Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 14-07-2019 2:43pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPHTrần Hà Lan Thanh - IVFMD Phú Nhuận

Phân tích lớp tế bào lá nuôi (TE) có thể được sử dụng để chẩn đoán tính nguyên bội của khối tế bào bên trong phôi nang (ICM), cũng như biết được hàm lượng mtDNA. Hàm lượng mtDNA là một dấu ấn tiềm năng tồn tại của phôi (Ravichandran và cs, 2017) và có liên quan với tuổi mẹ, tính lệch bội và tiềm năng làm tổ của phôi. Đã có kết quả khá bất ngờ về những phôi tiềm năng làm tổ cao hơn sẽ có số lượng bản sao mtDNA lớn hơn, trái ngược như quan sát trong các tế bào cumulus số lượng bản sao mtDNA thấp hơn (Desquiret-Dumas và cs, 2017). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết rằng các phôi nang bị “stressed” – thường cũng là những phôi có khả năng sống thấp - sẽ gia tăng quá trình sinh tạo ty thể hoặc sao chép mtDNA. Các nhóm nghiên cứu khác không tìm thấy mối tương quan như vậy, vì thế giá trị thực sự của giả thuyết này cần được nghiên cứu để sử dụng như một dấu ấn về tiềm năng của phôi IVF.



Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định giá trị số lượng bản sao mtDNA của TE trong phôi nang người, và các thông số tiềm năng ảnh hưởng đến giá trị đó. Đây là nghiên cứu hồi cứu trong thời gian 2016-2017 gồm 402 bệnh nhân với 465 phôi được thực hiện PGT-A. Hàm lượng mtDNA của TE (được sinh thiết) đo bằng phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới (NGS). Các biến số được phân tích trong nghiên cứu này là đặc điểm bệnh nhân, thông số kích thích buồng trứng, hình học phôi, điều kiện nuôi cấy phôi.
Kết quả:
Giá trị trung vị của hàm lượng mtDNA/TE là 21,2 ± 9,8. Phôi lệch bội thì giá trị trung vị hàm lượng mtDNA cao hơn trong phôi nguyên bội (22,1 ± 11 vs 20,4 ± 8,1; p < 0,001).
Trong tất cả các biến phân tích, thì chỉ có BMI, nồng độ P4, lệch bội của phôi, chất lượng TE có ảnh hưởng đến hàm lượng mtDNA/TE.
  • Khi BMI tăng thì hàm lựơng mtDNA cao hơn giá trị trung vị 6% (p = 0,036).
  • Còn khi nồng độ P4 tăng thì hàm lượng mtDNA thấp hơn 26% so với giá trị trung vị (p = 0,003).
  • Phôi lệch bội thì hàm lượng mtDNA gia tăng 42% so với giá trị trung vị (p < 0,001).
  • Chất lượng TE tốt thì hàm lượng mtDNA cũng thấp hơn giá trị trung vị 73% (p < 0,03).
Tóm lại, số lượng bản sao mtDNA lớn trong TE/phôi nang có tương quan đến lệch bội và chất lượng kém của TE, cũng như từ phôi của phụ nữ có BMI cao. Cần có nghiên cứu trong tương lai để hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa hàm lượng mtDNA với ti thể và quá trình sinh tạo ti thể trong TE phôi người, cũng như mối tương quan này có thể mở rộng đến ICM hay không.

Nguồn: Variables associated with mitochondrial copy number in human blastocysts: what can we learn from trophectoderm biopsies? Fertil Steril (2018), doi: 10.1016/j.fertnstert.2017.09.022

 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có nên chuyển đơn phôi? - Ngày đăng: 14-07-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK