Tin tức
on Friday 13-12-2024 3:20pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đỗ Dương Ngọc – Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVF Vạn Hạnh
Polyp lòng tử cung còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của các tuyến và mô nội mạc tử cung. Khối polyp có thể là tổn thương đơn lẻ hoặc đa polyp lấp đầy khoang tử cung, có kích thước từ vài milimet đến vài centimet hoặc lớn hơn, có cuống hoặc không cuống. Thường không có triệu chứng, hầu hết được chẩn đoán trong quá trình khám hiếm muộn, khoảng 10% phụ nữ được phát hiện có polyp lòng tử cung. Polyp lòng tử cung liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và hạn chế không gian trong quá trình vận chuyển tinh trùng và phôi làm tổ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nội soi buồng tử cung chẩn đoán ở những phụ nữ hiếm muộn có thể làm tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, chỉ một số ít nghiên cứu so sánh tỷ lệ mang thai trước và sau khi nội soi cắt polyp lòng tử cung. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá lại tác động của phẫu thuật cắt polyp tử cung qua nội soi lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), trường hợp hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2023, phụ nữ điều trị hiếm muộn tại khoa Sản phụ khoa 2 của Đại học Quốc gia và Kapodistrian Athens và Bệnh viện Phụ sản "Iaso"
Tiêu chí nhận bao gồm: tuổi từ 18 đến 43, không có yếu tố vô sinh nam, không có bất thường trên HSG, thất bại TTTON ít nhất 1 chu kỳ.
Tiêu chí loại trừ: bệnh nhân đã nội soi cắt polyp tử cung.
Chỉ số đo lường
Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ thai sinh hóa (BPR).
Kết quả
Tìm ra 40 trường hợp phù hợp với tiêu chí nghiên cứu, tất cả các trường hợp đều được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt polyp trước khi kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist và chuyển phôi tươi ngày 5.
Kết quả sau chuyển phôi: 72,5% có kết quả β-hCG dương tính, 65% có thai lâm sàng và 7,5% có thai sinh hóa. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lâm sàng giữa trước và sau khi nội soi cắt polyp lòng tử cung (p < 0,001). Ngược lại, không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai sinh hóa giữa trước và sau khi nội soi cắt (p = 0,250).
Bàn luận
Hiện nay, kỹ thuật đánh giá chất lượng phôi đã được chuẩn hóa ngày càng chính xác, trong khi đánh giá khả năng tiếp nhận của niêm mạc tử cung là một vấn đề cần nghiên cứu thêm. Nội soi buồng tử cung giúp phát hiện polyp lòng tử cung chiếm tỷ lệ 6–31% trong các trường hợp có kết quả siêu âm bình thường.
Gần đây, Marchand và cộng sự đã tiến hành một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp về soi buồng tử cung thường quy trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản. Kết quả cho thấy soi buồng tử cung trước chuyển phôi giúp cải thiện CPR (p < 0,001). Không có sự khác biệt giữa nhóm đã soi buồng tử cung và nhóm đối chứng về: LBR, đa thai, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ thai sinh hóa.
Tương tự, một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp của Carrera Roig và cộng sự về vai trò của soi buồng tử cung chẩn đoán thường cho thấy CPR cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân đã soi buồng tử cung so với những bệnh nhân chưa soi. Tuy nhiên, họ không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về LBR.
Kết luận của Peitsidis và cộng sự đã chứng minh rằng ở những phụ nữ điều trị TTTON và bị thất bại làm tổ nhiều lần (RIF), phương pháp nội soi buồng tử cung giúp phát hiện các bệnh lý tử cung không được phát hiện bởi các phương pháp khác.
Nghiên cứu của Kalampokas và cộng sự cho thấy tỷ lệ mang thai tích lũy cao hơn đáng kể ở những phụ nữ đã thực hiện cắt polyp tử cung bằng phương pháp nội soi trước khi TTTON.
Nghiên cứu của Vaduva và cộng sự cũng chứng minh tỷ lệ mang thai cao hơn sau khi cắt polyp tử cung bằng phương pháp nội soi trước khi thụ tinh trong ống nghiệm (39,43% so với 23,53% ở nhóm đối chứng).
Nghiên cứu hồi cứu có đối chứng của Yang và cộng sự đã báo cáo tác động tích cực của nội soi cắt polyp lên CRP (63% so với 41% ở nhóm đối chứng, p = 0,009) trước khi thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều bất thường trong buồng tử cung chưa được chẩn đoán trước khi điều trị TTTON chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, thực hiện nội soi cắt polyp lòng tử cung làm tăng tỷ lệ CPR. Việc đánh giá toàn diện khoang tử cung có thể tìm ra các bất thường và cải thiện khả năng sinh sản. Tóm lại, nên cân nhắc nội soi tử cung cho tất cả phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân, đặc biệt là những phụ nữ ở độ tuổi cao và đã từng thất bại TTTON.
Tài liệu tham khảo: Impact of Hysteroscopic Polypectomy on IVF Outcomes in WomenwithUnexplained Infertility. J. Clin. Med. 2024, 13, 4755. https://doi.org/10.3390/jcm13164755
Polyp lòng tử cung còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của các tuyến và mô nội mạc tử cung. Khối polyp có thể là tổn thương đơn lẻ hoặc đa polyp lấp đầy khoang tử cung, có kích thước từ vài milimet đến vài centimet hoặc lớn hơn, có cuống hoặc không cuống. Thường không có triệu chứng, hầu hết được chẩn đoán trong quá trình khám hiếm muộn, khoảng 10% phụ nữ được phát hiện có polyp lòng tử cung. Polyp lòng tử cung liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và hạn chế không gian trong quá trình vận chuyển tinh trùng và phôi làm tổ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nội soi buồng tử cung chẩn đoán ở những phụ nữ hiếm muộn có thể làm tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, chỉ một số ít nghiên cứu so sánh tỷ lệ mang thai trước và sau khi nội soi cắt polyp lòng tử cung. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá lại tác động của phẫu thuật cắt polyp tử cung qua nội soi lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), trường hợp hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2023, phụ nữ điều trị hiếm muộn tại khoa Sản phụ khoa 2 của Đại học Quốc gia và Kapodistrian Athens và Bệnh viện Phụ sản "Iaso"
Tiêu chí nhận bao gồm: tuổi từ 18 đến 43, không có yếu tố vô sinh nam, không có bất thường trên HSG, thất bại TTTON ít nhất 1 chu kỳ.
Tiêu chí loại trừ: bệnh nhân đã nội soi cắt polyp tử cung.
Chỉ số đo lường
Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ thai sinh hóa (BPR).
Kết quả
Tìm ra 40 trường hợp phù hợp với tiêu chí nghiên cứu, tất cả các trường hợp đều được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt polyp trước khi kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist và chuyển phôi tươi ngày 5.
Kết quả sau chuyển phôi: 72,5% có kết quả β-hCG dương tính, 65% có thai lâm sàng và 7,5% có thai sinh hóa. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lâm sàng giữa trước và sau khi nội soi cắt polyp lòng tử cung (p < 0,001). Ngược lại, không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai sinh hóa giữa trước và sau khi nội soi cắt (p = 0,250).
Bàn luận
Hiện nay, kỹ thuật đánh giá chất lượng phôi đã được chuẩn hóa ngày càng chính xác, trong khi đánh giá khả năng tiếp nhận của niêm mạc tử cung là một vấn đề cần nghiên cứu thêm. Nội soi buồng tử cung giúp phát hiện polyp lòng tử cung chiếm tỷ lệ 6–31% trong các trường hợp có kết quả siêu âm bình thường.
Gần đây, Marchand và cộng sự đã tiến hành một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp về soi buồng tử cung thường quy trước khi điều trị hỗ trợ sinh sản. Kết quả cho thấy soi buồng tử cung trước chuyển phôi giúp cải thiện CPR (p < 0,001). Không có sự khác biệt giữa nhóm đã soi buồng tử cung và nhóm đối chứng về: LBR, đa thai, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ thai sinh hóa.
Tương tự, một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp của Carrera Roig và cộng sự về vai trò của soi buồng tử cung chẩn đoán thường cho thấy CPR cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân đã soi buồng tử cung so với những bệnh nhân chưa soi. Tuy nhiên, họ không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về LBR.
Kết luận của Peitsidis và cộng sự đã chứng minh rằng ở những phụ nữ điều trị TTTON và bị thất bại làm tổ nhiều lần (RIF), phương pháp nội soi buồng tử cung giúp phát hiện các bệnh lý tử cung không được phát hiện bởi các phương pháp khác.
Nghiên cứu của Kalampokas và cộng sự cho thấy tỷ lệ mang thai tích lũy cao hơn đáng kể ở những phụ nữ đã thực hiện cắt polyp tử cung bằng phương pháp nội soi trước khi TTTON.
Nghiên cứu của Vaduva và cộng sự cũng chứng minh tỷ lệ mang thai cao hơn sau khi cắt polyp tử cung bằng phương pháp nội soi trước khi thụ tinh trong ống nghiệm (39,43% so với 23,53% ở nhóm đối chứng).
Nghiên cứu hồi cứu có đối chứng của Yang và cộng sự đã báo cáo tác động tích cực của nội soi cắt polyp lên CRP (63% so với 41% ở nhóm đối chứng, p = 0,009) trước khi thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều bất thường trong buồng tử cung chưa được chẩn đoán trước khi điều trị TTTON chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, thực hiện nội soi cắt polyp lòng tử cung làm tăng tỷ lệ CPR. Việc đánh giá toàn diện khoang tử cung có thể tìm ra các bất thường và cải thiện khả năng sinh sản. Tóm lại, nên cân nhắc nội soi tử cung cho tất cả phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân, đặc biệt là những phụ nữ ở độ tuổi cao và đã từng thất bại TTTON.
Tài liệu tham khảo: Impact of Hysteroscopic Polypectomy on IVF Outcomes in WomenwithUnexplained Infertility. J. Clin. Med. 2024, 13, 4755. https://doi.org/10.3390/jcm13164755
Các tin khác cùng chuyên mục:











TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK