Tin tức
on Monday 14-04-2025 3:05am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation - SDF) là một yếu tố nguy cơ gây giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Phân mảnh DNA có thể xuất hiện trong giai đoạn sinh tinh tại tinh hoàn hoặc sau đó do tác động từ môi trường ngoài. Một số nghiên cứu cho thấy SDF cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng phôi và kết quả điều trị như làm giảm tỉ lệ thụ tinh, giảm tỉ lệ mang thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai. Để cải thiện tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng, một số biện pháp đã được đề xuất nhằm cải thiện hoặc chọn lọc tinh trùng có DNA với tính toàn vẹn cao hơn. Những giải pháp này bao gồm điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, sử dụng chất chống oxy hóa, tăng tần suất xuất tinh, hoặc kết hợp với các kỹ thuật lựa chọn tinh trùng tiên tiến như MACS, vi dòng chảy, hoặc các phiên bản ICSI cải tiến như PICSI hoặc IMSI. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện kết quả sinh sản từ các biện pháp này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Gần đây, việc sử dụng tinh trùng lấy từ tinh hoàn thay vì từ xuất tinh trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở những người có SDF cao hoặc thiểu tinh nặng, nhất là khi đã thất bại ICSI trước đó.
Cơ sở cho phương pháp này là do tinh trùng trong tinh hoàn có mức tổn thương DNA thấp hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy quá trình di chuyển của tinh trùng qua hệ thống sinh dục nam làm tăng tổn thương DNA do tác động của các gốc oxy hóa. Điều này được khẳng định qua các nghiên cứu so sánh trực tiếp SDF giữa tinh trùng từ tinh hoàn và tinh trùng xuất tinh của cùng một người. Vì vậy, việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thể giúp tránh các tổn thương xảy ra sau khi tinh trùng rời khỏi tinh hoàn. Nghiên cứu đầu tiên về chủ đề trên vào năm 2005 đã cho thấy tinh trùng lấy từ tinh hoàn có mức SDF thấp hơn và kết quả điều trị cải thiện rõ rệt. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục ghi nhận tỉ lệ mang thai và sinh sống cao hơn, mặc dù tỷ lệ thụ tinh không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Hơn nữa, bốn tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã chỉ ra rằng ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thể mang lại kết quả sinh sản tốt hơn so với sử dụng tinh trùng từ xuất tinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phân tích này vẫn còn một số hạn chế do chất lượng nghiên cứu chưa cao, số lượng nghiên cứu còn ít và sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp cái nhìn tổng quan và cập nhật nhất nhằm định hướng các quyết định lâm sàng, đặc biệt là đối với những trường hợp không bị vô tinh nhưng có mức SDF cao, đã thất bại ICSI trước đó hoặc gặp phải tình trạng thiểu tinh nghiêm trọng.
Phương pháp nghiên cứu
Một tìm kiếm có hệ thống đã được thực hiện trên Pubmed, Scopus, Web of Science (WoS), Medline. Các nghiên cứu ban đầu được đưa vào tổng quan hệ thống và phân tích gộp trên bao gồm những nghiên cứu trong đó: (i) nam giới được chẩn đoán tăng SDF, (ii) các chu kỳ ICSI được thực hiện với tinh trùng xuất tinh (E-ICSI) được so sánh với các chu kỳ ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn (T-ICSI); (iii) nam giới được đưa vào nghiên cứu đã được phân tích SDF trong tinh dịch xuất tinh và tinh trùng tinh hoàn; và (iv) nam giới đã từng thất bại với ICSI với tinh dịch xuất tinh và/hoặc vô sinh nghiêm trọng (thiểu tinh hoặc ≤15 triệu tinh trùng/mL). Các nghiên cứu liên quan đến nam giới bị vô tinh, nam giới không đánh giá SDF trong tinh dịch xuất tinh và/hoặc tinh hoàn, và sử dụng các phương pháp lựa chọn tinh trùng bổ sung (PICSI, MACS, vi dòng chảy, v.v.) đã bị loại khỏi quá trình lựa chọn. Kết quả chính là tỉ lệ trẻ sinh sống. Các kết quả phụ là mức SDF, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sảy thai.
Kết quả nghiên cứu
Tóm lại, việc sử dụng tinh trùng lấy từ tinh hoàn ở những nam giới có mức phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) cao trong mẫu xuất tinh, thiểu tinh hoặc đã từng thất bại với các chu kỳ ICSI trước đó đã cho thấy tiềm năng cải thiện kết quả sinh sản. Cụ thể, chiến lược này giúp chọn lọc được tinh trùng có tổn thương DNA thấp hơn, từ đó góp phần tăng tỉ lệ mang thai, giảm tỉ lệ sảy thai và nâng cao tỉ lệ trẻ sinh sống.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều có nguy cơ sai lệch từ trung bình đến cao, hạn chế độ tin cậy của kết luận. Một số tổng quan hệ thống gần đây cũng ghi nhận những kết quả tích cực tương tự, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng chất lượng và số lượng bằng chứng còn hạn chế, làm giảm mức độ khuyến nghị cho thực hành lâm sàng. Vì vậy, cần có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) được thiết kế chặt chẽ và chuẩn hóa để xác định rõ ràng liệu việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thực sự cải thiện kết quả ICSI ở nam giới có SDF cao hay không. Cho đến khi có được bằng chứng mạnh mẽ hơn, việc sử dụng tinh trùng có nguồn gốc từ tinh hoàn chỉ nên được xem xét ở những trường hợp nam giới có SDF cao, sau khi đã thất bại với các phương pháp điều trị khác nhằm giảm SDF như sử dụng chất chống oxy hóa, thay đổi lối sống hoặc các kỹ thuật chọn lọc tinh trùng tiên tiến.
Nguồn: Cano-Extremera, M., Hervas, I., Gisbert Iranzo, A., Falquet Guillem, M., Gil Juliá, M., Navarro-Gomezlechon, A., ... & Garrido Puchalt, N. (2025). Superior Live Birth Rates, Reducing Sperm DNA Fragmentation (SDF), and Lowering Miscarriage Rates by Using Testicular Sperm Versus Ejaculates in Intracytoplasmic Sperm Injection (ICSI) Cycles from Couples with High SDF: A Systematic Review and Meta-Analysis. Biology, 14(2), 130.
Giới thiệu chung
Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation - SDF) là một yếu tố nguy cơ gây giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Phân mảnh DNA có thể xuất hiện trong giai đoạn sinh tinh tại tinh hoàn hoặc sau đó do tác động từ môi trường ngoài. Một số nghiên cứu cho thấy SDF cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng phôi và kết quả điều trị như làm giảm tỉ lệ thụ tinh, giảm tỉ lệ mang thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai. Để cải thiện tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng, một số biện pháp đã được đề xuất nhằm cải thiện hoặc chọn lọc tinh trùng có DNA với tính toàn vẹn cao hơn. Những giải pháp này bao gồm điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, sử dụng chất chống oxy hóa, tăng tần suất xuất tinh, hoặc kết hợp với các kỹ thuật lựa chọn tinh trùng tiên tiến như MACS, vi dòng chảy, hoặc các phiên bản ICSI cải tiến như PICSI hoặc IMSI. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện kết quả sinh sản từ các biện pháp này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Gần đây, việc sử dụng tinh trùng lấy từ tinh hoàn thay vì từ xuất tinh trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở những người có SDF cao hoặc thiểu tinh nặng, nhất là khi đã thất bại ICSI trước đó.
Cơ sở cho phương pháp này là do tinh trùng trong tinh hoàn có mức tổn thương DNA thấp hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy quá trình di chuyển của tinh trùng qua hệ thống sinh dục nam làm tăng tổn thương DNA do tác động của các gốc oxy hóa. Điều này được khẳng định qua các nghiên cứu so sánh trực tiếp SDF giữa tinh trùng từ tinh hoàn và tinh trùng xuất tinh của cùng một người. Vì vậy, việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thể giúp tránh các tổn thương xảy ra sau khi tinh trùng rời khỏi tinh hoàn. Nghiên cứu đầu tiên về chủ đề trên vào năm 2005 đã cho thấy tinh trùng lấy từ tinh hoàn có mức SDF thấp hơn và kết quả điều trị cải thiện rõ rệt. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục ghi nhận tỉ lệ mang thai và sinh sống cao hơn, mặc dù tỷ lệ thụ tinh không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Hơn nữa, bốn tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã chỉ ra rằng ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thể mang lại kết quả sinh sản tốt hơn so với sử dụng tinh trùng từ xuất tinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phân tích này vẫn còn một số hạn chế do chất lượng nghiên cứu chưa cao, số lượng nghiên cứu còn ít và sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp cái nhìn tổng quan và cập nhật nhất nhằm định hướng các quyết định lâm sàng, đặc biệt là đối với những trường hợp không bị vô tinh nhưng có mức SDF cao, đã thất bại ICSI trước đó hoặc gặp phải tình trạng thiểu tinh nghiêm trọng.
Phương pháp nghiên cứu
Một tìm kiếm có hệ thống đã được thực hiện trên Pubmed, Scopus, Web of Science (WoS), Medline. Các nghiên cứu ban đầu được đưa vào tổng quan hệ thống và phân tích gộp trên bao gồm những nghiên cứu trong đó: (i) nam giới được chẩn đoán tăng SDF, (ii) các chu kỳ ICSI được thực hiện với tinh trùng xuất tinh (E-ICSI) được so sánh với các chu kỳ ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn (T-ICSI); (iii) nam giới được đưa vào nghiên cứu đã được phân tích SDF trong tinh dịch xuất tinh và tinh trùng tinh hoàn; và (iv) nam giới đã từng thất bại với ICSI với tinh dịch xuất tinh và/hoặc vô sinh nghiêm trọng (thiểu tinh hoặc ≤15 triệu tinh trùng/mL). Các nghiên cứu liên quan đến nam giới bị vô tinh, nam giới không đánh giá SDF trong tinh dịch xuất tinh và/hoặc tinh hoàn, và sử dụng các phương pháp lựa chọn tinh trùng bổ sung (PICSI, MACS, vi dòng chảy, v.v.) đã bị loại khỏi quá trình lựa chọn. Kết quả chính là tỉ lệ trẻ sinh sống. Các kết quả phụ là mức SDF, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sảy thai.
Kết quả nghiên cứu
- Trong tổng số mười ba nghiên cứu được đưa tổng quan trên, bảy nghiên cứu là hồi cứu, năm nghiên cứu có thiết kế tiến cứu và nghiên cứu cuối cùng là nghiên cứu loạt ca bệnh.
- Đánh giá theo cặp của SDF cho thấy SDF thấp hơn đáng kể trong tinh trùng tinh hoàn so với tinh trùng xuất tinh (MD = −25,42 [−31,47, −17,30], p < 0,00001).
- Mặc dù không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ thụ tinh được quan sát thấy trong các chu kỳ T-ICSI nói chung (OR = 0,94 [0,74, 1,20]), một phân tích nhóm cho thấy tỉ lệ thụ tinh cao hơn đáng kể với T-ICSI ở những nam giới bị thiểu tinh và không có lần ICSI thất bại trước đó (OR = 0,61 [0,52, 0,71], p < 0,00001).
- Tỉ lệ thai lâm sàng ở các chu kỳ T-ICSI cao hơn đáng kể (OR = 2,13 [1,35, 3,36], p < 0,001; n = 540), cùng với tỉ lệ sẩy thai thấp hơn đáng kể (OR = 0,31 [0,14, 0,70], p = 0,004; n = 35) và tỉ lệ trẻ sinh sống tăng (OR = 2,40 [1,32, 4,36], p = 0,004; n = 446 ET) so với nhóm E-ICSI.
Tóm lại, việc sử dụng tinh trùng lấy từ tinh hoàn ở những nam giới có mức phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) cao trong mẫu xuất tinh, thiểu tinh hoặc đã từng thất bại với các chu kỳ ICSI trước đó đã cho thấy tiềm năng cải thiện kết quả sinh sản. Cụ thể, chiến lược này giúp chọn lọc được tinh trùng có tổn thương DNA thấp hơn, từ đó góp phần tăng tỉ lệ mang thai, giảm tỉ lệ sảy thai và nâng cao tỉ lệ trẻ sinh sống.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều có nguy cơ sai lệch từ trung bình đến cao, hạn chế độ tin cậy của kết luận. Một số tổng quan hệ thống gần đây cũng ghi nhận những kết quả tích cực tương tự, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng chất lượng và số lượng bằng chứng còn hạn chế, làm giảm mức độ khuyến nghị cho thực hành lâm sàng. Vì vậy, cần có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) được thiết kế chặt chẽ và chuẩn hóa để xác định rõ ràng liệu việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn có thực sự cải thiện kết quả ICSI ở nam giới có SDF cao hay không. Cho đến khi có được bằng chứng mạnh mẽ hơn, việc sử dụng tinh trùng có nguồn gốc từ tinh hoàn chỉ nên được xem xét ở những trường hợp nam giới có SDF cao, sau khi đã thất bại với các phương pháp điều trị khác nhằm giảm SDF như sử dụng chất chống oxy hóa, thay đổi lối sống hoặc các kỹ thuật chọn lọc tinh trùng tiên tiến.
Nguồn: Cano-Extremera, M., Hervas, I., Gisbert Iranzo, A., Falquet Guillem, M., Gil Juliá, M., Navarro-Gomezlechon, A., ... & Garrido Puchalt, N. (2025). Superior Live Birth Rates, Reducing Sperm DNA Fragmentation (SDF), and Lowering Miscarriage Rates by Using Testicular Sperm Versus Ejaculates in Intracytoplasmic Sperm Injection (ICSI) Cycles from Couples with High SDF: A Systematic Review and Meta-Analysis. Biology, 14(2), 130.
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK