Tin tức
on Friday 20-12-2024 12:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Tiến Ninh, Ths. Lê Thị Bích Phượng – Olea Fertility Nha Trang - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang
Giới thiệu
Chất lượng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ được công nhận là những yếu tố quyết định đến sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và thời kỳ mãn kinh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ, thông qua chu kỳ buồng trứng và hormone sinh dục. Ở nhóm phụ nữ vô sinh, những phụ nữ dưới 41 tuổi bị suy giảm dự trữ buồng trứng có khả năng rối loạn giấc ngủ cao hơn. Mặc dù giả thuyết rằng rối loạn giấc ngủ làm giảm khả năng sinh sản thông qua cơ chế sinh học là đáng tin cậy, nhưng các bằng chứng vẫn còn hạn chế.
Rối loạn giấc ngủ phổ biến ở bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (In vito fertilization – IVF) và xuất hiện trong suốt chu kỳ điều trị. Một nghiên cứu trên 200 phụ nữ điều trị IVF cho thấy mối tương quan nghịch giữa rối loạn giấc ngủ và số lượng trứng chọc hút được, đồng thời rối loạn giấc ngủ cũng liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém. Phụ nữ làm việc vào tối muộn hoặc theo ca luân phiên có số lượng trứng trưởng thành trung bình ít hơn 2,3 trứng so với phụ nữ chỉ làm việc vào ban ngày. Ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ IVF, khoảng 30% – 60% phụ nữ báo cáo có chất lượng giấc ngủ kém.
Các nghiên cứu trước đây về giấc ngủ và kết quả IVF chủ yếu tập trung vào số lượng trứng chọc hút được, chất lượng phôi, và các chỉ số khác liên quan đến khả năng đáp ứng buồng trứng và chất lượng trứng. Hiện tại, có rất ít thông tin liên quan đến tác động của giấc ngủ lên kết quả chuyển phôi. Liu và cộng sự (2023) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của giấc ngủ đến kết quả chuyển phôi khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cho các hướng dẫn về chất lượng giấc ngủ tối ưu trong suốt quá trình điều trị.
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện ở những phụ nữ điều trị IVF từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Những phụ nữ tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, trải qua ít nhất một chu kỳ chuyển phôi, và có đầy đủ dữ liệu về giấc ngủ trước ngày chuyển phôi. Tiêu chuẩn loại là phụ nữ bị rối loạn hormone (như hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm), hoặc có bệnh lý mãn tính nghiêm trọng như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.
Chất lượng giấc ngủ được đánh giá bằng chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI), với tổng điểm > 5 được xác định là giấc ngủ kém. Phân loại thời gian ngủ hàng tuần thành các nhóm: ≤ 7 giờ, 7 – 8 giờ, 8 – 9 giờ, 9 – 10 giờ, và > 10 giờ. Và kiểu giấc ngủ được phân loại thành 3 nhóm: kiểu buổi sáng (ngủ và dậy sớm), kiểu buổi tối (ngủ và dậy muộn) và kiểu trung gian.
Kết quả
Trong nghiên cứu, tổng cộng 3.183 phụ nữ được phân thành hai nhóm dựa trên chất lượng giấc ngủ: nhóm có giấc ngủ tốt (PSQI ≤ 5) và nhóm có giấc ngủ kém (PSQI > 5).
Nhóm phụ nữ có chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ thai lâm sàng (69,3% so với 65,1%, P = 0,021) và tỉ lệ trẻ sinh sống (50,5% so với 45,7%, P = 0,029) cao hơn so với nhóm chất lượng giấc ngủ kém. Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm buổi tối là 70,8%, cao hơn so với nhóm buổi sáng (64,4%). Nhóm buổi tối có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn so với nhóm buổi sáng (53,1% so với 44,2%) nhưng không đáng kể so với nhóm trung gian. Không có mối liên hệ nào được ghi nhận giữa thời gian ngủ với các kết quả khác.
Chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ có liên quan đến tỉ lệ thai lâm sàng. Phụ nữ với chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn 1,07 lần (KTC 95%, 1,01–1,13) so với nhóm giấc ngủ kém. Những phụ nữ thuộc nhóm buổi sáng và trung gian có tỉ lệ thai lâm sàng thấp hơn 0,91 lần (KTC 95%, 0,85–0,98) và 0,97 lần (KTC 95%, 0,91–1,02) so với nhóm buổi tối. Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và thai lâm sàng vẫn được duy trì sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa kiểu giấc ngủ và thai lâm sàng không có ý nghĩa thống kê sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.
Nhóm chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn (RR = 1,12; KTC 95%, 1,02–1,23) so với nhóm giấc ngủ kém, ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. Phụ nữ nhóm buổi sáng cho thấy sự giảm tỉ lệ thai lâm sàng (RR = 0,91; KTC 95%, 0,85–0,98) và tỉ lệ trẻ sinh sống (RR = 0,83; KTC 95%, 0,74–0,94). Ngoài ra, nhóm buổi sáng có mối tương quan thuận với tỉ lệ sẩy thai (RR = 1,54; KTC 95%, 1,09–2,17).
Phân tích phân tầng phát hiện ra mối liên hệ đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị ở phụ nữ dưới 35 tuổi và phương pháp chuyển phôi tươi. Các mối liên hệ cũng cho thấy xu hướng tương tự ở phụ nữ trên 35 tuổi và chuyển phôi trữ, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Thảo luận
Liu và cộng sự phát hiện ra rằng chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi. Một nghiên cứu trước đây sử dụng thang đo giấc ngủ Jenkins cho thấy rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc giảm số lượng noãn và đáp ứng buồng trứng kém ở 200 phụ nữ Tây Ban Nha nhưng không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ và kết quả điều trị. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ ngắn và kinh nguyệt bất thường, nồng độ hormone sinh dục bất thường và giảm khả năng sinh sản tự nhiên trong dân số nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu điều tra ở dân số vô sinh đã bị hạn chế và kết quả còn nhiều tranh cãi. Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu và thời gian thu thập dữ liệu giấc ngủ.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ sinh non. Một phân tích tổng hợp kết quả của 10 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và nguy cơ sinh non đưa ra kết luận rằng, thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém có thể tăng nguy cơ sinh non. Ngược lại, một nghiên cứu khác trên 103.099 trường hợp mang thai cho thấy giấc ngủ của người mẹ không liên quan đến nguy cơ sinh non. Có nhiều sự thay đổi trong thói quen ngủ của phụ nữ sau khi chuyển phôi và trong thời kỳ mang thai. Do đó, khó có thể đưa ra kết luận về khả năng sinh non từ các đặc điểm giấc ngủ của một cá nhân trước khi chuyển phôi.
Phân tích phân tầng cho thấy không có mối tương quan giữa giấc ngủ và kết quả lâm sàng ở phụ nữ trên 35 tuổi và chuyển phôi trữ. Điều này có thể là do việc sử dụng phôi trữ lạnh tạo ra các biến số như chất lượng phôi sau khi rã đông và số lượng phôi được chuyển. Ngoài ra, khoảng thời gian giữa việc thu thập thông tin giấc ngủ và chuyển phôi dài hơn đối với phụ nữ chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi. Khoảng thời gian dài để chuẩn bị chuyển phôi trữ có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi ngủ trước khi chuyển phôi. Hơn nữa, quá trình điều trị cũng làm tăng áp lực tâm lý cho phụ nữ, và sự lo lắng có thể gây ra kết quả điều trị không mong muốn.
Phân tích độ nhạy phát hiện ra rằng kiểu giấc ngủ có liên quan đến sẩy thai. Nhóm buổi sáng và nhóm trung gian có khả năng sẩy thai cao hơn so với nhóm buổi tối. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng làm việc ca đêm và thường xuyên thức khuya làm tăng nguy cơ sẩy thai. Lý do có thể giải thích cho sự không đồng nhất này là sự khác biệt về thời gian thu thập các đặc điểm giấc ngủ và sự khác biệt giữa nhóm đối tượng nghiên cứu. Các định nghĩa về kiểu giấc ngủ cũng không nhất quán giữa nhiều nghiên cứu hiện nay, điều này có thể dẫn đến phân loại sai và kết quả mâu thuẫn.
Kết luận
Tóm lại, chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ trước khi chuyển phôi có liên quan đến kết quả lâm sàng của chu kỳ chuyển phôi. Chất lượng giấc ngủ tốt là một yếu tố có lợi cho kết quả thai kỳ như thai lâm sàng và trẻ sinh sống, mặc dù kiểu ngủ sớm và dậy sớm có thể là một yếu tố nguy cơ cho kết quả chuyển phôi tiêu cực. Kết quả của phân tích phân tầng chỉ ra rằng mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ với kết quả IVF rõ ràng hơn ở phụ nữ dưới 35 tuổi và chuyển phôi tươi.
Nguồn: Liu, Z., Zheng, Y., Wang, B., Li, J., Qin, L., Li, X., ... & Zhao, S. (2023). The impact of sleep on in vitro fertilization embryo transfer outcomes: a prospective study. Fertility and sterility, 119(1), 47-55.
Giới thiệu
Chất lượng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ được công nhận là những yếu tố quyết định đến sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và thời kỳ mãn kinh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ, thông qua chu kỳ buồng trứng và hormone sinh dục. Ở nhóm phụ nữ vô sinh, những phụ nữ dưới 41 tuổi bị suy giảm dự trữ buồng trứng có khả năng rối loạn giấc ngủ cao hơn. Mặc dù giả thuyết rằng rối loạn giấc ngủ làm giảm khả năng sinh sản thông qua cơ chế sinh học là đáng tin cậy, nhưng các bằng chứng vẫn còn hạn chế.
Rối loạn giấc ngủ phổ biến ở bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (In vito fertilization – IVF) và xuất hiện trong suốt chu kỳ điều trị. Một nghiên cứu trên 200 phụ nữ điều trị IVF cho thấy mối tương quan nghịch giữa rối loạn giấc ngủ và số lượng trứng chọc hút được, đồng thời rối loạn giấc ngủ cũng liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém. Phụ nữ làm việc vào tối muộn hoặc theo ca luân phiên có số lượng trứng trưởng thành trung bình ít hơn 2,3 trứng so với phụ nữ chỉ làm việc vào ban ngày. Ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ IVF, khoảng 30% – 60% phụ nữ báo cáo có chất lượng giấc ngủ kém.
Các nghiên cứu trước đây về giấc ngủ và kết quả IVF chủ yếu tập trung vào số lượng trứng chọc hút được, chất lượng phôi, và các chỉ số khác liên quan đến khả năng đáp ứng buồng trứng và chất lượng trứng. Hiện tại, có rất ít thông tin liên quan đến tác động của giấc ngủ lên kết quả chuyển phôi. Liu và cộng sự (2023) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của giấc ngủ đến kết quả chuyển phôi khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cho các hướng dẫn về chất lượng giấc ngủ tối ưu trong suốt quá trình điều trị.
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện ở những phụ nữ điều trị IVF từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Những phụ nữ tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, trải qua ít nhất một chu kỳ chuyển phôi, và có đầy đủ dữ liệu về giấc ngủ trước ngày chuyển phôi. Tiêu chuẩn loại là phụ nữ bị rối loạn hormone (như hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm), hoặc có bệnh lý mãn tính nghiêm trọng như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.
Chất lượng giấc ngủ được đánh giá bằng chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI), với tổng điểm > 5 được xác định là giấc ngủ kém. Phân loại thời gian ngủ hàng tuần thành các nhóm: ≤ 7 giờ, 7 – 8 giờ, 8 – 9 giờ, 9 – 10 giờ, và > 10 giờ. Và kiểu giấc ngủ được phân loại thành 3 nhóm: kiểu buổi sáng (ngủ và dậy sớm), kiểu buổi tối (ngủ và dậy muộn) và kiểu trung gian.
Kết quả
Trong nghiên cứu, tổng cộng 3.183 phụ nữ được phân thành hai nhóm dựa trên chất lượng giấc ngủ: nhóm có giấc ngủ tốt (PSQI ≤ 5) và nhóm có giấc ngủ kém (PSQI > 5).
Nhóm phụ nữ có chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ thai lâm sàng (69,3% so với 65,1%, P = 0,021) và tỉ lệ trẻ sinh sống (50,5% so với 45,7%, P = 0,029) cao hơn so với nhóm chất lượng giấc ngủ kém. Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm buổi tối là 70,8%, cao hơn so với nhóm buổi sáng (64,4%). Nhóm buổi tối có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn so với nhóm buổi sáng (53,1% so với 44,2%) nhưng không đáng kể so với nhóm trung gian. Không có mối liên hệ nào được ghi nhận giữa thời gian ngủ với các kết quả khác.
Chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ có liên quan đến tỉ lệ thai lâm sàng. Phụ nữ với chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn 1,07 lần (KTC 95%, 1,01–1,13) so với nhóm giấc ngủ kém. Những phụ nữ thuộc nhóm buổi sáng và trung gian có tỉ lệ thai lâm sàng thấp hơn 0,91 lần (KTC 95%, 0,85–0,98) và 0,97 lần (KTC 95%, 0,91–1,02) so với nhóm buổi tối. Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và thai lâm sàng vẫn được duy trì sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa kiểu giấc ngủ và thai lâm sàng không có ý nghĩa thống kê sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.
Nhóm chất lượng giấc ngủ tốt có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn (RR = 1,12; KTC 95%, 1,02–1,23) so với nhóm giấc ngủ kém, ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. Phụ nữ nhóm buổi sáng cho thấy sự giảm tỉ lệ thai lâm sàng (RR = 0,91; KTC 95%, 0,85–0,98) và tỉ lệ trẻ sinh sống (RR = 0,83; KTC 95%, 0,74–0,94). Ngoài ra, nhóm buổi sáng có mối tương quan thuận với tỉ lệ sẩy thai (RR = 1,54; KTC 95%, 1,09–2,17).
Phân tích phân tầng phát hiện ra mối liên hệ đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả điều trị ở phụ nữ dưới 35 tuổi và phương pháp chuyển phôi tươi. Các mối liên hệ cũng cho thấy xu hướng tương tự ở phụ nữ trên 35 tuổi và chuyển phôi trữ, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Thảo luận
Liu và cộng sự phát hiện ra rằng chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi. Một nghiên cứu trước đây sử dụng thang đo giấc ngủ Jenkins cho thấy rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc giảm số lượng noãn và đáp ứng buồng trứng kém ở 200 phụ nữ Tây Ban Nha nhưng không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ và kết quả điều trị. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ ngắn và kinh nguyệt bất thường, nồng độ hormone sinh dục bất thường và giảm khả năng sinh sản tự nhiên trong dân số nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu điều tra ở dân số vô sinh đã bị hạn chế và kết quả còn nhiều tranh cãi. Sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu và thời gian thu thập dữ liệu giấc ngủ.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ sinh non. Một phân tích tổng hợp kết quả của 10 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và nguy cơ sinh non đưa ra kết luận rằng, thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém có thể tăng nguy cơ sinh non. Ngược lại, một nghiên cứu khác trên 103.099 trường hợp mang thai cho thấy giấc ngủ của người mẹ không liên quan đến nguy cơ sinh non. Có nhiều sự thay đổi trong thói quen ngủ của phụ nữ sau khi chuyển phôi và trong thời kỳ mang thai. Do đó, khó có thể đưa ra kết luận về khả năng sinh non từ các đặc điểm giấc ngủ của một cá nhân trước khi chuyển phôi.
Phân tích phân tầng cho thấy không có mối tương quan giữa giấc ngủ và kết quả lâm sàng ở phụ nữ trên 35 tuổi và chuyển phôi trữ. Điều này có thể là do việc sử dụng phôi trữ lạnh tạo ra các biến số như chất lượng phôi sau khi rã đông và số lượng phôi được chuyển. Ngoài ra, khoảng thời gian giữa việc thu thập thông tin giấc ngủ và chuyển phôi dài hơn đối với phụ nữ chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi. Khoảng thời gian dài để chuẩn bị chuyển phôi trữ có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi ngủ trước khi chuyển phôi. Hơn nữa, quá trình điều trị cũng làm tăng áp lực tâm lý cho phụ nữ, và sự lo lắng có thể gây ra kết quả điều trị không mong muốn.
Phân tích độ nhạy phát hiện ra rằng kiểu giấc ngủ có liên quan đến sẩy thai. Nhóm buổi sáng và nhóm trung gian có khả năng sẩy thai cao hơn so với nhóm buổi tối. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng làm việc ca đêm và thường xuyên thức khuya làm tăng nguy cơ sẩy thai. Lý do có thể giải thích cho sự không đồng nhất này là sự khác biệt về thời gian thu thập các đặc điểm giấc ngủ và sự khác biệt giữa nhóm đối tượng nghiên cứu. Các định nghĩa về kiểu giấc ngủ cũng không nhất quán giữa nhiều nghiên cứu hiện nay, điều này có thể dẫn đến phân loại sai và kết quả mâu thuẫn.
Kết luận
Tóm lại, chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ trước khi chuyển phôi có liên quan đến kết quả lâm sàng của chu kỳ chuyển phôi. Chất lượng giấc ngủ tốt là một yếu tố có lợi cho kết quả thai kỳ như thai lâm sàng và trẻ sinh sống, mặc dù kiểu ngủ sớm và dậy sớm có thể là một yếu tố nguy cơ cho kết quả chuyển phôi tiêu cực. Kết quả của phân tích phân tầng chỉ ra rằng mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và kiểu giấc ngủ với kết quả IVF rõ ràng hơn ở phụ nữ dưới 35 tuổi và chuyển phôi tươi.
Nguồn: Liu, Z., Zheng, Y., Wang, B., Li, J., Qin, L., Li, X., ... & Zhao, S. (2023). The impact of sleep on in vitro fertilization embryo transfer outcomes: a prospective study. Fertility and sterility, 119(1), 47-55.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả chu sinh của phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp khi thực hiện chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 13-12-2024
Ca sinh sống đầu tiên từ noãn đông lạnh/rã đông sau trưởng thành bằng CAPA-IVM - Ngày đăng: 13-12-2024
Tác động của phẫu thuật nội soi cắt polyp lòng tử cung lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm trong trường hợp hiếm muộn không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 13-12-2024
Rối loạn chức năng tuyến giáp và hiếm muộn nữ: Một đánh giá toàn diện - Ngày đăng: 13-12-2024
Mùa hè so với mùa đông: ảnh hưởng của các mùa đối với chất lượng noãn trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 13-12-2024
Tác động của Bisphenol A và các chất thay thế đối với chất lượng noãn: đánh giá tổng hợp - Ngày đăng: 09-12-2024
Sử dụng sóng siêu âm tần số cao để cải thiện độ di động của tinh trùng - Ngày đăng: 07-12-2024
Ảnh hưởng của số lượng và chất lượng phôi nang được chuyển đến kết cục sinh sản trong các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 06-12-2024
Độ dày nội mạc tử cung phù hợp vào ngày chuyển phôi có thể giảm tỉ lệ thai ngoài tử cung và cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 04-12-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK