Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 28-10-2023 11:02am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đỗ Dương Ngọc – IVF Vạn Hạnh

1. Adenomyosis là gì?
Adenomyosis mô tả tình trạng bệnh lý trong đó các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm nằm lạc chỗ trong cơ tử cung. Adenomyosis dẫn đến những thay đổi ở nội mạc tử cung và co bóp tử cung bất thường, có thể gây đau bụng kinh, chảy máu tử cung bất thường và vô sinh.

2. Cơ chế bệnh của Adenomyosis
Nội mạc tử cung có các cơn co thắt từ cổ tử cung đến đáy trong giai đoạn nang noãn để tạo điều kiện cho tinh trùng vận chuyển, và các cơn co thắt từ đáy đến cổ tử cung trong giai đoạn hoàng thể để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh nguyệt. Các tổn thương adenomyosis gây ra phản ứng dẫn đến phì đại nội mạc tử cung và truyền tín hiệu hormone bất thường, có thể liên quan đến khả năng co bóp bất thường. Sự co bóp bất thường của nội mạc tử cung có thể góp phần làm thay đổi khả năng vận chuyển tinh trùng và giảm khả năng làm tổ.

Mặc dù nguyên nhân của bệnh lý adenomyosis còn đang được tranh luận, nhưng các cơ chế được đề xuất bao gồm khả năng co bóp bất thường, thay đổi môi trường tử cung, tăng viêm và khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung bất thường.

3. Tỷ lệ mắc Adenomyosis
Các ước tính về tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc bệnh adenomyosis rất khác nhau. Một nghiên cứu dựa trên dân số Hoa Kỳ ở phụ nữ từ 16–60 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc adenomyosis là 1%. Một đánh giá hệ thống gần đây ước tính tỷ lệ lưu hành bệnh từ 15 đến 67%.

Trong một nhóm phụ nữ từ 18 - 42 tuổi trải qua phẫu thuật phụ khoa lành tính, tỷ lệ vô sinh được ước tính là 30% (75/248) ở những phụ nữ mắc adenomyosis. Tỷ lệ mắc bệnh adenomyosis ở bệnh nhân vô sinh tăng theo tuổi.

4. Phương pháp chẩn đoán
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh adenomyosis là mô học từ các mẫu cắt bỏ tử cung. Các công cụ chẩn đoán bổ sung bao gồm lấy mẫu mô trực tiếp thông qua sinh thiết hoặc nội soi; tuy nhiên, sinh thiết không được sử dụng thường xuyên vì độ nhạy kém. Gần đây, các đặc điểm được thấy trên siêu âm qua ngả âm đạo và MRI đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh adenomyosis mà không cần xác nhận mô học, điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân đang điều trị IVF.
  • Siêu âm qua ngả âm đạo
Vào năm 2015, nhóm đánh giá hình thái tử cung qua siêu âm (Morphological Uterus Sonographic Assessment - MUSA) đã đưa ra thuật ngữ đồng thuận để mô tả nội mạc tử cung bằng siêu âm, chẳng hạn như dày nội mạc tử cung không đối xứng, nang nội mạc tử cung, đảo tăng âm, bóng hình quạt, đường và nốt phản âm dưới nội mạc, mạch máu xuyên qua tổn thương và vùng tiếp giáp không đều.
Độ chẩn đoán chính xác của adenomyosis trên siêu âm qua ngả âm đạo so với xác nhận mô học có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng từ 11–85% đến 25–98%. Kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy sự bất đối xứng của nội mạc tử cung và thành tử cung không đồng nhất dường như có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
  • MRI
Một nghiên cứu tiền cứu xem xét MRI so với các mẫu cắt tử cung cho thấy độ dày vùng nối không tương quan với chẩn đoán bệnh adenomyosis, mặt khác sự hiện diện của vùng nối không đều có mối liên quan tốt nhất với bệnh adenomyosis (độ nhạy 74%, độ đặc hiệu 83%). MRI cũng đã được sử dụng để xác định vị trí và mức độ của bệnh adenomyosis.

5. Điều trị Adenomyosis bằng nội tiết
Việc sử dụng GnRH có thể cải thiện kết quả sinh sản ở những phụ nữ mắc bệnh adenomyosis đang thực hiện IVF. Trong một đoàn hệ hồi cứu lớn, việc điều trị trước bằng chất chủ vận GnRH 2-4 tháng trước khi chuyển phôi so với chất chủ vận GnRH liều duy nhất được đưa ra trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ trước trước khi kích thích buồng trứng đã cải thiện tỷ lệ sinh sống, 43% so với 26%, P = 0,019; tỷ lệ mang thai lâm sàng, 55% so với 38%, P = 0,025.

Mặc dù việc xử lý trước bằng chất chủ vận GnRH làm cải thiện tỷ lệ có thai ở những phụ nữ điều trị IVF có adenomyosis, tuy nhiên cần thêm dữ liệu về việc lựa chọn thời gian điều trị và sử dụng trong chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh.

6. Kết luận
Adenomyosis gây đau bụng kinh và chảy máu tử cung bất thường và có liên quan đến vô sinh.
Siêu âm qua ngả âm đạo và MRI có thể xác định những thay đổi của nội mạc tử cung liên quan đến bệnh cơ tuyến với độ nhạy và độ đặc hiệu hợp lý, có khả năng tránh được chẩn đoán mô xâm lấn nhiều hơn.

Điều trị bằng cách sử dụng GnRH có thể cải thiện tỷ lệ có thai ở những phụ nữ có adenomyosis đang thực hiện IVF. Tuy nhiên vẫn chưa có phác đồ điều trị thống nhất.

Nguồn: Hannah M FrenchWenjia ZhangPeter R MovillaKeith B IsaacsonStephanie N Morris. Adenomyosis and fertility: does adenomyosis impact fertility and does treatment improve outcomes. Curr Opin Obstet Gynecol. 2022 Aug 1. doi:10.1097/GCO.0000000000000789. Epub 2022 Jun 27

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK