Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 14-11-2024 3:15am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
 

Theo WHO (2023), khoảng 17.5% người trưởng thành trên thế giới phải đối mặt với tình trạng vô sinh, điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sinh sản chất lượng cao cho những người có nhu cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ có liên quan đến độ tuổi. Tuổi người mẹ cao (advanced maternal age - AMA >35 tuổi) là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Phụ nữ làm mẹ ở độ tuổi cao có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề bất lợi về sản khoa hay kết quả chu sinh. Mặc dù noãn quan trọng trong quá trình thụ tinh nhưng kết quả mang thai thành công chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội mạc tử cung và hỗ trợ làm tổ. Nhìn chung, chức năng nội mạc tử cung, bao gồm khả năng sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi AMA.
Quá trình làm tổ thành công có liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng phôi, nội mạc tử cung,… Ngoài ra, tiểu cầu cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả mang thai thành công. Tiểu cầu từ máu ngoại vi được cô đặc thành huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma - PRP), một sản phẩm máu tự thân có chứa lượng đáng kể các cytokine và yếu tố tăng trưởng. Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng PRP giàu yếu tố tăng trưởng giúp tăng cường quá trình hình thành mạch máu, tăng sinh và biệt hóa tế bào. Bằng cách thúc đẩy hình thành mạch máu, PRP làm tăng lưu lượng máu đến nội mạc tử cung, từ đó cải thiện độ dày, mạch máu và khả năng tiếp nhận, hỗ trợ phôi làm tổ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng PRP tự thân có thể mở rộng và sửa chữa nội mạc tử cung mỏng, giảm nguy cơ thất bại làm tổ và cải thiện kết quả mang thai. Lợi ích của liệu pháp điều trị PRP tự thân trong điều trị nội mạc tử cung giúp cải thiện dộ dày nội mạc tử cung và kết quả mang thai. PRP có thành phần đa dạng protein, các yếu tố tăng trưởng, cytokine trong tiểu cầu, được tiêm vào tử cung. Những thành phần này tác động đến nội mạc tử cung bằng cách thúc đẩy tăng sinh tế bào và thể hiện đặc tính kháng viêm, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm tổ.
Laser (LAH) là một giải pháp hỗ trợ phôi thoát màng thường được sử dụng với nhiều lợi ích như là thời gian tiếp xúc ngắn, quy trình đơn giản, định vị chính xác, tiếp xúc gián tiếp, an toàn và hiệu quả. Trong LAH, một diode laser hồng ngoại được sử dụng để tạo ra một lỗ trên màng zona (zona pellucida - ZP) của phôi, tăng cường khả năng làm tổ thành công của phôi trong nội mạc tử cung. Quy trình này lý tưởng nhất là được thực hiện vào ngày thứ ba của quá trình phát triển phôi.
 
Đây là nghiên cứu báo cáo trường hợp được thực hiện trên một cặp vợ chồng với tiền sử vô sinh thứ phát 12 năm đến khám và điều trị tại một trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Maharashtra. Người chồng 39 tuổi và người vợ 36 tuổi, cả hai không có tiền sử nghiện rượu, thuốc lá hoặc hút thuốc.
  • Tiền sử bệnh lý
  • Người vợ có tiền sử sẩy thai một lần sau khi quan hệ tình dục vào năm thứ hai sau khi kết hôn. Các trường hợp thụ tinh và làm tổ trước đó cho thấy cặp vợ chồng này đang gặp tình trạng vô sinh thứ phát.
  • Hai vợ chồng đã trải qua ba chu kỳ IUI, hai chu kì IVF với hai chu kì chuyển phôi trữ đều thất bại.
    • IUI vào tháng 10/2021, 12/2021 và 02/2022.
    • Hai chu kì IVF tiếp theo vào 11/2023 với hai chu kì FET đều thất bại 1/2024
  • Các phát hiện và xét nghiệm lâm sàng
Chỉ số Phát hiện Giá trị tham chiếu
LH 10.1 5 IU/L
FSH 5.1 10 IU/L
AMH 0.9 0.8-1.0 ng/mL
Estradiol 141 30 - 400 pg/mL
  • Can thiệp điều trị
  • Phác đồ đối kháng gonadotropin-releasing hormone (GnRH) được sử dụng để điều chỉnh thời gian rụng trứng và thúc đẩy sự phát triển của nhiều nang trứng trong buồng trứng. Kết quả thu được 5 MII và 4 MI.
  • Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được thực hiện cùng ngày với thời điểm thu noãn.
  • Điều trị PRP được thực hiện vào ngày thứ 8 trước khi chuyển phôi để tăng cường nội mạc tử cung.
  • Cùng thời điểm chờ đợi điều trị PRP cho người mẹ, các phôi được trữ đông. Trước khi chuyển phôi, LAH được thực hiện để cải thiện kết quả làm tổ. Hai trong số bốn phôi được chuyển.
 
Kết quả điều trị cho thấy:
  • Tạo được 4 phôi tốt giai đoạn phân chia.
  • Độ dày nội mạc tử cung tăng lên đáng kể từ 6,5mm lên 8,7mm vào ngày thứ 10 của chu kì kinh nguyệt.
  • Nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (β-hCG) được xét nghiệm 14 ngày sau chuyển phôi là 1131 mIU/mL.
 
Việc áp dụng hiệu quả LAH trên phôi trước khi chuyển phôi được mô tả cho một bệnh nhân mắc vô sinh thứ phát, có tiền sử sẩy thai và thất bại nhiều lần trong quá trình làm tổ. Trường hợp này đã nhấn mạnh thêm lợi ích của PRP và LAH đối với những người đã từng thất bại nhiều lần trong làm tổ. Kết quả cho thấy một số khó khăn nhất định về ART có thể được giải quyết bằng các thủ thuật như PRP và LAH và tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa trong việc phát triển công nghệ sinh sản. Cần nghiên cứu thêm để giải thích vai trò của PRP và LAH trong việc cải thiện kết quả mang thai, đặc biệt là ở những người cha mẹ lớn tuổi và những cặp đôi có tiền sử điều trị thụ tinh trong ống nghiệm không thành công.
 
Nguồn: Shaikh, J. S., More, A., Nair, N., Shrivastava, J., & Pareek, C. (2024). A Successful Pregnancy Outcome Using Laser-Assisted Hatching and Platelet-Rich Plasma Perfusion in Advanced Maternal and Paternal Age: A Case Report. Cureus16(7).
 
Link bài báo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11298565/
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK