2x2 để so sánh 2 nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
KẾT QUẢ
Tuổi thai phụ
Bảng 4.1 Phân bố thai chết trong tử cung theo tuổi mẹ
Tuổi |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
<20 |
8 |
10,4 |
20-24 |
15 |
19,5 |
25-29 |
18 |
23,4 |
30-34 |
17 |
22,1 |
≥35 |
19 |
24,7 |
Tổng số |
77 |
100 |
Tuổi trung bình: 29,14
Tuổi thấp nhất: 16
Tuổi cao nhất: 50
Nhận xét: Nhóm tuổi chiếm đa số từ 25 đến 34 tuổi chiếm 45,5% phù hợp với lứa tuổi sinh đẻ hiện nay p>0,05, và trong nghiên cứu này gặp một trường hợp ở người 16 tuổi và 50 tuổi. Như vậy thai chết trong tử cung có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào trong độ tuổi sinh đẻ.
Địa dư
Bảng 4.2 Phân bố thai chết trong tử cung theo địa dư
Nơi sống |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Nông thôn |
47 |
61 |
Thành thị |
30 |
39 |
Tổng số |
77 |
100 |
Nhận xét: Tỉ lệ thai chết trong tử cung ở nông thôn (61%) cao hơn thành thị (39%), p>0,05
Nghề nghiệp
Bảng 4.3 Phân bố thai chết trong tử cung theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Công nhân viên chức |
27 |
35,1 |
Làm ruộng |
16 |
20,8 |
Nội trợ |
17 |
22,1 |
Khác |
17 |
22,1 |
Tổng |
77 |
100 |
Nhận xét: Qua bảng này ta thấy công nhân viên chức chiếm đa số 35,1%, p>0,05; ngoài ra các nghề khác như làm ruộng, nội trợ chiếm tỉ lệ đáng kể.
Trình độ học vấn
Bảng 4.4 Phân bố thai chết trong tử cung theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Cấp I |
5 |
6,5 |
Cấp II |
38 |
49,4 |
Cấp III |
14 |
18,2 |
Cao đẳng và đại học |
20 |
26 |
Tổng |
77 |
100 |
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ thai chết trong tử cung chiếm đa số ở những bà mẹ có trình độ học vấn cấp II (49,4%), p<0,05. Nghiên cứu này phù hợp với học vấn vùng ĐBSCL.
Tiền sử sinh sản
Bảng 4.5 Phân bố thai chết trong tử cung theo tiền sử sinh sản
Tiền sử sinh sản |
Số bệnh nhân |
Tỉ lệ % |
Con so |
33 |
42,9 |
Con rạ |
44 |
57,1 |
Tổng số |
77 |
100 |
Nhận xét: Thai chết trong tử cung gặp ở người con rạ nhiều hơn (57,1%), trong khi con so chiếm 42,9%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Phân bố theo tiền sử sản khoa
Bảng 4.6 Phân bố TCTTC theo tiền sử sản khoa
Tiền sử sản khoa |
Số bệnh nhân |
Tỉ lệ % |
Sinh thường |
24 |
31,2 |
Sẩy thai |
20 |
26 |
Mổ bắt con |
0 |
0 |
Không có thai |
33 |
42,9 |
Tổng |
77 |
100 |
Nhận xét: Tỉ lệ thai chết trong tử cung gặp ở người có tiền sử sinh thường chiếm tỉ lệ cao nhất 31,2% tuy nhiên sẩy thai cũng chiếm tỉ lệ khá cao.
Tỉ lệ thành công chung
Bảng 4.7 Tỉ lệ thành công của phương pháp
Đánh giá |
Số bệnh nhân |
Tỉ lệ % |
Thành công |
69 |
89,61 |
Thất bại |
8 |
10,39 |
Tổng số |
77 |
100 |
Nhận xét: Tỉ lệ thành công của phương pháp misoprostol là 89,61%
Tỉ lệ thành công theo tiền sử sinh sản
Bảng 4.8 Tỉ lệ thành công theo tiền sử sinh sản
Kết quả |
Con so |
Con rạ |
||
N=33 |
% |
N=44 |
% |
|
Thành công |
29 |
87,9 |
40 |
90,9 |
Thất bại |
4 |
12,1 |
4 |
9,1 |
Nhận xét: Nhóm con rạ có tỉ lệ thành công cao hơn con so (p>0,05)
Bảng 4.9 Tỉ lệ thành công theo tiền sử sản khoa
Kết quả |
Sinh thường |
Sẩy thai |
Chưa sinh |
|||
Thành công |
23 |
95,8% |
17 |
85% |
29 |
87,9% |
Thất bại |
1 |
4,2% |
3 |
15% |
4 |
12,1% |
Nhận xét: Tỉ lệ thành công theo tiền sử sản khoa khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 4.10 Tỉ lệ sẩy thai so với tuổi thai
Tuổi thai (tuần) |
Số lượng |
Tỉ lệ |
Tổng số |
||
Sẩy trọn |
Sẩy không trọn |
Sẩy trọn |
Sẩy không trọn |
||
5 - 7 |
14 |
1 |
93,3 |
6,7 |
15 |
8 – 9 |
41 |
3 |
93,2 |
6,8 |
44 |
10 – 12 |
14 |
2 |
87,5 |
12,5 |
16 |
|
69 |
6 |
|
|
75 |
Nhận xét: Sẩy trọn và sẩy không trọn so với tuổi thai không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...