Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 08-04-2025 8:13am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
 
Tổng quan
Nghiên cứu này đánh giá tác động của sự không đồng nhất trong chỉ định bệnh nhân và quy trình thụ tinh đối với kết quả sơ sinh sau rescue ICSI (rICSI) sớm. Mặc dù IVF đạt tỷ lệ thụ tinh cao, nhưng thất bại thụ tinh hoàn toàn (total fertilization failure - TFF) và thất bại thụ tinh một phần (partial fertilization failure - PFF) vẫn xảy ra trong khoảng 5–20% chu kỳ, gây gián đoạn điều trị và tạo gánh nặng tài chính, tâm lý cho bệnh nhân. rICSI sớm được đề xuất như một giải pháp bằng cách thực hiện ICSI từ 4–8 giờ sau thụ tinh, dựa vào sự hiện diện của thể cực thứ hai để xác định noãn chưa được thụ tinh. Phương pháp này giúp tránh lặp lại chu kỳ điều trị và đã cho thấy tỷ lệ mang thai, sinh sống khả quan. Tuy nhiên, các yếu tố như thời gian thực hiện rICSI, việc loại bỏ tế bào cumulus sớm và nguyên nhân gây TFF/PFF có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và sức khỏe trẻ sơ sinh. Do đó, cần các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá ảnh hưởng lâu dài của rICSI sớm, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân PFF.
 
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện trực thuộc Đại học Hạ Môn từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2020. Phương pháp ghép điểm xu hướng và hồi quy logistic đa biến được sử dụng để điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu và sai lệch.
 
Kết quả
Tổng cộng có 9095 bệnh nhân IVF, 2063 bệnh nhân ICSI và 642 bệnh nhân rICSI sớm được đưa vào nghiên cứu. Sau khi tính điểm xu hướng, 642 bệnh nhân IVF và 642 bệnh nhân ICSI được ghép cặp với bệnh nhân rICSI sớm. Trong nhóm rICSI sớm, có 281 bệnh nhân TFF và 361 bệnh nhân PFF. Trong nhóm PFF, 177 bệnh nhân chỉ chuyển phôi ICSI, 112 bệnh nhân chỉ chuyển phôi IVF, và 72 bệnh nhân chuyển cả phôi IVF và ICSI. Phân tích kết quả sơ sinh cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về kết quả sơ sinh, ngoại trừ tình trạng trẻ nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA), tỷ lệ này tăng lên ở nhóm bệnh nhân rICSI sớm so với cả nhóm IVF chưa ghép cặp và đã ghép cặp, với tỷ lệ nguy cơ (RR) lần lượt là 1,31 (KTC 95%: 1,05, 1,64) và 1,49 (KTC 95%: 1,05, 2,12). Phân tích sâu hơn cho thấy SGA tăng đáng kể trong các chu kỳ PFF với RR lần lượt là 1,56 (KTC 95%: 1,08, 2,27) và 1,78 (KTC 95%: 1,22, 2,59) so với cả nhóm IVF chưa ghép cặp và đã ghép cặp, nhưng không có sự gia tăng ở nhóm TFF. Đặc biệt, nhóm bệnh nhân PFF chuyển phôi ICSI có RR cao hơn đáng kể so với nhóm IVF chưa ghép cặp (1,76) và nhóm IVF đã ghép cặp (2,00). Một mối liên quan tích cực giữa tỷ lệ thụ tinh qua IVF và điểm z (z-score) trọng lượng sơ sinh đã được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân PFF.
Bàn luận
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SGA tăng cao ở bệnh nhân PFF, gợi ý rằng sự không đồng nhất của nhóm bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả. Các nghiên cứu trước đây sử dụng các tiêu chí khác nhau để xác định bệnh nhân rICSI sớm, có thể bao gồm cả bệnh nhân TFF và PFF, khiến kết quả bị pha trộn. Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng phôi có nguồn gốc từ rICSI trong nhóm PFF có nguy cơ SGA cao hơn so với IVF và ICSI thông thường. Ngoài ra, sự khác biệt về cân nặng khi sinh có thể phản ánh sự khác biệt về nguyên nhân giữa bệnh nhân TFF và PFF. Một số nghiên cứu trước đã xác định các yếu tố nguy cơ của TFF, bao gồm phác đồ kích thích buồng trứng, vô sinh nguyên phát và khả năng di động của tinh trùng. Điều này cho thấy TFF có thể có cơ chế riêng biệt, không chỉ là một dạng cực đoan của tỷ lệ thụ tinh thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thụ tinh có liên quan đến z-score của trẻ sơ sinh, cho thấy rằng tỷ lệ thụ tinh không chỉ là chỉ số hiệu suất trong phòng thí nghiệm mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến vô sinh nam và ICSI cũng có ảnh hưởng đến kết quả sơ sinh. Khi so sánh giữa rICSI sớm và ICSI, kết quả không có sự khác biệt đáng kể do các yếu tố liên quan đến nam giới. Kết luận nghiên cứu cho thấy rICSI sớm ở bệnh nhân TFF dường như an toàn về kết quả sơ sinh. Tuy nhiên, khi mở rộng chỉ định rICSI cho bệnh nhân PFF, tỷ lệ SGA ở trẻ sơ sinh tăng lên, cho thấy khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, có thể cân nhắc đến các lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn như chỉ sử dụng phôi có nguồn gốc từ IVF cho những bệnh nhân này, cần có thêm các nghiên cứu với quy mô lớn hơn từ nhiều trung tâm để đánh giá khách quan hơn chiến lược rICSI sớm.
 
Nguồn: Geng, J., Cai, J., Ouyang, L., Liu, L., Liu, Z., Ma, C., ... & Ren, J. (2024). Indications affect neonatal outcomes following early rescue ICSI: a retrospective study. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 41(3), 661-672.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Năm 2020

New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025

Năm 2020

Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK