Tin tức
on Saturday 16-11-2024 6:34am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư – IVF Tâm Anh
Về mặt hình thái phôi, các nghiên cứu trước đây chỉ ra tính hữu ích của việc chấm điểm phôi như một yếu tố dự đoán thai kỳ. Tuy nhiên, phôi nang phát triển từ phôi bình thường và phôi phân chia bất thường có hình thái tương tự. Nhìn chung, việc thiết lập thuật toán hình ảnh theo thời gian, cung cấp một công cụ vượt trội để lựa chọn phôi, thay vì sử dụng các đánh giá hình thái chủ quan thông thường.
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên động học hình thái phôi
Nhiệt độ cao vào mùa hè là yếu tố môi trường chính góp phần làm giảm khả năng sinh sản ở bò sữa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bò tiếp xúc với nhiệt độ cao trong mùa nắng có thể ảnh hưởng giảm tỉ lệ thụ tinh, phát triển phôi giai đoạn 2, 8 tế bào, phôi dâu và phôi nang. Nhìn chung, nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng phôi ở tất cả các giai đoạn.
Căng thẳng nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi phân chia bất thường, biểu hiện bằng tỉ lệ phôi phân chia không đều cao hơn trong mùa nóng so với mùa lạnh (14,3 so với 5,9%).
3.2. Tác động của hóa chất nhân tạo lên động học hình thái phôi
Phthalate: Nhóm phthalate chứa hơn 25 loại được sử dụng cho thương mại, có thể được tìm thấy trong đồ chơi, sàn vinyl, giấy dán tường, chất tẩy rửa, bao bì thực phẩm, dược phẩm,…. Phthalate được phát hiện trong dịch nang noãn của con cái; chúng có liên quan đến kết quả sinh sản tiêu cực như giảm số lượng và chất lượng noãn, ảnh hưởng đến động học phát triển phôi và tăng tỉ lệ phôi phân chia bất thường.
Các hợp chất tổng hợp khác: Nhiều hợp chất hóa học và tổng hợp được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Các hợp chất này bao gồm các hóa chất như paraben, bisphenol, microplastic, triclosan,… Ví dụ, bisphenol A (BPA) là bisphenol được nghiên cứu nhiều nhất. BPA cũng làm suy yếu sự biểu hiện của một số miRNA trong noãn, cũng như quá trình chuyển hóa phôi nang. Một nghiên cứu trên noãn chuột chỉ ra rằng BPA làm chậm chu kỳ tế bào thông qua giảm phân, cho thấy tác động có thể xảy ra đối với động học hình thái phôi sau khi thụ tinh. Sự trưởng thành trong ống nghiệm của noãn bò với axit perfluoroalkyl, một phân nhóm PFAS, làm giảm tỉ lệ phân chia và hình thành phôi nang, nhưng nó không làm thay đổi hình thái phôi nang.
Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu: Khoảng 1000 trong số các hợp chất này đã được xác định là hợp chất phá vỡ nội tiết (EDC). Một số hợp chất này được báo cáo là ảnh hưởng đến sinh sản ở vật nuôi. Cụ thể, số lượng noãn, chất lượng noãn và tinh trùng, động học phát triển và tiềm năng phát triển đến giai đoạn phôi nang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc với các hợp chất nói trên.
Hợp chất dược phẩm: Các hợp chất này bao gồm carbamazepine, lamotrigine, caffeine, metoprolol, sulfamethoxazole, sildenafil và các hợp chất khác. Trong số các hợp chất này, carbamazepine, một loại thuốc chống động kinh, là một trong những dược phẩm được phát hiện thường xuyên nhất trong môi trường. Một nghiên cứu khác trên chuột đực cho thấy carbamazepine làm suy yếu quá trình sinh steroid và chất lượng tinh trùng, làm giảm nồng độ testosterone và làm chậm tuổi dậy thì. Việc sử dụng carbamazepine trong thời kỳ mang thai làm giảm cân nặng của thai nhi, giảm khoảng cách từ đỉnh đầu đến mông và làm tăng tỉ lệ mất phôi trước và sau khi làm tổ. Carbamazepine cũng làm suy yếu động học hình thái phôi; tăng tỉ lệ phân chia bất thường.
Chất oxy hóa: Chất oxy hóa được sử dụng rộng rãi để gây ra stress oxy hóa trong nhiều mô hình sinh học, được báo cáo là ảnh hưởng đến phôi. Ví dụ, cumene hydroperoxide ở nồng độ 4, 6 và 8 µM gây ra sự chậm trễ trong thời gian phân chia thành giai đoạn 4, 5, 6, 7 và 8 tế bào, cũng như trong thời gian hình thành phôi dâu, hình thành khoang phôi nang và sự mở rộng của phôi nang.
Dầu khoáng thường được sử dụng để bảo vệ phôi nuôi cấy trong ống nghiệm khỏi nhiệt độ môi trường, độ pH và độ thẩm thấu không phù hợp. Dầu khoáng bao gồm dầu thô và chứa hydrocarbon không bão hòa, peroxide và Triton-X 100. Hai chất sau được gọi là các nguyên tố độc hại với phôi, trong điều kiện bảo quản không phù hợp, có thể tạo thành các gốc tự do. Wolff và cộng sự (2013) đã báo cáo rằng việc sử dụng dầu khoáng để nuôi cấy phôi chuột đã gây ra sự chậm trễ trong quá trình phân chia giai đoạn 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tế bào, hình thành phôi dâu và phôi nang. Mặc dù chưa đủ rõ ràng, dầu khoáng dường như có tác dụng độc hại đối với động học hình thái phôi, có thể là thông qua việc gây ra stress oxy hóa bởi ROS và các tác nhân tự do khác; do đó, cần phải xử lý thận trọng.
3.3. Ảnh hưởng của các hợp chất tự nhiên đến động học hình thái phát triển phôi
Mycotoxin: Aflatoxin là độc tố tự nhiên thuộc nhóm lớn mycotoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra. Aflatoxin được coi là yếu tố nguy cơ gây vô sinh; ảnh hưởng trực tiếp đến giảm phân và chu kì tế bào, suy yếu hoạt động của các bào quan và phân bố ty thể, tăng ROS. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp lên phát triển phôi và tăng tỉ lệ phôi bất thường, thay đổi về cả hình thái và động học của phôi, hoặc nghiêm trọng hơn là có thể làm phôi ngưng phát triển.
Nhiễm trùng do vi-rút: noãn và phôi người biểu hiện thụ thể ACE2, khiến chúng dễ bị nhiễm SARS-CoV-2. Một nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng những bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 trải qua các thủ thuật IVF có số lượng noãn thu được thấp hơn. Đối với động học phát triển phôi, không có sự khác biệt nào được ghi nhận trong thời gian từ khi thụ tinh đến khi nhân tiền phôi mờ dần và thời gian từ khi thụ tinh đến khi phân chia thành phôi 2, 3, 4 hoặc 5 tế bào. Tuy nhiên, nhiễm SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và mang thai.
Papillomavirus, một loại virus DNA, cũng được báo cáo là làm thay đổi động học hình thái phôi. Phôi người từ những bệnh nhân bị nhiễm dương tính cho thấy động học nhanh hơn ở giai đoạn đầu. Điều này được biểu hiện bằng thời gian biến mất của tiền nhân ngắn hơn, dẫn đến sự phân chia sớm hơn thành giai đoạn 2 tế bào. Người ta cho rằng papillomavirus ảnh hưởng đến điểm kiểm soát lắp ráp thoi phân bào, từ đó dẫn đến các khiếm khuyết về nguyên phân.
3.4. Ảnh hưởng của bức xạ đến động học hình thái phát triển phôi
Nhìn chung, bức xạ được phân loại thành ion hóa hoặc không ion hóa. Có ba loại bức xạ ion hóa chính: tia alpha, beta và gamma (hoặc tia X). Bức xạ ion hóa được đặc trưng bởi năng lượng cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA hoặc nó có thể gây ra sự tạo ra ROS và stress oxy hóa. Bức xạ ion hóa trong thời kỳ mang thai, chủ yếu là trước khi làm tổ, được báo cáo là ảnh hưởng có hại đến phôi.
Bức xạ ion hóa có tác động tiêu cực đến tinh trùng người, biểu hiện bằng việc giảm nồng độ và khả năng vận động của tinh trùng, suy giảm hình thái tinh trùng, gây ra stress oxy hóa và tổn thương DNA. Tương tự, việc tiếp xúc tinh trùng người trong ống nghiệm với bức xạ điện từ dẫn đến giảm khả năng di động và khả năng sống của tinh trùng cũng như làm tăng mức ROS, phân mảnh DNA, giảm điện thế màng ty thể cũng như giảm khả năng sống của tinh trùng.
Yếu tố tăng trưởng giống insulin-I (IGF-I): IGF-I được tiết ra bởi ống dẫn trứng, tử cung và phôi; nó có khả năng chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên bò cho thấy IGF-I có thể loại bỏ tác động của sốc nhiệt lên phôi bò, giảm apoptosis và cải thiện khả năng phát triển đến giai đoạn phôi nang. IGF-I được phát hiện có tác dụng làm giảm tác dụng của hydrogen peroxide trong phôi tiền làm tổ ở chuột. Bổ sung IGF-I vào môi trường trưởng thành không ảnh hưởng đến tốc độ phân chia sau khi thụ tinh, nhưng có xu hướng làm tăng tốc độ hình thành phôi nang. Về mặt động học hình thái phôi, IGF-I không ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi phân chia bình thường so với bất thường nhưng làm tăng tỉ lệ phôi phân chia không đồng bộ.
Vitamin: Một nghiên cứu gần đây trên người cho thấy rằng hàm lượng vitamin (A, E, D và K) trong dịch nang noãn đóng vai trò là dấu hiệu tốt cho khả năng phát triển của noãn. Việc bổ sung vitamin A vào môi trường làm tăng tốc độ trưởng thành và cân bằng biểu hiện của các gen liên quan đến chất chống oxy hóa. Việc bổ sung vitamin C vào môi trường trưởng thành trong ống nghiệm của noãn bò làm giảm mức ROS và tăng tỉ lệ phôi nang.
Các chất chống oxy hóa khác: Acetyl-L-carnitine (ALC), N-acetyl-L-cysteine (NAC) và axit α-lipoic (ALA) đã được chứng minh là có tác dụng có lợi đối với phôi phát triển trong điều kiện oxy cao. Nuôi cấy phôi chuột bằng hỗn hợp ALC, NAC và ALA trong môi trường oxy cao (20%) dẫn đến sự phát triển phôi nhanh hơn, nén và hình thành phôi nang nhanh hơn. Ngoài ra, một số hợp chất khác còn có liên quan đến tăng tỉ lệ mang thai và trẻ sinh sống.
Nguồn: Kalo D, Yaacobi-Artzi S, Manovich S, Michaelov A, Komsky-Elbaz A, Roth Z. Environmental Stress-Induced Alterations in Embryo Developmental Morphokinetics. J Xenobiot. 2024 Oct 21;14(4):1613-1637. doi: 10.3390/jox14040087. PMID: 39449428; PMCID: PMC11503402.
- Động học hình thái phôi
Về mặt hình thái phôi, các nghiên cứu trước đây chỉ ra tính hữu ích của việc chấm điểm phôi như một yếu tố dự đoán thai kỳ. Tuy nhiên, phôi nang phát triển từ phôi bình thường và phôi phân chia bất thường có hình thái tương tự. Nhìn chung, việc thiết lập thuật toán hình ảnh theo thời gian, cung cấp một công cụ vượt trội để lựa chọn phôi, thay vì sử dụng các đánh giá hình thái chủ quan thông thường.
- Các yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến động học hình thái phôi
- Các tác nhân gây bất lợi môi trường
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên động học hình thái phôi
Nhiệt độ cao vào mùa hè là yếu tố môi trường chính góp phần làm giảm khả năng sinh sản ở bò sữa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bò tiếp xúc với nhiệt độ cao trong mùa nắng có thể ảnh hưởng giảm tỉ lệ thụ tinh, phát triển phôi giai đoạn 2, 8 tế bào, phôi dâu và phôi nang. Nhìn chung, nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng phôi ở tất cả các giai đoạn.
Căng thẳng nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi phân chia bất thường, biểu hiện bằng tỉ lệ phôi phân chia không đều cao hơn trong mùa nóng so với mùa lạnh (14,3 so với 5,9%).
3.2. Tác động của hóa chất nhân tạo lên động học hình thái phôi
Phthalate: Nhóm phthalate chứa hơn 25 loại được sử dụng cho thương mại, có thể được tìm thấy trong đồ chơi, sàn vinyl, giấy dán tường, chất tẩy rửa, bao bì thực phẩm, dược phẩm,…. Phthalate được phát hiện trong dịch nang noãn của con cái; chúng có liên quan đến kết quả sinh sản tiêu cực như giảm số lượng và chất lượng noãn, ảnh hưởng đến động học phát triển phôi và tăng tỉ lệ phôi phân chia bất thường.
Các hợp chất tổng hợp khác: Nhiều hợp chất hóa học và tổng hợp được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Các hợp chất này bao gồm các hóa chất như paraben, bisphenol, microplastic, triclosan,… Ví dụ, bisphenol A (BPA) là bisphenol được nghiên cứu nhiều nhất. BPA cũng làm suy yếu sự biểu hiện của một số miRNA trong noãn, cũng như quá trình chuyển hóa phôi nang. Một nghiên cứu trên noãn chuột chỉ ra rằng BPA làm chậm chu kỳ tế bào thông qua giảm phân, cho thấy tác động có thể xảy ra đối với động học hình thái phôi sau khi thụ tinh. Sự trưởng thành trong ống nghiệm của noãn bò với axit perfluoroalkyl, một phân nhóm PFAS, làm giảm tỉ lệ phân chia và hình thành phôi nang, nhưng nó không làm thay đổi hình thái phôi nang.
Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu: Khoảng 1000 trong số các hợp chất này đã được xác định là hợp chất phá vỡ nội tiết (EDC). Một số hợp chất này được báo cáo là ảnh hưởng đến sinh sản ở vật nuôi. Cụ thể, số lượng noãn, chất lượng noãn và tinh trùng, động học phát triển và tiềm năng phát triển đến giai đoạn phôi nang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc với các hợp chất nói trên.
Hợp chất dược phẩm: Các hợp chất này bao gồm carbamazepine, lamotrigine, caffeine, metoprolol, sulfamethoxazole, sildenafil và các hợp chất khác. Trong số các hợp chất này, carbamazepine, một loại thuốc chống động kinh, là một trong những dược phẩm được phát hiện thường xuyên nhất trong môi trường. Một nghiên cứu khác trên chuột đực cho thấy carbamazepine làm suy yếu quá trình sinh steroid và chất lượng tinh trùng, làm giảm nồng độ testosterone và làm chậm tuổi dậy thì. Việc sử dụng carbamazepine trong thời kỳ mang thai làm giảm cân nặng của thai nhi, giảm khoảng cách từ đỉnh đầu đến mông và làm tăng tỉ lệ mất phôi trước và sau khi làm tổ. Carbamazepine cũng làm suy yếu động học hình thái phôi; tăng tỉ lệ phân chia bất thường.
Chất oxy hóa: Chất oxy hóa được sử dụng rộng rãi để gây ra stress oxy hóa trong nhiều mô hình sinh học, được báo cáo là ảnh hưởng đến phôi. Ví dụ, cumene hydroperoxide ở nồng độ 4, 6 và 8 µM gây ra sự chậm trễ trong thời gian phân chia thành giai đoạn 4, 5, 6, 7 và 8 tế bào, cũng như trong thời gian hình thành phôi dâu, hình thành khoang phôi nang và sự mở rộng của phôi nang.
Dầu khoáng thường được sử dụng để bảo vệ phôi nuôi cấy trong ống nghiệm khỏi nhiệt độ môi trường, độ pH và độ thẩm thấu không phù hợp. Dầu khoáng bao gồm dầu thô và chứa hydrocarbon không bão hòa, peroxide và Triton-X 100. Hai chất sau được gọi là các nguyên tố độc hại với phôi, trong điều kiện bảo quản không phù hợp, có thể tạo thành các gốc tự do. Wolff và cộng sự (2013) đã báo cáo rằng việc sử dụng dầu khoáng để nuôi cấy phôi chuột đã gây ra sự chậm trễ trong quá trình phân chia giai đoạn 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tế bào, hình thành phôi dâu và phôi nang. Mặc dù chưa đủ rõ ràng, dầu khoáng dường như có tác dụng độc hại đối với động học hình thái phôi, có thể là thông qua việc gây ra stress oxy hóa bởi ROS và các tác nhân tự do khác; do đó, cần phải xử lý thận trọng.
3.3. Ảnh hưởng của các hợp chất tự nhiên đến động học hình thái phát triển phôi
Mycotoxin: Aflatoxin là độc tố tự nhiên thuộc nhóm lớn mycotoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra. Aflatoxin được coi là yếu tố nguy cơ gây vô sinh; ảnh hưởng trực tiếp đến giảm phân và chu kì tế bào, suy yếu hoạt động của các bào quan và phân bố ty thể, tăng ROS. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp lên phát triển phôi và tăng tỉ lệ phôi bất thường, thay đổi về cả hình thái và động học của phôi, hoặc nghiêm trọng hơn là có thể làm phôi ngưng phát triển.
Nhiễm trùng do vi-rút: noãn và phôi người biểu hiện thụ thể ACE2, khiến chúng dễ bị nhiễm SARS-CoV-2. Một nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng những bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 trải qua các thủ thuật IVF có số lượng noãn thu được thấp hơn. Đối với động học phát triển phôi, không có sự khác biệt nào được ghi nhận trong thời gian từ khi thụ tinh đến khi nhân tiền phôi mờ dần và thời gian từ khi thụ tinh đến khi phân chia thành phôi 2, 3, 4 hoặc 5 tế bào. Tuy nhiên, nhiễm SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ và mang thai.
Papillomavirus, một loại virus DNA, cũng được báo cáo là làm thay đổi động học hình thái phôi. Phôi người từ những bệnh nhân bị nhiễm dương tính cho thấy động học nhanh hơn ở giai đoạn đầu. Điều này được biểu hiện bằng thời gian biến mất của tiền nhân ngắn hơn, dẫn đến sự phân chia sớm hơn thành giai đoạn 2 tế bào. Người ta cho rằng papillomavirus ảnh hưởng đến điểm kiểm soát lắp ráp thoi phân bào, từ đó dẫn đến các khiếm khuyết về nguyên phân.
3.4. Ảnh hưởng của bức xạ đến động học hình thái phát triển phôi
Nhìn chung, bức xạ được phân loại thành ion hóa hoặc không ion hóa. Có ba loại bức xạ ion hóa chính: tia alpha, beta và gamma (hoặc tia X). Bức xạ ion hóa được đặc trưng bởi năng lượng cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA hoặc nó có thể gây ra sự tạo ra ROS và stress oxy hóa. Bức xạ ion hóa trong thời kỳ mang thai, chủ yếu là trước khi làm tổ, được báo cáo là ảnh hưởng có hại đến phôi.
Bức xạ ion hóa có tác động tiêu cực đến tinh trùng người, biểu hiện bằng việc giảm nồng độ và khả năng vận động của tinh trùng, suy giảm hình thái tinh trùng, gây ra stress oxy hóa và tổn thương DNA. Tương tự, việc tiếp xúc tinh trùng người trong ống nghiệm với bức xạ điện từ dẫn đến giảm khả năng di động và khả năng sống của tinh trùng cũng như làm tăng mức ROS, phân mảnh DNA, giảm điện thế màng ty thể cũng như giảm khả năng sống của tinh trùng.
- Các hợp chất bảo vệ tiềm năng để bảo tồn động học hình thái phôi
Yếu tố tăng trưởng giống insulin-I (IGF-I): IGF-I được tiết ra bởi ống dẫn trứng, tử cung và phôi; nó có khả năng chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên bò cho thấy IGF-I có thể loại bỏ tác động của sốc nhiệt lên phôi bò, giảm apoptosis và cải thiện khả năng phát triển đến giai đoạn phôi nang. IGF-I được phát hiện có tác dụng làm giảm tác dụng của hydrogen peroxide trong phôi tiền làm tổ ở chuột. Bổ sung IGF-I vào môi trường trưởng thành không ảnh hưởng đến tốc độ phân chia sau khi thụ tinh, nhưng có xu hướng làm tăng tốc độ hình thành phôi nang. Về mặt động học hình thái phôi, IGF-I không ảnh hưởng đến tỉ lệ phôi phân chia bình thường so với bất thường nhưng làm tăng tỉ lệ phôi phân chia không đồng bộ.
Vitamin: Một nghiên cứu gần đây trên người cho thấy rằng hàm lượng vitamin (A, E, D và K) trong dịch nang noãn đóng vai trò là dấu hiệu tốt cho khả năng phát triển của noãn. Việc bổ sung vitamin A vào môi trường làm tăng tốc độ trưởng thành và cân bằng biểu hiện của các gen liên quan đến chất chống oxy hóa. Việc bổ sung vitamin C vào môi trường trưởng thành trong ống nghiệm của noãn bò làm giảm mức ROS và tăng tỉ lệ phôi nang.
Các chất chống oxy hóa khác: Acetyl-L-carnitine (ALC), N-acetyl-L-cysteine (NAC) và axit α-lipoic (ALA) đã được chứng minh là có tác dụng có lợi đối với phôi phát triển trong điều kiện oxy cao. Nuôi cấy phôi chuột bằng hỗn hợp ALC, NAC và ALA trong môi trường oxy cao (20%) dẫn đến sự phát triển phôi nhanh hơn, nén và hình thành phôi nang nhanh hơn. Ngoài ra, một số hợp chất khác còn có liên quan đến tăng tỉ lệ mang thai và trẻ sinh sống.
- Kết luận
Nguồn: Kalo D, Yaacobi-Artzi S, Manovich S, Michaelov A, Komsky-Elbaz A, Roth Z. Environmental Stress-Induced Alterations in Embryo Developmental Morphokinetics. J Xenobiot. 2024 Oct 21;14(4):1613-1637. doi: 10.3390/jox14040087. PMID: 39449428; PMCID: PMC11503402.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu mối tương quan giữa rối loạn kinh nguyệt và BMI ở thanh thiếu niên - Ngày đăng: 14-11-2024
Báo cáo một trường hợp cha mẹ lớn tuổi mang thai thành công khi sử dụng phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser (LAH) và truyền huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) - Ngày đăng: 14-11-2024
Tỉ lệ thai và các yếu tố nguy cơ liên quan của tam thai với hai nhau thai và ba túi ối từ công nghệ hỗ trợ sinh sản: Một phân tích dữ liệu lâm sàng với cỡ mẫu lớn - Ngày đăng: 14-11-2024
Tính toàn vẹn của nhân tinh trùng và tiên lượng kết quả ICSI ở những bệnh nhân mắc hội chứng đa dị dạng đuôi tinh trùng - Ngày đăng: 13-11-2024
Tác động của tuổi, số lượng noãn trưởng thành và số chu kỳ lên tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi đông lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 13-11-2024
Cấy ghép mô buồng trứng tươi và mô buồng trứng đông lạnh để bảo tồn chức năng sinh sản và nội tiết: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-11-2024
Kết quả lâm sàng của Estrogen viên uống so với Estrogen qua da trong phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung cho chu kỳ chuyển phôi đông lạnh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-11-2024
Ảnh hưởng tần suất tiếp xúc với không khí của phôi đông lạnh lên kết quả lâm sàng của các chu kỳ chuyển phôi trữ: phân tích hồi cứu 9.200 chu kỳ chuyển phôi trữ rã bằng phương pháp thủy tinh hóa - Ngày đăng: 06-11-2024
Tác động của tổng liều gonadotropin lên chất lượng phôi và kết quả lâm sàng với phân tầng AMH trong chu kỳ IVF: phân tích hồi cứu trên 12.588 bệnh nhân - Ngày đăng: 06-11-2024
Các dấu hiệu gián tiếp về chất lượng noãn ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng thực hiện IVF/ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 06-11-2024
Trẻ sinh sống từ noãn có thể cực lớn bất thường: một báo cáo trường hợp hiếm gặp - Ngày đăng: 06-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK