Tin tức
on Wednesday 04-12-2024 1:54am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đỗ Dương Ngọc – Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVF Vạn Hạnh
Tủ nuôi cấy Time-lapse là dạng tủ cấy hiện đại, được trang bị camera theo dõi và chụp ảnh phôi liên tục, giúp các thông tin động học phát triển của hợp tử và phôi được ghi nhận liên tục, từ đó giúp các chuyên viên phôi học có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường trong quá trình phân chia mà không được phát hiện khi phôi được nuôi cấy bằng hệ thống tủ nuôi cấy thông thường. Đánh giá Cochrane năm 2015 (cập nhật năm 2019) bao gồm 2955 người tham gia từ chín thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống Time-lapse trong nuôi cấy, lựa chọn phôi và kết quả là hệ thống Time-lapse không giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống. Tuy nhiên, chất lượng của bằng chứng trong các nghiên cứu được đánh giá là rất thấp. Chính vì vậy, nghiên cứu hiện tại đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi, đa trung tâm, ba nhóm song song với mục tiêu là đánh giá hiệu quả hệ thống Time-lapse trong nuôi cấy và lựa chọn phôi.
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiện ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi, đa trung tâm, ba nhóm song song, được tiến hành tại bảy trung tâm IVF ở Vương quốc Anh (n=1185) và Hồng Kông (n =390).
Đối tượng tham gia nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 42, có ít nhất ba phôi hai tiền nhân (2PN) vào ngày kiểm tra thụ tinh, sử dụng trứng tự thân và không làm sinh thiết phôi.
Đối tượng nghiên cứu được phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1:1.
Nhóm 1: bệnh nhân có phôi được cấy phôi trong tủ cấy Time-lapse, phôi được đánh giá và lựa chọn dựa theo động học hình thái kết hợp phương pháp đánh giá hình thái học truyền thống.
Nhóm 2: bệnh nhân có phôi được nuôi cấy trong tủ cấy Time-lapse, phôi được đánh giá và lựa chọn chỉ dựa theo phương pháp đánh giá hình thái truyền thống .
Nhóm 3 (nhóm chứng): bệnh nhân có phôi được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi thông thường, phôi được đánh giá và lựa chọn theo phương pháp đánh giá hình thái phôi truyền thống.
Chỉ số đo lường
Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống ở lần chuyển phôi đầu tiên.
Kết quả phụ bao gồm: tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng trên mỗi phôi được chuyển, sử dụng chuyển phôi đơn có chọn lọc (e-SET) và tỷ lệ sử dụng phôi.
Kết quả
Từ ngày 21 tháng 6 năm 2018 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, ghi nhận 1575 người đạt tiêu chuẩn tham gia và được chia làm 3 nhóm (n=525). Kết quả sau nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ trẻ sinh sống là 33,7% (175/520) trong nhóm 1; 36,6% (189/516) trong nhóm 2 và 33,0% (172/522) trong nhóm 3. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sinh sống giữa nhóm 1 và nhóm 3 (OR điều chỉnh 1,04; 97,5%; KTC 0,73 đến 1,47) hoặc giữa nhóm 2 và nhóm 3 (OR điều chỉnh 1,20; KTC 0,85 đến 1,70).
Tỷ lệ thai lâm sàng là 42,2% (219/519) trong nhóm 1; 43,4% (225/528) trong nhóm 2 và 40,9% (212/519) trong nhóm 3. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm nuôi cấy Time-lapse và nhóm đối chứng.
Tỷ lệ sẩy thai giữa thai lâm sàng và thai 24 tuần không khác biệt đáng kể ở nhóm 1 và nhóm chứng lần lượt là 8,7% (45/515) và 8,1% (42/517) (OR điều chỉnh 1,09; 95%; KTC 0,66–1,77) hoặc giữa nhóm 2 và nhóm chứng lần lượt là 6,4% (33/513) và 8,7 %(45/515) (OR điều chỉnh 0,76; 95%; KTC 0,45–1,29). Không có kết quả phụ nào khác về hiệu quả và độ an toàn lâm sàng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm ca thiệp và nhóm đối chứng.
Bàn luận
Trong thử nghiệm này, 80% các ca được thực hiện chuyển phôi ngày 5, mang lại tỷ lệ thành công cao hơn so với việc chuyển phôi ngày 3 và không liên quan đến việc phôi được nuôi cấy trong tủ cấy thông thường hay tủ cấy Time-lapse. Tỷ lệ dị bội cao hơn khi tuổi mẹ tăng được coi là lý do chính dẫn đến tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi trong các phương pháp điều trị IVF và ICSI.
Kết luận
Việc sử dụng hệ thống theo dõi liên tục Time-lapse cho nuôi cấy phôi hoặc lựa chọn phôi không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với các phương pháp nuôi cấy và lựa chọn phôi thông thường. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và sẩy thai giữa việc sử dụng hệ thống nuôi cấy Time-lapse so với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống ở các nhóm bệnh nhân với độ tuổi người vợ khác nhau, chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự cải thiện khi sử dụng hệ thống Time-lapse cho nuôi cấy và lựa chọn phôi đến tỷ lệ sinh sống ở những phụ nữ điều trị IVF và ICSI. Tuy nhiên, hệ thống nuôi cấy Time-lapse có những lợi thế cho nhóm bệnh nhân sảy thai liên tiếp, phục vụ cho mục đích đào tạo và quy trình làm việc trong labo hỗ trợ sinh sản.
Tài liệu tham khảo: Clinical effectiveness and safety of time-lapse imaging systems for embryo incubation and selection in in-vitro fertilisation treatment (TILT): a multicentre, three-parallel-group, double-blind, randomised controlled trial. The Lancet, Volume 404, Issue 10449, 256 - 265
Tủ nuôi cấy Time-lapse là dạng tủ cấy hiện đại, được trang bị camera theo dõi và chụp ảnh phôi liên tục, giúp các thông tin động học phát triển của hợp tử và phôi được ghi nhận liên tục, từ đó giúp các chuyên viên phôi học có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường trong quá trình phân chia mà không được phát hiện khi phôi được nuôi cấy bằng hệ thống tủ nuôi cấy thông thường. Đánh giá Cochrane năm 2015 (cập nhật năm 2019) bao gồm 2955 người tham gia từ chín thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống Time-lapse trong nuôi cấy, lựa chọn phôi và kết quả là hệ thống Time-lapse không giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống. Tuy nhiên, chất lượng của bằng chứng trong các nghiên cứu được đánh giá là rất thấp. Chính vì vậy, nghiên cứu hiện tại đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi, đa trung tâm, ba nhóm song song với mục tiêu là đánh giá hiệu quả hệ thống Time-lapse trong nuôi cấy và lựa chọn phôi.
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiện ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi, đa trung tâm, ba nhóm song song, được tiến hành tại bảy trung tâm IVF ở Vương quốc Anh (n=1185) và Hồng Kông (n =390).
Đối tượng tham gia nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 42, có ít nhất ba phôi hai tiền nhân (2PN) vào ngày kiểm tra thụ tinh, sử dụng trứng tự thân và không làm sinh thiết phôi.
Đối tượng nghiên cứu được phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1:1.
Nhóm 1: bệnh nhân có phôi được cấy phôi trong tủ cấy Time-lapse, phôi được đánh giá và lựa chọn dựa theo động học hình thái kết hợp phương pháp đánh giá hình thái học truyền thống.
Nhóm 2: bệnh nhân có phôi được nuôi cấy trong tủ cấy Time-lapse, phôi được đánh giá và lựa chọn chỉ dựa theo phương pháp đánh giá hình thái truyền thống .
Nhóm 3 (nhóm chứng): bệnh nhân có phôi được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi thông thường, phôi được đánh giá và lựa chọn theo phương pháp đánh giá hình thái phôi truyền thống.
Chỉ số đo lường
Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống ở lần chuyển phôi đầu tiên.
Kết quả phụ bao gồm: tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng trên mỗi phôi được chuyển, sử dụng chuyển phôi đơn có chọn lọc (e-SET) và tỷ lệ sử dụng phôi.
Kết quả
Từ ngày 21 tháng 6 năm 2018 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, ghi nhận 1575 người đạt tiêu chuẩn tham gia và được chia làm 3 nhóm (n=525). Kết quả sau nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ trẻ sinh sống là 33,7% (175/520) trong nhóm 1; 36,6% (189/516) trong nhóm 2 và 33,0% (172/522) trong nhóm 3. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sinh sống giữa nhóm 1 và nhóm 3 (OR điều chỉnh 1,04; 97,5%; KTC 0,73 đến 1,47) hoặc giữa nhóm 2 và nhóm 3 (OR điều chỉnh 1,20; KTC 0,85 đến 1,70).
Tỷ lệ thai lâm sàng là 42,2% (219/519) trong nhóm 1; 43,4% (225/528) trong nhóm 2 và 40,9% (212/519) trong nhóm 3. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm nuôi cấy Time-lapse và nhóm đối chứng.
Tỷ lệ sẩy thai giữa thai lâm sàng và thai 24 tuần không khác biệt đáng kể ở nhóm 1 và nhóm chứng lần lượt là 8,7% (45/515) và 8,1% (42/517) (OR điều chỉnh 1,09; 95%; KTC 0,66–1,77) hoặc giữa nhóm 2 và nhóm chứng lần lượt là 6,4% (33/513) và 8,7 %(45/515) (OR điều chỉnh 0,76; 95%; KTC 0,45–1,29). Không có kết quả phụ nào khác về hiệu quả và độ an toàn lâm sàng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm ca thiệp và nhóm đối chứng.
Bàn luận
Trong thử nghiệm này, 80% các ca được thực hiện chuyển phôi ngày 5, mang lại tỷ lệ thành công cao hơn so với việc chuyển phôi ngày 3 và không liên quan đến việc phôi được nuôi cấy trong tủ cấy thông thường hay tủ cấy Time-lapse. Tỷ lệ dị bội cao hơn khi tuổi mẹ tăng được coi là lý do chính dẫn đến tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi trong các phương pháp điều trị IVF và ICSI.
Kết luận
Việc sử dụng hệ thống theo dõi liên tục Time-lapse cho nuôi cấy phôi hoặc lựa chọn phôi không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống so với các phương pháp nuôi cấy và lựa chọn phôi thông thường. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và sẩy thai giữa việc sử dụng hệ thống nuôi cấy Time-lapse so với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống ở các nhóm bệnh nhân với độ tuổi người vợ khác nhau, chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự cải thiện khi sử dụng hệ thống Time-lapse cho nuôi cấy và lựa chọn phôi đến tỷ lệ sinh sống ở những phụ nữ điều trị IVF và ICSI. Tuy nhiên, hệ thống nuôi cấy Time-lapse có những lợi thế cho nhóm bệnh nhân sảy thai liên tiếp, phục vụ cho mục đích đào tạo và quy trình làm việc trong labo hỗ trợ sinh sản.
Tài liệu tham khảo: Clinical effectiveness and safety of time-lapse imaging systems for embryo incubation and selection in in-vitro fertilisation treatment (TILT): a multicentre, three-parallel-group, double-blind, randomised controlled trial. The Lancet, Volume 404, Issue 10449, 256 - 265
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá độ tin cậy của việc đo hormone androgen trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 03-12-2024
Bảo quản phôi nang chất lượng tốt bằng thủy tinh hóa trong hơn 5 năm làm giảm tỷ lệ làm tổ và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-12-2024
Giải trình tự RNA tế bào đơn cho thấy bức tranh toàn cảnh về biểu hiện gen và các mục tiêu tiềm năng cho quá trình lão hóa tinh hoàn ở người - Ngày đăng: 01-12-2024
Kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi có nguồn gốc từ hợp tử một tiền nhân (1PN) - Ngày đăng: 01-12-2024
Vi mất đoạn AZFc và kết quả hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 29-11-2024
Rescue ICSI giúp cải thiện tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn cho các chu kỳ có tỉ lệ tống xuất thể cực thứ 2 < 50% ở những phụ nữ trẻ tuổi: Phân tích mô hình hồi quy cộng tính tổng quát - Ngày đăng: 29-11-2024
Loại bỏ nhân tạo màng ZP ở giai đoạn tiền nhân của hợp tử: một nghiên cứu thăm dò để cải thiện sự phân mảnh phôi - Ngày đăng: 29-11-2024
Tỷ lệ trở lại và kết quả mang thai sau khi đông lạnh noãn để trì hoãn khả năng sinh sản theo kế hoạch: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 29-11-2024
Tiềm năng của Theophylline và Pentoxifylline trong cải thiện chất lượng tinh trùng và kết quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 29-11-2024
Lạc nội mạc tử cung liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi? Một nghiên cứu hệ thống phân tích thông số động học hình thái phôi bằng hệ thống nuôi cấy timelapse ở phụ nữ LNMTC - Ngày đăng: 29-11-2024
Mở rộng ứng dụng chiến lược PGT-M cho đột biến vi mất đoạn và vi lặp đoạn nhỏ - Ngày đăng: 29-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK