Tin tức
on Sunday 13-04-2025 2:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Huỳnh Yến Vy – IVFMD Phú Nhuận – Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Trong nhiều thập kỷ qua, đông lạnh trở thành một kỹ thuật thường quy trong hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Ban đầu, phương pháp đông lạnh chậm được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, sau đó, với sự ra đời của kỹ thuật thủy tinh hóa mở ra cuộc cách mạng đối với kỹ thuật đông lạnh giúp việc bảo quản phôi và noãn trở nên hiệu quả hơn. Thủy tinh hóa phôi là một kỹ thuật dựa trên việc phôi được tiếp xúc trực tiếp với chất bảo vệ với tốc độ đông lạnh nhanh và được bảo quản ở trạng thái thủy tinh hóa, không hình thành tinh thể đá trong tế bào. Tuy nhiên, trong quá trình đông lạnh phôi và noãn có thể xảy ra nhiều tổn thương khác nhau bao gồm hình thành tinh thể đá nội bào, gây tổn thương khung xương tế bào và độc tính của chất bảo vệ đông lạnh. Những tổn thương này làm giảm đáng kể khả năng sống sót của phôi và khả năng thụ tinh của noãn và phát triển của phôi sau đó. Hơn nữa, trong quá trình rã đông phôi để chuyển, chất bảo vệ đông lạnh được loại bỏ và phôi hồi phục trạng thái nở ban đầu. Trong quá trình làm ấm phôi này, dòng nước thẩm thấu nhanh vào tế bào chất do áp suất thẩm thấu thay đổi đột ngột có thể làm sai hỏng cấu trúc tế bào. Do đó, quá trình làm ấm nhiều bước cho sự trao đổi chất bảo quản đông lạnh và nước một cách từ từ để giảm áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên, để phòng thí nghiệm thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) tăng cường khả năng xử lý số lượng phôi lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng phôi cao, gần đây, các nghiên cứu về quá trình làm ấm một bước (one-step warming - OW) với môi trường rã đông (thawing solution - TS) giúp đơn giản hóa quy trình rã đông phôi, giảm thiểu số bước và thời gian cần thiết, từ đó tối ưu hóa công việc của các chuyên viên phôi học giúp rã đông phôi nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sức sống của phôi. Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về quá trình rã đông phôi một bước, tuy nhiên, các báo cáo này chỉ tập trung vào khả năng sống sót và kết quả chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang, nhưng ít có nghiên cứu đầy đủ về tác động của quá trình rã đông một bước đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của phôi sau khi rã đông, đặc biệt là đối với sự phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang. Để hiểu rõ hơn về tác động toàn diện của quá trình rã đông một bước, cần thực hiện các nghiên cứu dài hạn hơn, không chỉ đánh giá tỷ lệ sống sót mà còn phải xem xét khả năng phát triển của phôi, sự thay đổi về di truyền và khả năng tạo phôi khỏe mạnh. Việc áp dụng quy trình rã đông một bước có thể mang lại lợi ích lớn về mặt giảm thiểu thời gian xử lý và giảm bớt số lượng bước cần thực hiện, nhưng vẫn cần xác định các yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phôi sau khi rã đông. Trong tương lai, nếu quá trình rã đông phôi đơn giản hóa được chứng minh là an toàn và hiệu quả, nó sẽ giúp cải thiện hiệu suất của các phương pháp thụ tinh ống nghiệm giảm thời gian và chi phí điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của quá trình rã đông một bước (one-step warming - OW) đến khả năng sống sót và tiềm năng phát triển ở phôi giai đoạn phân cắt hoặc phôi nang đã thủy tinh hóa so với quá trình rã đông qua nhiều bước tiêu chuẩn (standard multi-step warming - SW).
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 377 phôi người đông lạnh, trong đó có 177 phôi ở giai đoạn phân cắt và 200 phôi ở giai đoạn phôi nang được hiến tặng từ 210 bệnh nhân. Các phôi được phân bổ ngẫu nhiên và làm ấm bằng 2 giao thức là rã đông nhiều bước SW hoặc rã đông một bước OW, trong đó:
Kết quả:
- Không có sự khác biệt về độ tuổi bệnh nhân, chỉ số AMH, nguyên nhân vô sinh, tỷ lệ phôi chất lượng tốt (bao gồm cả phôi ở giai đoạn phân chia và gia đoạn phôi nang) giữa 2 nhóm SW và OW.
- Khi so sánh khả năng sống sót và phát triển ở phôi giai đoạn phân cắt thì tỷ lệ sống sót của phôi sau khi rã đông đối với cả hai nhóm là 100%. Còn khi so sánh về tiềm năng phát triển phôi, tỷ lệ phát triển thành phôi dâu ở nhóm rã đông một bước OW cao hơn so với rã đông nhiều bước SW (95% so với 85%,
P = 0,0387). Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ tạo phôi nang giữa hai nhóm.
- Về động học hình thái bất thường tương tự nhau đối với hai nhóm, tuy nhiên đối với hình thái là sự sụp của khoang phôi ở nhóm OW cao hơn ở SW (50% so với 30%, P = 0,0410). Khi đánh giá chất lượng phôi thông qua hình thái, tỷ lệ phôi nang được phân loại A, B và C tương đương nhau giữa 2 nhóm.
- Đối với phôi nang, khả năng sống sót của phôi là 99% ở cả hai nhóm và thời gian cần thiết để tái nở rộng hoàn toàn sau khi rã hoàn toàn dài hơn ở OW (3,2 ± 3,03 giờ so với 2,14 ± 2,17 giờ, P = 0,0008). Tỷ lệ tế bào sống thông qua tỷ lệ nhuộm Hoechst và PI sau rã đông 3 giờ, tỷ lệ tương đương giữa hai nhóm (P = 0,2986).
- Khi xét về khả năng bám dính và phát triển của phôi sau rã đông thông qua việc nuôi cấy trong đĩa phủ fibronectin trong 72 giờ quan sát sau mỗi 24 giờ. Các tế bào TE của phôi mở rộng ra ngoài dọc theo đáy đĩa được phủ fibronectin được quan sát thấy hơn một nửa số phôi nang bám dính sau 24 giờ nuôi cấy (P = 0,6510), và tỷ lệ phôi bám dính tăng lên trong quá trình nuôi cấy tiếp theo. Diện tích phát triển tối đa không có sự khác biệt giữa hai nhóm (P < 0,05).
Kết luận: Quá trình rã đông phôi một bước – OW là một phương pháp có thể thay thế an toàn và hiệu quả cho quá trình rã đông phôi truyền thống. Phương pháp OW không chỉ giúp giảm thiểu sự phức tạp của quy trình mà còn nâng cao khả năng duy trì sự sống của phôi sau khi rã đông. Rã đông phôi một bước không chỉ cải thiện hiệu quả cho các phòng thí nghiệm IVF mà còn giúp các chuyên viên phôi học thực hiện các thao tác với mức độ an toàn cao hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình rã đông phôi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp rã đông một bước trước khi được áp dụng thường quy trong thực hành hỗ trợ sinh sản (ART).
Tài liệu tham khảo: Masashi Shioya, Ryoko Hashizume, Miki Okabe-Kinoshita, Katsushi Kojima, Sumie Nishi, Shun Nakano, Kaori Koga, Maki Fujita, Keiichi Takahashi, One-step warming of vitrified human cleavage and blastocyst stage embryos does not adversely impact embryo survivability and subsequent developmental potential, Human Reproduction, Volume 40, Issue 2, February 2025, Pages 261-269, https://doi.org/10.1093/humrep/deae283
Trong nhiều thập kỷ qua, đông lạnh trở thành một kỹ thuật thường quy trong hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Ban đầu, phương pháp đông lạnh chậm được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, sau đó, với sự ra đời của kỹ thuật thủy tinh hóa mở ra cuộc cách mạng đối với kỹ thuật đông lạnh giúp việc bảo quản phôi và noãn trở nên hiệu quả hơn. Thủy tinh hóa phôi là một kỹ thuật dựa trên việc phôi được tiếp xúc trực tiếp với chất bảo vệ với tốc độ đông lạnh nhanh và được bảo quản ở trạng thái thủy tinh hóa, không hình thành tinh thể đá trong tế bào. Tuy nhiên, trong quá trình đông lạnh phôi và noãn có thể xảy ra nhiều tổn thương khác nhau bao gồm hình thành tinh thể đá nội bào, gây tổn thương khung xương tế bào và độc tính của chất bảo vệ đông lạnh. Những tổn thương này làm giảm đáng kể khả năng sống sót của phôi và khả năng thụ tinh của noãn và phát triển của phôi sau đó. Hơn nữa, trong quá trình rã đông phôi để chuyển, chất bảo vệ đông lạnh được loại bỏ và phôi hồi phục trạng thái nở ban đầu. Trong quá trình làm ấm phôi này, dòng nước thẩm thấu nhanh vào tế bào chất do áp suất thẩm thấu thay đổi đột ngột có thể làm sai hỏng cấu trúc tế bào. Do đó, quá trình làm ấm nhiều bước cho sự trao đổi chất bảo quản đông lạnh và nước một cách từ từ để giảm áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên, để phòng thí nghiệm thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) tăng cường khả năng xử lý số lượng phôi lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng phôi cao, gần đây, các nghiên cứu về quá trình làm ấm một bước (one-step warming - OW) với môi trường rã đông (thawing solution - TS) giúp đơn giản hóa quy trình rã đông phôi, giảm thiểu số bước và thời gian cần thiết, từ đó tối ưu hóa công việc của các chuyên viên phôi học giúp rã đông phôi nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sức sống của phôi. Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về quá trình rã đông phôi một bước, tuy nhiên, các báo cáo này chỉ tập trung vào khả năng sống sót và kết quả chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang, nhưng ít có nghiên cứu đầy đủ về tác động của quá trình rã đông một bước đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của phôi sau khi rã đông, đặc biệt là đối với sự phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang. Để hiểu rõ hơn về tác động toàn diện của quá trình rã đông một bước, cần thực hiện các nghiên cứu dài hạn hơn, không chỉ đánh giá tỷ lệ sống sót mà còn phải xem xét khả năng phát triển của phôi, sự thay đổi về di truyền và khả năng tạo phôi khỏe mạnh. Việc áp dụng quy trình rã đông một bước có thể mang lại lợi ích lớn về mặt giảm thiểu thời gian xử lý và giảm bớt số lượng bước cần thực hiện, nhưng vẫn cần xác định các yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phôi sau khi rã đông. Trong tương lai, nếu quá trình rã đông phôi đơn giản hóa được chứng minh là an toàn và hiệu quả, nó sẽ giúp cải thiện hiệu suất của các phương pháp thụ tinh ống nghiệm giảm thời gian và chi phí điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của quá trình rã đông một bước (one-step warming - OW) đến khả năng sống sót và tiềm năng phát triển ở phôi giai đoạn phân cắt hoặc phôi nang đã thủy tinh hóa so với quá trình rã đông qua nhiều bước tiêu chuẩn (standard multi-step warming - SW).
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 377 phôi người đông lạnh, trong đó có 177 phôi ở giai đoạn phân cắt và 200 phôi ở giai đoạn phôi nang được hiến tặng từ 210 bệnh nhân. Các phôi được phân bổ ngẫu nhiên và làm ấm bằng 2 giao thức là rã đông nhiều bước SW hoặc rã đông một bước OW, trong đó:
- Nhóm 1 – rã đông nhiều bước (SW): 189 phôi, trong đó có 89 phôi ở giai đoạn phân cắt
- Nhóm 2 – rã đông một bước (OW): 188 phôi, trong đó có 88 phôi ở giai đoạn phân cắt
Kết quả:
- Không có sự khác biệt về độ tuổi bệnh nhân, chỉ số AMH, nguyên nhân vô sinh, tỷ lệ phôi chất lượng tốt (bao gồm cả phôi ở giai đoạn phân chia và gia đoạn phôi nang) giữa 2 nhóm SW và OW.
- Khi so sánh khả năng sống sót và phát triển ở phôi giai đoạn phân cắt thì tỷ lệ sống sót của phôi sau khi rã đông đối với cả hai nhóm là 100%. Còn khi so sánh về tiềm năng phát triển phôi, tỷ lệ phát triển thành phôi dâu ở nhóm rã đông một bước OW cao hơn so với rã đông nhiều bước SW (95% so với 85%,
P = 0,0387). Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ tạo phôi nang giữa hai nhóm.
- Về động học hình thái bất thường tương tự nhau đối với hai nhóm, tuy nhiên đối với hình thái là sự sụp của khoang phôi ở nhóm OW cao hơn ở SW (50% so với 30%, P = 0,0410). Khi đánh giá chất lượng phôi thông qua hình thái, tỷ lệ phôi nang được phân loại A, B và C tương đương nhau giữa 2 nhóm.
- Đối với phôi nang, khả năng sống sót của phôi là 99% ở cả hai nhóm và thời gian cần thiết để tái nở rộng hoàn toàn sau khi rã hoàn toàn dài hơn ở OW (3,2 ± 3,03 giờ so với 2,14 ± 2,17 giờ, P = 0,0008). Tỷ lệ tế bào sống thông qua tỷ lệ nhuộm Hoechst và PI sau rã đông 3 giờ, tỷ lệ tương đương giữa hai nhóm (P = 0,2986).
- Khi xét về khả năng bám dính và phát triển của phôi sau rã đông thông qua việc nuôi cấy trong đĩa phủ fibronectin trong 72 giờ quan sát sau mỗi 24 giờ. Các tế bào TE của phôi mở rộng ra ngoài dọc theo đáy đĩa được phủ fibronectin được quan sát thấy hơn một nửa số phôi nang bám dính sau 24 giờ nuôi cấy (P = 0,6510), và tỷ lệ phôi bám dính tăng lên trong quá trình nuôi cấy tiếp theo. Diện tích phát triển tối đa không có sự khác biệt giữa hai nhóm (P < 0,05).
Kết luận: Quá trình rã đông phôi một bước – OW là một phương pháp có thể thay thế an toàn và hiệu quả cho quá trình rã đông phôi truyền thống. Phương pháp OW không chỉ giúp giảm thiểu sự phức tạp của quy trình mà còn nâng cao khả năng duy trì sự sống của phôi sau khi rã đông. Rã đông phôi một bước không chỉ cải thiện hiệu quả cho các phòng thí nghiệm IVF mà còn giúp các chuyên viên phôi học thực hiện các thao tác với mức độ an toàn cao hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình rã đông phôi. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp rã đông một bước trước khi được áp dụng thường quy trong thực hành hỗ trợ sinh sản (ART).
Tài liệu tham khảo: Masashi Shioya, Ryoko Hashizume, Miki Okabe-Kinoshita, Katsushi Kojima, Sumie Nishi, Shun Nakano, Kaori Koga, Maki Fujita, Keiichi Takahashi, One-step warming of vitrified human cleavage and blastocyst stage embryos does not adversely impact embryo survivability and subsequent developmental potential, Human Reproduction, Volume 40, Issue 2, February 2025, Pages 261-269, https://doi.org/10.1093/humrep/deae283
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK