Tin tức
on Thursday 28-11-2024 9:04am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (In vitro maturation – IVM) thu nhận các noãn non và nuôi cấy trưởng thành trong ống nghiệm đến giai đoạn MII. Kể từ nghiên cứu đầu tiên của IVM trên người vào năm 1939, nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy và tăng tỉ lệ noãn trưởng thành. IVM ban đầu được phát triển cho nhóm bệnh nhân bị buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) để tránh quá khích buồng trứng. Sau này, chỉ định IVM đã được mở rộng cho các bệnh nhân bảo tồn khả năng sinh sản và nhiều chỉ định không phổ biến khác, trong đó có chứng không đáp ứng với kích thích buồng trứng do bất hoạt thụ thể FSH. Ưu điểm của IVM là có thể lấy noãn ở bất kì giai đoạn nào, xử lý đơn giản và ít tác dụng phụ.
Sự trưởng thành của noãn là một quá trình dài, trong đó noãn có được đầy đủ khả năng để phát triển, trưởng thành đồng bộ về nhân và tế bào chất. Trong IVM, tỉ lệ noãn trưởng thành xấp xỉ 60%, ở cả nhóm PCOS hay nhóm bảo tồn khả năng sinh sản. Nồng độ oxy trong ống dẫn trứng và tử cung thấp (từ 2% đến 8%) ở động vật có vú, nên sự phát triển của noãn và phôi có thể đạt tối ưu trong những điều kiện tương tự. Một số nghiên cứu đã cho thấy nuôi cấy ở nồng độ oxy thấp (O2: 5%, CO2: 6%, N2: 89%) có hiệu quả hơn so với nồng độ oxy khí quyển (O2: 20%, CO2: 6%, N2: 74%) về chất lượng phôi và tỉ lệ tạo phôi nang. Điều này có thể là do nồng độ oxy thấp ít gây ra ROS hơn. Fischer và cộng sự đã chứng minh các nang noãn trưởng thành trong cơ thể có liên quan với nồng độ oxy thấp trong dịch nang. Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy IVM đã thành công kể cả trong điều kiện oxy khí quyển và nồng độ oxy thấp.
Đến hiện nay, vẫn còn ít hiểu biết về nồng độ oxy trong môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của noãn như thế nào. Do đó, nghiên cứu này tiến hành xác định ảnh hưởng của nồng độ oxy 20% so với 5% đến sự trưởng thành và hình thái noãn IVM.
Vật liệu và phương pháp
Đây là nghiên cứu quan sát tiến cứu, đơn trung tâm, mù đôi chia noãn trên các chu kỳ IVM được thực hiện tại một bệnh viện ở Pháp từ tháng 11/2016 đến 04/2021. Nghiên cứu tiến hành chia noãn nuôi cấy trong điều kiện nồng độ oxy thấp (O2: 5%, CO2: 6%, N2: 89%) và nồng độ oxy khí quyển (O2: 20%, CO2: 6%, N2: 74%). Biến số chính là tỉ lệ noãn trưởng thành và hình thái noãn sau nuôi cấy. Hình thái được đánh giá bằng cách xem xét sáu thông số: hình dạng, kích thước, tế bào chất, khoang quanh noãn, màng trong suốt và đặc điểm thể cực.
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (phiên bản 19.0) và phần mềm Stata 16.
Kết quả
Tổng cộng có 161 chu kì IVM được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 13 bệnh nhân đã thực hiện nhiều hơn một chu kì. Độ tuổi trung bình là 31,4. Tổng cộng có 1.728 COC được thu nhận chia làm 2 nhóm nuôi cấy trong điều kiện oxy 5% và 20%. Tổng cộng 991 noãn trưởng thành đến giai đoạn MII, số noãn trung bình trên mỗi chu kì IVM là 6,1 ± 2,4 noãn.
Tỉ lệ trưởng thành của noãn không khác nhau giữa hai nhóm (nhóm 20% O2: 56,82% ± 32,57% so với nhóm 5% O2: 57,87% ± 30,97%; P=0,27). Về hình thái, điểm trung bình tổng thể của noãn cao hơn đáng kể ở nhóm 5% O2 so với nhóm 20% O2 (3,44 ± 1,26 so với 3,16 ± 1,32; P = 0,014).
Kết luận
Các dữ liệu hiện tại về nồng độ oxy tác động đến noãn trong IVM rất ít. Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên mô hình động vật và đưa ra kết quả trái ngược nhau. Gần đây, Vitale và cộng sự (2023) đã chứng minh nuôi cấy các nang nguyên thủy từ các mảnh buồng trứng bảo quản đông lạnh dưới nồng độ oxy thấp làm giảm apoptosis, lão hóa nang noãn và ROS của tế bào hạt. Có thể thấy nuôi cấy dưới nồng độ oxy thấp gần với điều kiện sinh lý hơn, tối ưu cho điều kiện phát triển nang noãn.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của nồng độ oxy lên sự trưởng thành và chất lượng noãn trong quá trình thực hiện IVM trên số lượng noãn lớn thông qua phương pháp chia noãn. Không có sự khác biệt về tỉ lệ trưởng thành, tuy nhiên nồng độ oxy thấp 5% đã cải thiện hình thái noãn so với 20%. Trong tương lai, cần có thêm những nghiên cứu sử dụng nang noãn đông lạnh, và nghiên cứu về ảnh hưởng của các nồng độ oxy tới sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng để làm sáng tỏ thêm vấn đề này.
Nguồn: Boumerdassi Y, Labrosse J, Hammami F, Dahoun M, Bouyer J, O'Neill L, Sarandi S, Peigné M, Cedrin I, Grynberg M, Sifer C. Impact of oxygen tension during in vitro maturation: a sibling-oocyte prospective double-blinded study. Fertil Steril. 2024 Apr;121(4):615-621. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.12.014. Epub 2023 Dec 14. PMID: 38103883.
Tổng quan
Kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (In vitro maturation – IVM) thu nhận các noãn non và nuôi cấy trưởng thành trong ống nghiệm đến giai đoạn MII. Kể từ nghiên cứu đầu tiên của IVM trên người vào năm 1939, nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy và tăng tỉ lệ noãn trưởng thành. IVM ban đầu được phát triển cho nhóm bệnh nhân bị buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) để tránh quá khích buồng trứng. Sau này, chỉ định IVM đã được mở rộng cho các bệnh nhân bảo tồn khả năng sinh sản và nhiều chỉ định không phổ biến khác, trong đó có chứng không đáp ứng với kích thích buồng trứng do bất hoạt thụ thể FSH. Ưu điểm của IVM là có thể lấy noãn ở bất kì giai đoạn nào, xử lý đơn giản và ít tác dụng phụ.
Sự trưởng thành của noãn là một quá trình dài, trong đó noãn có được đầy đủ khả năng để phát triển, trưởng thành đồng bộ về nhân và tế bào chất. Trong IVM, tỉ lệ noãn trưởng thành xấp xỉ 60%, ở cả nhóm PCOS hay nhóm bảo tồn khả năng sinh sản. Nồng độ oxy trong ống dẫn trứng và tử cung thấp (từ 2% đến 8%) ở động vật có vú, nên sự phát triển của noãn và phôi có thể đạt tối ưu trong những điều kiện tương tự. Một số nghiên cứu đã cho thấy nuôi cấy ở nồng độ oxy thấp (O2: 5%, CO2: 6%, N2: 89%) có hiệu quả hơn so với nồng độ oxy khí quyển (O2: 20%, CO2: 6%, N2: 74%) về chất lượng phôi và tỉ lệ tạo phôi nang. Điều này có thể là do nồng độ oxy thấp ít gây ra ROS hơn. Fischer và cộng sự đã chứng minh các nang noãn trưởng thành trong cơ thể có liên quan với nồng độ oxy thấp trong dịch nang. Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy IVM đã thành công kể cả trong điều kiện oxy khí quyển và nồng độ oxy thấp.
Đến hiện nay, vẫn còn ít hiểu biết về nồng độ oxy trong môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của noãn như thế nào. Do đó, nghiên cứu này tiến hành xác định ảnh hưởng của nồng độ oxy 20% so với 5% đến sự trưởng thành và hình thái noãn IVM.
Vật liệu và phương pháp
Đây là nghiên cứu quan sát tiến cứu, đơn trung tâm, mù đôi chia noãn trên các chu kỳ IVM được thực hiện tại một bệnh viện ở Pháp từ tháng 11/2016 đến 04/2021. Nghiên cứu tiến hành chia noãn nuôi cấy trong điều kiện nồng độ oxy thấp (O2: 5%, CO2: 6%, N2: 89%) và nồng độ oxy khí quyển (O2: 20%, CO2: 6%, N2: 74%). Biến số chính là tỉ lệ noãn trưởng thành và hình thái noãn sau nuôi cấy. Hình thái được đánh giá bằng cách xem xét sáu thông số: hình dạng, kích thước, tế bào chất, khoang quanh noãn, màng trong suốt và đặc điểm thể cực.
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (phiên bản 19.0) và phần mềm Stata 16.
Kết quả
Tổng cộng có 161 chu kì IVM được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 13 bệnh nhân đã thực hiện nhiều hơn một chu kì. Độ tuổi trung bình là 31,4. Tổng cộng có 1.728 COC được thu nhận chia làm 2 nhóm nuôi cấy trong điều kiện oxy 5% và 20%. Tổng cộng 991 noãn trưởng thành đến giai đoạn MII, số noãn trung bình trên mỗi chu kì IVM là 6,1 ± 2,4 noãn.
Tỉ lệ trưởng thành của noãn không khác nhau giữa hai nhóm (nhóm 20% O2: 56,82% ± 32,57% so với nhóm 5% O2: 57,87% ± 30,97%; P=0,27). Về hình thái, điểm trung bình tổng thể của noãn cao hơn đáng kể ở nhóm 5% O2 so với nhóm 20% O2 (3,44 ± 1,26 so với 3,16 ± 1,32; P = 0,014).
Kết luận
Các dữ liệu hiện tại về nồng độ oxy tác động đến noãn trong IVM rất ít. Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên mô hình động vật và đưa ra kết quả trái ngược nhau. Gần đây, Vitale và cộng sự (2023) đã chứng minh nuôi cấy các nang nguyên thủy từ các mảnh buồng trứng bảo quản đông lạnh dưới nồng độ oxy thấp làm giảm apoptosis, lão hóa nang noãn và ROS của tế bào hạt. Có thể thấy nuôi cấy dưới nồng độ oxy thấp gần với điều kiện sinh lý hơn, tối ưu cho điều kiện phát triển nang noãn.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của nồng độ oxy lên sự trưởng thành và chất lượng noãn trong quá trình thực hiện IVM trên số lượng noãn lớn thông qua phương pháp chia noãn. Không có sự khác biệt về tỉ lệ trưởng thành, tuy nhiên nồng độ oxy thấp 5% đã cải thiện hình thái noãn so với 20%. Trong tương lai, cần có thêm những nghiên cứu sử dụng nang noãn đông lạnh, và nghiên cứu về ảnh hưởng của các nồng độ oxy tới sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng để làm sáng tỏ thêm vấn đề này.
Nguồn: Boumerdassi Y, Labrosse J, Hammami F, Dahoun M, Bouyer J, O'Neill L, Sarandi S, Peigné M, Cedrin I, Grynberg M, Sifer C. Impact of oxygen tension during in vitro maturation: a sibling-oocyte prospective double-blinded study. Fertil Steril. 2024 Apr;121(4):615-621. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.12.014. Epub 2023 Dec 14. PMID: 38103883.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiệu quả và an toàn của thủy tinh hóa noãn dư sau kích thích buồng trứng: so sánh các chỉ định lâm sàng khác nhau của bảo quản lạnh noãn trong các chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2024
Tỷ lệ thu hồi tinh trùng thành công và mang thai lâm sàng sau điều trị micro-TESE kết hợp ICSI ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ngày đăng: 28-11-2024
Đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng từ noãn có màng trong suốt lõm - Ngày đăng: 26-11-2024
Kết cục thai kỳ sau khi bổ sung lợi khuẩn qua đường âm đạo trước khi chuyển phôi trữ: một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Tác dụng của việc kết hợp chất đồng vận GnRH trong phác đồ thay thế hormone đối với kết quả lâm sàng của chu kỳ FET ở các phụ nữ có độ tuổi khác nhau - Ngày đăng: 26-11-2024
Khởi đầu hỗ trợ hoàng thể bằng cách tiêm progesterone dựa trên nồng độ progesterone huyết thanh tối thiểu vào ngày chuyển phôi trong phác đồ chu kỳ tự nhiên thực sự của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 26-11-2024
Hướng điều trị mới cho phụ nữ vô sinh: sử dụng tế bào gốc buồng trứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 25-11-2024
Cơ chế của khảm nhiễm sắc thể trong phôi tiền làm tổ và tác động của nó đến sự phát triển phôi - Ngày đăng: 25-11-2024
Cải thiện khả năng di động của tinh trùng bằng cách chiếu xạ laser đỏ và laser phổ hồng ngoại gần: một nghiên cứu in-vitro - Ngày đăng: 20-11-2024
Phát triển và đánh giá hệ thống robot tự động để chuẩn bị đĩa nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 20-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK