Tin tức
on Tuesday 26-11-2024 2:05am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Thị Hoa Phượng – IVF Tâm Anh
Chuyển phôi đông lạnh (FET) là một kỹ thuật phổ biến trong hỗ trợ sinh sản cho phép chuyển các phôi dư đã được trữ lạnh từ chu kỳ IVF trước, mang lại tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao, đồng thời giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Để tạo điều kiện tốt cho phôi làm tổ thành công trong tử cung, thì cần việc chuẩn bị niêm mạc tử cung là rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều cách để chuẩn bị niêm mạc tử cung, trong đó phải kể đến liệu pháp thay thế hormone (HRT) là một trong những phác đồ được sử dụng phổ biến nhất, HRT sử dụng estrogen ngoại sinh (E2) kết hợp progesterone để chuẩn bị nội mạc tử cung. Chất đồng vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH – a) cũng được sử dụng để cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp HRT và GnRH – a giúp giảm tỷ lệ hủy chu kỳ, tăng tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống. Đặc biệt, GnRH – a có hiệu quả tích cực đối với phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống và giảm nguy cơ sinh non. GnRH-a còn tăng tỉ lệ thành công FET bằng cách giảm nồng độ estrogen và androgen, kiểm soát nồng độ LH không quá cao, từ đó cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của GnRH – a trong các chu kỳ FET ở các phụ nữ bị thất bại làm tổ nhiều lần (RIF) cũng như các yếu tố như tuổi mẹ và nguyên nhân vô sinh khác (các bất thường từ ống dẫn trứng, các yếu tố nam giới như suy tinh, thiểu tinh) trong thành công của FET.
Vì vậy nhóm nghiên cứu Xie và cộng sự (năm 2024) đã so sánh các kết quả lâm sàng giữa HRT và GnRHa – HRT ở các nhóm bệnh nhân nữ với độ tuổi khác nhau để đánh giá liệu yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng đến kết quả của FET hay không.
Nghiên cứu này đã tiến hành so sánh hiệu quả của hai phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung trong chu kỳ FET: HRT chính thống và HRT kết hợp với GnRH – a (GnRHa + HRT). Dữ liệu được thu thập từ 4.091 chu kỳ FET diễn ra từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 7 năm 2022 tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Ôn Châu (Wenzhou Medical University). Để đảm bảo tính đồng nhất của nghiên cứu, nhóm tác giả đã loại trừ các trường hợp có yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và các trường hợp không đủ độ dày nội mạc tử cung. Các phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm chính dựa trên độ tuổi: <35 tuổi và ≥35 tuổi. Mỗi nhóm được chia thành hai nhóm nhỏ hơn dựa trên phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung: nhóm HRT và nhóm GnRHa + HRT.
Ở nhóm HRT: Bệnh nhân được bổ sung estrogen vào ngày 2 – 5 của chu kỳ kinh nguyệt sau khi xét nghiệm hormone sinh dục và siêu âm không có bất thường. Đánh giá độ dày và hình thái nội mạc tử cung thường xuyên bằng siêu âm qua ngả âm đạo. Khi độ dày và hình thái nội mạc tử cung đạt yêu cầu và nồng độ progesterone huyết thanh <1,5 ng/ml, tiến hành bổ sung progesterone. Chuyển phôi vào ngày thứ năm sau đó.
Ở nhóm GnRHa + HRT: Tiêm 3,75 mg GnRH agonist vào ngày 2 – 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau 28 – 30 ngày, xét nghiệm nồng độ FSH, LH và E2 trong huyết thanh, đồng thời siêu âm đánh giá nội mạc tử cung qua ngả âm đạo. Khi điều hòa tuyến yên đạt tiêu chuẩn (LH < 5U/L, FSH < 5U/L, E2 < 50 pg/ml, độ dày nội mạc tử cung < 5 mm, đường kính nang ≤5 – 10 mm), thì tiến hành phác đồ như nhóm HRT.
Kết quả: Trong tổng số 4.091 chu kỳ, có 2.605 chu kỳ trong nhóm <35 tuổi và 1.486 chu kỳ trong nhóm ≥35 tuổi. Trong đó, ở nhóm <35 tuổi có 1.965 chu kỳ đã thực hiện HRT và 640 chu kỳ đã thực hiện GnRHa + HRT với độ tuổi trung bình lần lượt là 30,6 và 31,3 tuổi. Bên cạnh đó, ở nhóm ≥35 tuổi, có 1.054 chu kỳ thực hiện HRT và 432 chu kỳ thực hiện GnRHa + HRT với độ tuổi trung bình lần lượt là 38,1 và 38,3 tuổi.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả lâm sàng giữa nhóm HRT và nhóm GnRHa + HRT ở những phụ nữ <35 tuổi.
Tương tự, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai sinh hóa và tỷ lệ sẩy thai, nhưng có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (44,68% so với 36,91%, P = 0,0059) và tỷ lệ trẻ sinh sống (31,94% so với 24,38%, P = 0,0036) giữa nhóm GnRHa + HRT với nhóm HRT ở các phụ nữ ≥ 35 tuổi.
Phân tích hồi quy logistic cho thấy tuổi của phụ nữ và số lượng phôi chuyển có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trẻ sinh sống trong toàn bộ chu kỳ FET. Ở nhóm <35 tuổi, tác động của GnRH – a đối với tỷ lệ trẻ sinh sống không khác biệt về mặt thống kê (OR = 0,912; KTC 95% 0,760 – 1,094; P = 0,321). Tuy nhiên, việc thực hiện điều hòa tuyến yên giảm tiết hormone gonadotropin bằng GnRH – a trước khi dùng HRT đã cải thiện đáng kể tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm ≥ 35 tuổi (OR = 1,614; KTC 95% 1,246 – 2,091; P < 0,001).
Bàn luận: Nghiên cứu đã khám phá tác động tích cực của việc sử dụng thuốc đồng vận hormone GnRH trong phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thay thế hormone cho chu kỳ FET. Nhờ việc điều tiết LH và FSH, GnRH – a sẽ kiểm soát các nang noãn phát triển đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lựa phôi chuyển. Đồng thời, GnRH – a còn giúp cải thiện chất lượng của nội mạc tử cung, làm tăng khả năng tiếp nhận và làm tổ của phôi. Điều này đặc biệt quan trọng ở phụ nữ lớn tuổi, khi mà chất lượng nội mạc tử cung thường suy giảm. Nghiên cứu cho thấy điều hòa giảm GnRH – a trước HRT không cải thiện kết quả mang thai ở nhóm phụ nữ < 35 tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm phụ nữ ≥ 35 tuổi, GnRHa + HRT đã cải thiện đáng kể tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống. Ngoài ra, GnRHa + HRT cải thiện đáng kể tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm này, ngay cả khi tỷ lệ dính buồng tử cung cao do GnRH – a có thể giảm viêm, tăng lưu lượng máu, giảm nồng độ LH và cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi.
Xie, J., Lu, J., & Zhang, H. (2024). Effect of GnRH agonist down-regulation combined with hormone replacement treatment on reproductive outcomes of frozen blastocyst transfer cycles in women of different ages. PeerJ, 12, e17447.
Chuyển phôi đông lạnh (FET) là một kỹ thuật phổ biến trong hỗ trợ sinh sản cho phép chuyển các phôi dư đã được trữ lạnh từ chu kỳ IVF trước, mang lại tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao, đồng thời giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Để tạo điều kiện tốt cho phôi làm tổ thành công trong tử cung, thì cần việc chuẩn bị niêm mạc tử cung là rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều cách để chuẩn bị niêm mạc tử cung, trong đó phải kể đến liệu pháp thay thế hormone (HRT) là một trong những phác đồ được sử dụng phổ biến nhất, HRT sử dụng estrogen ngoại sinh (E2) kết hợp progesterone để chuẩn bị nội mạc tử cung. Chất đồng vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH – a) cũng được sử dụng để cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp HRT và GnRH – a giúp giảm tỷ lệ hủy chu kỳ, tăng tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống. Đặc biệt, GnRH – a có hiệu quả tích cực đối với phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) giúp cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống và giảm nguy cơ sinh non. GnRH-a còn tăng tỉ lệ thành công FET bằng cách giảm nồng độ estrogen và androgen, kiểm soát nồng độ LH không quá cao, từ đó cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của GnRH – a trong các chu kỳ FET ở các phụ nữ bị thất bại làm tổ nhiều lần (RIF) cũng như các yếu tố như tuổi mẹ và nguyên nhân vô sinh khác (các bất thường từ ống dẫn trứng, các yếu tố nam giới như suy tinh, thiểu tinh) trong thành công của FET.
Vì vậy nhóm nghiên cứu Xie và cộng sự (năm 2024) đã so sánh các kết quả lâm sàng giữa HRT và GnRHa – HRT ở các nhóm bệnh nhân nữ với độ tuổi khác nhau để đánh giá liệu yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng đến kết quả của FET hay không.
Nghiên cứu này đã tiến hành so sánh hiệu quả của hai phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung trong chu kỳ FET: HRT chính thống và HRT kết hợp với GnRH – a (GnRHa + HRT). Dữ liệu được thu thập từ 4.091 chu kỳ FET diễn ra từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 7 năm 2022 tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Ôn Châu (Wenzhou Medical University). Để đảm bảo tính đồng nhất của nghiên cứu, nhóm tác giả đã loại trừ các trường hợp có yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và các trường hợp không đủ độ dày nội mạc tử cung. Các phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm chính dựa trên độ tuổi: <35 tuổi và ≥35 tuổi. Mỗi nhóm được chia thành hai nhóm nhỏ hơn dựa trên phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung: nhóm HRT và nhóm GnRHa + HRT.
Ở nhóm HRT: Bệnh nhân được bổ sung estrogen vào ngày 2 – 5 của chu kỳ kinh nguyệt sau khi xét nghiệm hormone sinh dục và siêu âm không có bất thường. Đánh giá độ dày và hình thái nội mạc tử cung thường xuyên bằng siêu âm qua ngả âm đạo. Khi độ dày và hình thái nội mạc tử cung đạt yêu cầu và nồng độ progesterone huyết thanh <1,5 ng/ml, tiến hành bổ sung progesterone. Chuyển phôi vào ngày thứ năm sau đó.
Ở nhóm GnRHa + HRT: Tiêm 3,75 mg GnRH agonist vào ngày 2 – 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau 28 – 30 ngày, xét nghiệm nồng độ FSH, LH và E2 trong huyết thanh, đồng thời siêu âm đánh giá nội mạc tử cung qua ngả âm đạo. Khi điều hòa tuyến yên đạt tiêu chuẩn (LH < 5U/L, FSH < 5U/L, E2 < 50 pg/ml, độ dày nội mạc tử cung < 5 mm, đường kính nang ≤5 – 10 mm), thì tiến hành phác đồ như nhóm HRT.
Kết quả: Trong tổng số 4.091 chu kỳ, có 2.605 chu kỳ trong nhóm <35 tuổi và 1.486 chu kỳ trong nhóm ≥35 tuổi. Trong đó, ở nhóm <35 tuổi có 1.965 chu kỳ đã thực hiện HRT và 640 chu kỳ đã thực hiện GnRHa + HRT với độ tuổi trung bình lần lượt là 30,6 và 31,3 tuổi. Bên cạnh đó, ở nhóm ≥35 tuổi, có 1.054 chu kỳ thực hiện HRT và 432 chu kỳ thực hiện GnRHa + HRT với độ tuổi trung bình lần lượt là 38,1 và 38,3 tuổi.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả lâm sàng giữa nhóm HRT và nhóm GnRHa + HRT ở những phụ nữ <35 tuổi.
Tương tự, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai sinh hóa và tỷ lệ sẩy thai, nhưng có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (44,68% so với 36,91%, P = 0,0059) và tỷ lệ trẻ sinh sống (31,94% so với 24,38%, P = 0,0036) giữa nhóm GnRHa + HRT với nhóm HRT ở các phụ nữ ≥ 35 tuổi.
Phân tích hồi quy logistic cho thấy tuổi của phụ nữ và số lượng phôi chuyển có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ trẻ sinh sống trong toàn bộ chu kỳ FET. Ở nhóm <35 tuổi, tác động của GnRH – a đối với tỷ lệ trẻ sinh sống không khác biệt về mặt thống kê (OR = 0,912; KTC 95% 0,760 – 1,094; P = 0,321). Tuy nhiên, việc thực hiện điều hòa tuyến yên giảm tiết hormone gonadotropin bằng GnRH – a trước khi dùng HRT đã cải thiện đáng kể tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm ≥ 35 tuổi (OR = 1,614; KTC 95% 1,246 – 2,091; P < 0,001).
Bàn luận: Nghiên cứu đã khám phá tác động tích cực của việc sử dụng thuốc đồng vận hormone GnRH trong phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung thay thế hormone cho chu kỳ FET. Nhờ việc điều tiết LH và FSH, GnRH – a sẽ kiểm soát các nang noãn phát triển đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lựa phôi chuyển. Đồng thời, GnRH – a còn giúp cải thiện chất lượng của nội mạc tử cung, làm tăng khả năng tiếp nhận và làm tổ của phôi. Điều này đặc biệt quan trọng ở phụ nữ lớn tuổi, khi mà chất lượng nội mạc tử cung thường suy giảm. Nghiên cứu cho thấy điều hòa giảm GnRH – a trước HRT không cải thiện kết quả mang thai ở nhóm phụ nữ < 35 tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm phụ nữ ≥ 35 tuổi, GnRHa + HRT đã cải thiện đáng kể tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống. Ngoài ra, GnRHa + HRT cải thiện đáng kể tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm này, ngay cả khi tỷ lệ dính buồng tử cung cao do GnRH – a có thể giảm viêm, tăng lưu lượng máu, giảm nồng độ LH và cải thiện khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi.
Xie, J., Lu, J., & Zhang, H. (2024). Effect of GnRH agonist down-regulation combined with hormone replacement treatment on reproductive outcomes of frozen blastocyst transfer cycles in women of different ages. PeerJ, 12, e17447.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khởi đầu hỗ trợ hoàng thể bằng cách tiêm progesterone dựa trên nồng độ progesterone huyết thanh tối thiểu vào ngày chuyển phôi trong phác đồ chu kỳ tự nhiên thực sự của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 26-11-2024
Hướng điều trị mới cho phụ nữ vô sinh: sử dụng tế bào gốc buồng trứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 25-11-2024
Cơ chế của khảm nhiễm sắc thể trong phôi tiền làm tổ và tác động của nó đến sự phát triển phôi - Ngày đăng: 25-11-2024
Cải thiện khả năng di động của tinh trùng bằng cách chiếu xạ laser đỏ và laser phổ hồng ngoại gần: một nghiên cứu in-vitro - Ngày đăng: 20-11-2024
Phát triển và đánh giá hệ thống robot tự động để chuẩn bị đĩa nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 20-11-2024
Mối tương quan giữa phác đồ kích thích buồng trứng và tỷ lệ phôi nang nguyên bội ở các chu kỳ PGT-A - Ngày đăng: 20-11-2024
Tỷ lệ thai lâm sàng sau khi nuôi cấy phôi nang ở nhiệt độ ổn định 36,6°C so với 37,1°C: một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 19-11-2024
Tỷ lệ đơn bội và tam bội trong sinh thiết tế bào lá nuôi phôi nang có nguồn gốc từ noãn thụ tinh bình thường và bất thường - Ngày đăng: 19-11-2024
Sử dụng dữ liệu kết cục từ 1000 chu kỳ chuyển phôi khảm để xây dựng hệ thống xếp hạng phôi khảm ưu tiên chuyển cho lâm sàng - Ngày đăng: 19-11-2024
Những thay đổi do môi trường bất lợi gây ra lên động học hình thái phát triển phôi - Ngày đăng: 16-11-2024
Nghiên cứu mối tương quan giữa rối loạn kinh nguyệt và BMI ở thanh thiếu niên - Ngày đăng: 14-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK