Tin tức
on Sunday 13-04-2025 2:44pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Thị Hoa Phượng – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự khởi phát của việc tăng huyết áp và protein niệu sau tuần thứ 20 của thai kỳ ở phụ nữ trước đó có huyết áp bình thường. Mặc dù căn nguyên chính xác của tiền sản giật vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng sự phát triển bất thường của nhau thai và hệ thống mạch máu nhau thai được cho là đóng một vai trò then chốt. Nhau thai, cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thông qua vị trí bám vào tử cung và vị trí dây rốn bám vào bề mặt nhau thai.
Vị trí nhau thai bám có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu nhau thai và sự phát triển mạch máu. Chẳng hạn như, nhau thai bám mặt trước, có thể liên quan đến tỷ lệ mắc các biến chứng thai kỳ khác nhiều hơn so với nhau thai bám mặt sau. Tương tự, vị trí dây rốn bám vào nhau thai có thể tác động đến của quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai nhi. Ví dụ, dây rốn bám màng, có khả năng làm tăng nguy cơ các biến chứng như thai chậm phát triển và xuất huyết khi sinh.
Vì vậy, nghiên cứu của Kim và cộng sự (2024) đã tập trung vào việc khảo sát mối liên quan giữa vị trí nhau thai và vị trí dây rốn bám vào và nguy cơ phát triển tiền sản giật, mục tiêu của nghiên cứu này là làm sáng tỏ liệu những đặc điểm hình thái này của nhau thai có thể đóng vai trò như những yếu tố tiên lượng tiềm năng cho tiền sản giật hay không.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu này là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Bệnh viện Seoul St. Mary's của Đại học Công giáo Hàn Quốc. Dựa vào nguồn dữ liệu hồi cứu được thu thập từ hồ sơ bệnh án của các sản phụ, nghiên cứu đã so sánh hai nhóm dựa trên vị trí nhau thai bám: nhóm nhau thai bám mặt trước và nhóm nhau thai bám mặt sau. Tổng cộng 2219 phụ nữ mang thai được nghiên cứu, với 1133 người có nhau thai bám mặt trước và 1086 người có nhau thai bám mặt sau. Các dữ liệu được thu thập bao gồm trung bình tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai, tỷ lệ hút thuốc, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ tăng huyết áp mãn tính, các bệnh về khớp, bệnh thận, bệnh huyết học và vị trí dây rốn bám. Vị trí dây rốn bám được phân loại thành ba loại: bám trung tâm, bám mép (marginal) và bám màng (velamentous). Vị trí nhau thai: bám mặt trước và mặt sau. Trong nhóm nhau thai bám mặt trước (n=1133), 1072 trường hợp (94,62%) có dây rốn bám trung tâm, 54 trường hợp (4,77%) có dây rốn bám mép và 7 trường hợp (0,62%) có dây rốn bám màng. Trong nhóm nhau thai bám mặt sau (n=1086), 1038 trường hợp (95,58%) có dây rốn bám trung tâm, 42 trường hợp (3,87%) có dây rốn bám mép và 6 trường hợp (0,55%) có dây rốn bám màng.
Để đánh giá mối liên quan giữa vị trí nhau thai, vị trí dây rốn bám và tiền sản giật, phân tích hồi quy đơn biến và đa biến đã được thực hiện. Kết quả bao gồm tỷ số chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI) và p value.
Kết quả
Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong kết quả thống kê về BMI trước khi mang thai giữa nhóm nhau thai bám mặt trước (33,78 ± 4,00 kg/m²) và nhóm nhau thai bám mặt sau (33,66 ± 3,81 kg/m²) (p = 0,0123). Không có sự khác biệt đáng kể về thống kê nào được quan sát thấy đối với tuổi mẹ, tỷ lệ hút thuốc, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc bệnh huyết học giữa hai nhóm. Tỷ lệ các vị trí dây rốn bám (trung tâm, mép, bám màng) cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm vị trí nhau thai (p = 0,568).
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đơn biến và đa biến để dự đoán tiền sản giật, tuổi mẹ (OR 1,08; 95% CI 1,03–1,13; p = 0,002), BMI trước khi mang thai (OR 1,19; 95% CI 1,13–1,24; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 2,13; 95% CI 1,33–3,41; p = 0,002), đái tháo đường thai kỳ (OR 5,44; 95% CI 1,96–15,12; p = 0,001), tăng huyết áp mãn tính (OR 10,90; 95% CI 3,52–34,0; p < 0,0001), bệnh thận (OR 10,33; 95% CI 0,02–0,41; p = 0,002), bệnh huyết học (OR 5,69; 95% CI 1,14–28,48; p = 0,035) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR 3,32; 95% CI 1,80–6,19; p = 0,0002) đều có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ tiền sản giật.
Trong mô hình đa biến I, sau khi điều chỉnh cho tất cả các biến số được liệt kê ở trên, BMI trước khi mang thai (OR 1,15; 95% CI 1,10–1,21; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 1,86; 95% CI 1,11–3,11; p = 0,019), tăng huyết áp mãn tính (OR 5,76; 95% CI 1,63–20,36; p = 0,007), bệnh thận (OR 10,50; 95% CI 2,25–49,09; p = 0,003) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR 3,64; 95% CI 1,90–6,97; p < 0,0001) vẫn là những yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật. Mô hình đa biến II cho thấy BMI trước khi mang thai (OR 1,15; 95% CI 1,09–1,21; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 1,76; 95% CI 1,04–3,00; p = 0,036), tăng huyết áp mãn tính (OR 6,70; 95% CI 1,77–25,32; p = 0,005), bệnh thận (OR 12,20; 95% CI 2,28–65,4; p = 0,004) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR không được hiển thị) vẫn có ý nghĩa thống kê. Điều quan trọng cần lưu ý là vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không được tìm thấy là có liên quan đáng kể đến nguy cơ tiền sản giật trong cả phân tích đơn biến và đa biến. Vị trí dây rốn bám màng không được đưa vào phân tích đa biến có thể do số lượng trường hợp quá ít (7 trường hợp nhau thai bám mặt trước và 6 trường hợp nhau thai bám mặt sau).
Bàn luận
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của Kim và cộng sự (2024) đã phân tích mối liên quan giữa vị trí nhau thai và vị trí dây rốn bám vào với nguy cơ tiền sản giật. Kết quả chính cho thấy rằng vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không liên quan đến nguy cơ phát triển tiền sản giật .... Phát hiện này gợi ý rằng vị trí bám của nhau thai trên thành tử cung, ít nhất là theo phân loại mặt trước và mặt sau, có thể không phải là một yếu tố dự đoán quan trọng đối với tiền sản giật.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa vị trí dây rốn bám mép (so với vị trí trung tâm) và tăng nguy cơ tiền sản giật. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy vị trí dây rốn bám mép là một yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật, với OR khoảng 3.64 (95% CI 1.90–6.97, p < 0.0001). Điều này gợi ý rằng vị trí dây rốn bám lệch tâm có thể liên quan đến sự phát triển của tiền sản giật. Một lời giải thích tiềm năng cho mối liên hệ này có thể là vị trí dây rốn bám mép có thể dẫn đến tưới máu nhau thai kém hiệu quả hơn hoặc tăng nguy cơ tổn thương mạch máu nhau thai, từ đó góp phần vào sinh bệnh học của tiền sản giật.
Nghiên cứu cũng xác nhận các yếu tố nguy cơ khác có liên quan với tiền sản giật, chẳng hạn như BMI trước khi mang thai cao, tiền sử thụ tinh trong ống nghiệm, tăng huyết áp mãn tính và bệnh thận. Những yếu tố này vẫn là những yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật trong phân tích đa biến, củng cố vai trò của chúng trong việc xác định sản phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao.
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại một bệnh viện tuyến cuối duy nhất, điều này hạn chế khả năng tổng quát hóa các phát hiện cho một cỡ mẫu lớn hơn. Các đặc điểm của cỡ mẫu nhóm nghiên cứu chỉ tại một bệnh viện duy nhất có thể khác với phần chung phụ nữ mang thai. Thứ hai, việc thiếu một hệ thống phân loại tiêu chuẩn hóa cho vị trí nhau thai có thể gây khó khăn cho việc phân loại chính xác và nhất quán vị trí nhau thai. Thứ ba, số lượng trường hợp dây rốn bám màng tương đối nhỏ, điều này có thể đã hạn chế khả năng đánh giá một cách mạnh mẽ mối liên quan của nó với tiền sản giật trong phân tích đa biến.
Song song đó, nghiên cứu vẫn cung cấp những bằng chứng xác thực về mối liên quan giữa các đặc điểm của nhau thai và tiền sản giật. Phát hiện về mối liên hệ giữa vị trí dây rốn bám mép và tăng nguy cơ tiền sản giật là một đóng góp đáng chú ý và cần được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn và đa trung tâm.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này cho thấy rằng vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không có mối liên quan đáng kể đến nguy cơ phát triển tiền sản giật.... Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vị trí dây rốn bám mép có liên quan đến tăng nguy cơ tiền sản giật, cho thấy đây có thể là một yếu tố cần được xem xét trong việc đánh giá nguy cơ tiền sản giật. Nghiên cứu cũng tái khẳng định vai trò của BMI trước khi mang thai cao, tiền sử thụ tinh trong ống nghiệm, tăng huyết áp mãn tính và bệnh thận là những yếu tố nguy cơ độc lập đối với tiền sản giật. Cần có thêm các nghiên cứu để cũng cố vững chắc hơn cho kết luận này.
Kim, O., Hong, S., Park, I. Y., & Ko, H. S. (2024). Association between placental location and cord insertion site with pre-eclampsia: a retrospective cohort study. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 37(1), 2306189.
Giới thiệu
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự khởi phát của việc tăng huyết áp và protein niệu sau tuần thứ 20 của thai kỳ ở phụ nữ trước đó có huyết áp bình thường. Mặc dù căn nguyên chính xác của tiền sản giật vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng sự phát triển bất thường của nhau thai và hệ thống mạch máu nhau thai được cho là đóng một vai trò then chốt. Nhau thai, cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thông qua vị trí bám vào tử cung và vị trí dây rốn bám vào bề mặt nhau thai.
Vị trí nhau thai bám có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu nhau thai và sự phát triển mạch máu. Chẳng hạn như, nhau thai bám mặt trước, có thể liên quan đến tỷ lệ mắc các biến chứng thai kỳ khác nhiều hơn so với nhau thai bám mặt sau. Tương tự, vị trí dây rốn bám vào nhau thai có thể tác động đến của quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai nhi. Ví dụ, dây rốn bám màng, có khả năng làm tăng nguy cơ các biến chứng như thai chậm phát triển và xuất huyết khi sinh.
Vì vậy, nghiên cứu của Kim và cộng sự (2024) đã tập trung vào việc khảo sát mối liên quan giữa vị trí nhau thai và vị trí dây rốn bám vào và nguy cơ phát triển tiền sản giật, mục tiêu của nghiên cứu này là làm sáng tỏ liệu những đặc điểm hình thái này của nhau thai có thể đóng vai trò như những yếu tố tiên lượng tiềm năng cho tiền sản giật hay không.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu này là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Bệnh viện Seoul St. Mary's của Đại học Công giáo Hàn Quốc. Dựa vào nguồn dữ liệu hồi cứu được thu thập từ hồ sơ bệnh án của các sản phụ, nghiên cứu đã so sánh hai nhóm dựa trên vị trí nhau thai bám: nhóm nhau thai bám mặt trước và nhóm nhau thai bám mặt sau. Tổng cộng 2219 phụ nữ mang thai được nghiên cứu, với 1133 người có nhau thai bám mặt trước và 1086 người có nhau thai bám mặt sau. Các dữ liệu được thu thập bao gồm trung bình tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai, tỷ lệ hút thuốc, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ tăng huyết áp mãn tính, các bệnh về khớp, bệnh thận, bệnh huyết học và vị trí dây rốn bám. Vị trí dây rốn bám được phân loại thành ba loại: bám trung tâm, bám mép (marginal) và bám màng (velamentous). Vị trí nhau thai: bám mặt trước và mặt sau. Trong nhóm nhau thai bám mặt trước (n=1133), 1072 trường hợp (94,62%) có dây rốn bám trung tâm, 54 trường hợp (4,77%) có dây rốn bám mép và 7 trường hợp (0,62%) có dây rốn bám màng. Trong nhóm nhau thai bám mặt sau (n=1086), 1038 trường hợp (95,58%) có dây rốn bám trung tâm, 42 trường hợp (3,87%) có dây rốn bám mép và 6 trường hợp (0,55%) có dây rốn bám màng.
Để đánh giá mối liên quan giữa vị trí nhau thai, vị trí dây rốn bám và tiền sản giật, phân tích hồi quy đơn biến và đa biến đã được thực hiện. Kết quả bao gồm tỷ số chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI) và p value.
Kết quả
Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong kết quả thống kê về BMI trước khi mang thai giữa nhóm nhau thai bám mặt trước (33,78 ± 4,00 kg/m²) và nhóm nhau thai bám mặt sau (33,66 ± 3,81 kg/m²) (p = 0,0123). Không có sự khác biệt đáng kể về thống kê nào được quan sát thấy đối với tuổi mẹ, tỷ lệ hút thuốc, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc bệnh huyết học giữa hai nhóm. Tỷ lệ các vị trí dây rốn bám (trung tâm, mép, bám màng) cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm vị trí nhau thai (p = 0,568).
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đơn biến và đa biến để dự đoán tiền sản giật, tuổi mẹ (OR 1,08; 95% CI 1,03–1,13; p = 0,002), BMI trước khi mang thai (OR 1,19; 95% CI 1,13–1,24; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 2,13; 95% CI 1,33–3,41; p = 0,002), đái tháo đường thai kỳ (OR 5,44; 95% CI 1,96–15,12; p = 0,001), tăng huyết áp mãn tính (OR 10,90; 95% CI 3,52–34,0; p < 0,0001), bệnh thận (OR 10,33; 95% CI 0,02–0,41; p = 0,002), bệnh huyết học (OR 5,69; 95% CI 1,14–28,48; p = 0,035) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR 3,32; 95% CI 1,80–6,19; p = 0,0002) đều có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ tiền sản giật.
Trong mô hình đa biến I, sau khi điều chỉnh cho tất cả các biến số được liệt kê ở trên, BMI trước khi mang thai (OR 1,15; 95% CI 1,10–1,21; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 1,86; 95% CI 1,11–3,11; p = 0,019), tăng huyết áp mãn tính (OR 5,76; 95% CI 1,63–20,36; p = 0,007), bệnh thận (OR 10,50; 95% CI 2,25–49,09; p = 0,003) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR 3,64; 95% CI 1,90–6,97; p < 0,0001) vẫn là những yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật. Mô hình đa biến II cho thấy BMI trước khi mang thai (OR 1,15; 95% CI 1,09–1,21; p < 0,0001), thụ tinh trong ống nghiệm (OR 1,76; 95% CI 1,04–3,00; p = 0,036), tăng huyết áp mãn tính (OR 6,70; 95% CI 1,77–25,32; p = 0,005), bệnh thận (OR 12,20; 95% CI 2,28–65,4; p = 0,004) và vị trí dây rốn bám mép so với trung tâm (OR không được hiển thị) vẫn có ý nghĩa thống kê. Điều quan trọng cần lưu ý là vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không được tìm thấy là có liên quan đáng kể đến nguy cơ tiền sản giật trong cả phân tích đơn biến và đa biến. Vị trí dây rốn bám màng không được đưa vào phân tích đa biến có thể do số lượng trường hợp quá ít (7 trường hợp nhau thai bám mặt trước và 6 trường hợp nhau thai bám mặt sau).
Bàn luận
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của Kim và cộng sự (2024) đã phân tích mối liên quan giữa vị trí nhau thai và vị trí dây rốn bám vào với nguy cơ tiền sản giật. Kết quả chính cho thấy rằng vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không liên quan đến nguy cơ phát triển tiền sản giật .... Phát hiện này gợi ý rằng vị trí bám của nhau thai trên thành tử cung, ít nhất là theo phân loại mặt trước và mặt sau, có thể không phải là một yếu tố dự đoán quan trọng đối với tiền sản giật.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa vị trí dây rốn bám mép (so với vị trí trung tâm) và tăng nguy cơ tiền sản giật. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy vị trí dây rốn bám mép là một yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật, với OR khoảng 3.64 (95% CI 1.90–6.97, p < 0.0001). Điều này gợi ý rằng vị trí dây rốn bám lệch tâm có thể liên quan đến sự phát triển của tiền sản giật. Một lời giải thích tiềm năng cho mối liên hệ này có thể là vị trí dây rốn bám mép có thể dẫn đến tưới máu nhau thai kém hiệu quả hơn hoặc tăng nguy cơ tổn thương mạch máu nhau thai, từ đó góp phần vào sinh bệnh học của tiền sản giật.
Nghiên cứu cũng xác nhận các yếu tố nguy cơ khác có liên quan với tiền sản giật, chẳng hạn như BMI trước khi mang thai cao, tiền sử thụ tinh trong ống nghiệm, tăng huyết áp mãn tính và bệnh thận. Những yếu tố này vẫn là những yếu tố dự đoán độc lập cho tiền sản giật trong phân tích đa biến, củng cố vai trò của chúng trong việc xác định sản phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao.
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại một bệnh viện tuyến cuối duy nhất, điều này hạn chế khả năng tổng quát hóa các phát hiện cho một cỡ mẫu lớn hơn. Các đặc điểm của cỡ mẫu nhóm nghiên cứu chỉ tại một bệnh viện duy nhất có thể khác với phần chung phụ nữ mang thai. Thứ hai, việc thiếu một hệ thống phân loại tiêu chuẩn hóa cho vị trí nhau thai có thể gây khó khăn cho việc phân loại chính xác và nhất quán vị trí nhau thai. Thứ ba, số lượng trường hợp dây rốn bám màng tương đối nhỏ, điều này có thể đã hạn chế khả năng đánh giá một cách mạnh mẽ mối liên quan của nó với tiền sản giật trong phân tích đa biến.
Song song đó, nghiên cứu vẫn cung cấp những bằng chứng xác thực về mối liên quan giữa các đặc điểm của nhau thai và tiền sản giật. Phát hiện về mối liên hệ giữa vị trí dây rốn bám mép và tăng nguy cơ tiền sản giật là một đóng góp đáng chú ý và cần được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn và đa trung tâm.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này cho thấy rằng vị trí nhau thai (mặt trước so với mặt sau) không có mối liên quan đáng kể đến nguy cơ phát triển tiền sản giật.... Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vị trí dây rốn bám mép có liên quan đến tăng nguy cơ tiền sản giật, cho thấy đây có thể là một yếu tố cần được xem xét trong việc đánh giá nguy cơ tiền sản giật. Nghiên cứu cũng tái khẳng định vai trò của BMI trước khi mang thai cao, tiền sử thụ tinh trong ống nghiệm, tăng huyết áp mãn tính và bệnh thận là những yếu tố nguy cơ độc lập đối với tiền sản giật. Cần có thêm các nghiên cứu để cũng cố vững chắc hơn cho kết luận này.
Kim, O., Hong, S., Park, I. Y., & Ko, H. S. (2024). Association between placental location and cord insertion site with pre-eclampsia: a retrospective cohort study. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 37(1), 2306189.
Các tin khác cùng chuyên mục:










TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK