Tin tức
on Wednesday 06-11-2024 6:23am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh
Giới thiệu chung
Hiện nay, chọn lọc phôi chuyển chất lượng tốt là phương pháp triển vọng nhất hiện có để đạt được tỉ lệ mang thai cao liên tục trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Noãn trưởng thành là chìa khóa để tạo ra được phôi thụ tinh, phân chia bình thường và chất lượng cao. Khi mức hormone hoàng thể (LH) tăng đột ngột, noãn tiếp tục quá trình giảm phân sau khi đẩy ra ngoài thể cực nhỏ đầu tiên (first polar bodies - PB1). Tuy nhiên, khi phân chia không đối xứng không đúng cách có thể dẫn đến việc tạo ra một thể cực lớn. Trước đây, người ta tin rằng sự hiện diện của PB1 lớn có liên quan đến tỉ lệ thụ tinh thấp hơn, chất lượng phôi phân chia kém và hình thành phôi nang thấp hơn. Thậm chí còn có sự đồng thuận rằng không nên thực hiện thụ tinh nhân tạo trên các tế bào noãn có thể cực quá lớn. Do đó, ứng dụng của noãn có thể cực lớn hầu như chưa được báo cáo. Tuy nhiên, gần đây, một số tác giả đã chấp nhận rằng không có mối tương quan giữa hình thái PB1 và tỉ lệ mang thai hoặc tỉ lệ làm tổ trong các chu kỳ chuyển phôi tươi. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào sinh con sống và phát triển chu sinh thành công từ các tế bào noãn có thể cực lớn bất thường. Chỉ một số ít trường hợp lẻ tẻ thể hiện mối liên hệ giữa các biến thể di truyền và kiểu hình PB1 lớn được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây. Bài báo cáo này mô tả một trường hợp độc đáo về một tế bào noãn có thể cực cực lớn có thể dẫn đến thai kỳ đủ tháng thành công và sinh con khỏe mạnh.
Mô tả
Một phụ nữ 29 tuổi bị vô sinh nguyên phát trong hơn 6 năm đã đến khoa hỗ trợ sinh sản để điều trị hiếm muộn. Dựa theo các thông số tinh dịch trước đó của người chồng và chất lượng tinh dịch vào ngày chọc hút, cặp đôi được khuyến cáo thực hiện thụ tinh ống nghiệm với tình trạng vô sinh nam nhẹ hoặc trung bình. Từ 6 noãn thu nhận được sau chọc hút có 3 noãn MII, 2 noãn chưa trưởng thành (GV và MI) và 1 noãn có PB1 rất lớn. Các noãn đều được kiểm tra thụ tinh sau khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), chỉ có một noãn MII có sự xuất hiện của thể cực thứ hai, những noãn còn lại đều được thực hiện rICSI. Kích thước của thể cực lớn bất thường là khoảng 80×40 µm và bị vỡ thành ba phần hình cầu, noãn PB1 được đánh giá là độ 4. Vào ngày hôm sau, chỉ những noãn thực hiện rICSI được quan sát thấy hai tiền nhân. Cuối cùng, chỉ có duy nhất noãn PB1 lớn có thể hình thành phôi nang ngày 5 (xếp loại 3BB). Chu kỳ đã bị hủy vì có bằng chứng cho thấy thể cực lớn có thể dẫn đến sai lỗi trong phân ly nhiễm sắc thể. Sau khi thông báo cho bệnh nhân về các rủi ro khi mang thai, cặp đôi quyết định chuyển phôi nang từ noãn PB1 vì lý do kinh tế khó khăn. Vì vậy chu kỳ chuyển phôi trữ đã được thực hiện, người vợ được chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng chu kỳ điều trị hormone thay thế. Thai kỳ được ghi nhận khi đo nồng độ β-hCG 12 ngày sau chuyển phôi, thai lâm sàng được xác nhận ở tuần thứ 5 (33 ngày) bằng siêu âm. Sinh mổ được thực hiện vào tuần thứ 37 và 5 ngày của thai kỳ, một bé trai khỏe mạnh đã ra đời, nặng 3100g và dài 48cm. Kết quả chu sinh không có biến cố. Theo dõi trong 1 năm cho thấy hành vi và sức khỏe tâm thần của trẻ bình thường. Cặp đôi từ chối thực hiện xét nghiệm về nhiễm sắc thể và đột biến gen liên quan cho em bé.
Bàn luận
Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên nhân di truyền gây vô sinh ở nữ giới liên quan đến hình thái bất thường của tế bào noãn và sản xuất các PB1 lớn. Hầu hết các nghiên cứu này đều xác định các biến thể TUBB8 là yếu tố di truyền chính gây ra tình trạng ngừng trưởng thành của tế bào noãn ở người, thể cực lớn trong tế bào noãn có thể là kết quả của nhiều kiểu đột biến TUBB8. Ngoài ra, sự suy giảm các sợi actin trong tế bào chất do làm cạn kiệt leucine rich-repeat kinase 2 (LRRK2) cũng gây ra sự thất bại của quá trình phân ly thoi phân bào và tạo ra các thể cực lớn trong tế bào noãn chuột. Hơn nữa, Mos, một chất điều hòa thượng nguồn cụ thể của protein kinase hoạt hóa mitogen (MAPK), đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành giảm phân, đột biến của nó làm suy yếu sự phân cắt đối xứng và tạo ra một thể cực lớn bất thường. Bên cạnh đó, các gen tác động của mẹ khác, bao gồm PATL2, Centriolin, RAB14 và GM130 cũng có thể liên quan đến thể cực lớn trong tế bào noãn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố di truyền tiềm ẩn đằng sau kiểu hình này mà phần lớn vẫn chưa được biết đến. Theo một số nghiên cứu trước đó, các tế bào noãn có thể cực lớn có tỉ lệ lệch bội cao hơn so với các thể cực hoàn chỉnh, tròn và nhẵn, điều này phù hợp với tỉ lệ thụ tinh thấp hơn. Tuy nhiên, các tác giả khác đã phản bác những nghiên cứu này. Phát hiện này có thể có lợi cho những bệnh nhân không có phôi để chuyển và ngăn ngừa tình trạng lãng phí phôi. Vì bài báo cáo này chỉ mô tả một trường hợp sinh con sống có nguồn gốc từ một tế bào noãn PB1 lớn bất thường, các yếu tố di truyền góp phần gây ra các tế bào noãn PB1 lớn phần lớn vẫn chưa được biết. Do đó, việc giải trình tự gen, sàng lọc biến thể và xét nghiệm có liên quan nên được thực hiện trong nghiên cứu trong tương lai.
Nguồn: LIU, Yongxiang, et al. Live birth derived from a markedly large polar body oocyte: a rare case report. Zygote, 2024, 32.2: 170-174.
Giới thiệu chung
Hiện nay, chọn lọc phôi chuyển chất lượng tốt là phương pháp triển vọng nhất hiện có để đạt được tỉ lệ mang thai cao liên tục trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Noãn trưởng thành là chìa khóa để tạo ra được phôi thụ tinh, phân chia bình thường và chất lượng cao. Khi mức hormone hoàng thể (LH) tăng đột ngột, noãn tiếp tục quá trình giảm phân sau khi đẩy ra ngoài thể cực nhỏ đầu tiên (first polar bodies - PB1). Tuy nhiên, khi phân chia không đối xứng không đúng cách có thể dẫn đến việc tạo ra một thể cực lớn. Trước đây, người ta tin rằng sự hiện diện của PB1 lớn có liên quan đến tỉ lệ thụ tinh thấp hơn, chất lượng phôi phân chia kém và hình thành phôi nang thấp hơn. Thậm chí còn có sự đồng thuận rằng không nên thực hiện thụ tinh nhân tạo trên các tế bào noãn có thể cực quá lớn. Do đó, ứng dụng của noãn có thể cực lớn hầu như chưa được báo cáo. Tuy nhiên, gần đây, một số tác giả đã chấp nhận rằng không có mối tương quan giữa hình thái PB1 và tỉ lệ mang thai hoặc tỉ lệ làm tổ trong các chu kỳ chuyển phôi tươi. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào sinh con sống và phát triển chu sinh thành công từ các tế bào noãn có thể cực lớn bất thường. Chỉ một số ít trường hợp lẻ tẻ thể hiện mối liên hệ giữa các biến thể di truyền và kiểu hình PB1 lớn được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây. Bài báo cáo này mô tả một trường hợp độc đáo về một tế bào noãn có thể cực cực lớn có thể dẫn đến thai kỳ đủ tháng thành công và sinh con khỏe mạnh.
Mô tả
Một phụ nữ 29 tuổi bị vô sinh nguyên phát trong hơn 6 năm đã đến khoa hỗ trợ sinh sản để điều trị hiếm muộn. Dựa theo các thông số tinh dịch trước đó của người chồng và chất lượng tinh dịch vào ngày chọc hút, cặp đôi được khuyến cáo thực hiện thụ tinh ống nghiệm với tình trạng vô sinh nam nhẹ hoặc trung bình. Từ 6 noãn thu nhận được sau chọc hút có 3 noãn MII, 2 noãn chưa trưởng thành (GV và MI) và 1 noãn có PB1 rất lớn. Các noãn đều được kiểm tra thụ tinh sau khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), chỉ có một noãn MII có sự xuất hiện của thể cực thứ hai, những noãn còn lại đều được thực hiện rICSI. Kích thước của thể cực lớn bất thường là khoảng 80×40 µm và bị vỡ thành ba phần hình cầu, noãn PB1 được đánh giá là độ 4. Vào ngày hôm sau, chỉ những noãn thực hiện rICSI được quan sát thấy hai tiền nhân. Cuối cùng, chỉ có duy nhất noãn PB1 lớn có thể hình thành phôi nang ngày 5 (xếp loại 3BB). Chu kỳ đã bị hủy vì có bằng chứng cho thấy thể cực lớn có thể dẫn đến sai lỗi trong phân ly nhiễm sắc thể. Sau khi thông báo cho bệnh nhân về các rủi ro khi mang thai, cặp đôi quyết định chuyển phôi nang từ noãn PB1 vì lý do kinh tế khó khăn. Vì vậy chu kỳ chuyển phôi trữ đã được thực hiện, người vợ được chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng chu kỳ điều trị hormone thay thế. Thai kỳ được ghi nhận khi đo nồng độ β-hCG 12 ngày sau chuyển phôi, thai lâm sàng được xác nhận ở tuần thứ 5 (33 ngày) bằng siêu âm. Sinh mổ được thực hiện vào tuần thứ 37 và 5 ngày của thai kỳ, một bé trai khỏe mạnh đã ra đời, nặng 3100g và dài 48cm. Kết quả chu sinh không có biến cố. Theo dõi trong 1 năm cho thấy hành vi và sức khỏe tâm thần của trẻ bình thường. Cặp đôi từ chối thực hiện xét nghiệm về nhiễm sắc thể và đột biến gen liên quan cho em bé.
Bàn luận
Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra nguyên nhân di truyền gây vô sinh ở nữ giới liên quan đến hình thái bất thường của tế bào noãn và sản xuất các PB1 lớn. Hầu hết các nghiên cứu này đều xác định các biến thể TUBB8 là yếu tố di truyền chính gây ra tình trạng ngừng trưởng thành của tế bào noãn ở người, thể cực lớn trong tế bào noãn có thể là kết quả của nhiều kiểu đột biến TUBB8. Ngoài ra, sự suy giảm các sợi actin trong tế bào chất do làm cạn kiệt leucine rich-repeat kinase 2 (LRRK2) cũng gây ra sự thất bại của quá trình phân ly thoi phân bào và tạo ra các thể cực lớn trong tế bào noãn chuột. Hơn nữa, Mos, một chất điều hòa thượng nguồn cụ thể của protein kinase hoạt hóa mitogen (MAPK), đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành giảm phân, đột biến của nó làm suy yếu sự phân cắt đối xứng và tạo ra một thể cực lớn bất thường. Bên cạnh đó, các gen tác động của mẹ khác, bao gồm PATL2, Centriolin, RAB14 và GM130 cũng có thể liên quan đến thể cực lớn trong tế bào noãn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố di truyền tiềm ẩn đằng sau kiểu hình này mà phần lớn vẫn chưa được biết đến. Theo một số nghiên cứu trước đó, các tế bào noãn có thể cực lớn có tỉ lệ lệch bội cao hơn so với các thể cực hoàn chỉnh, tròn và nhẵn, điều này phù hợp với tỉ lệ thụ tinh thấp hơn. Tuy nhiên, các tác giả khác đã phản bác những nghiên cứu này. Phát hiện này có thể có lợi cho những bệnh nhân không có phôi để chuyển và ngăn ngừa tình trạng lãng phí phôi. Vì bài báo cáo này chỉ mô tả một trường hợp sinh con sống có nguồn gốc từ một tế bào noãn PB1 lớn bất thường, các yếu tố di truyền góp phần gây ra các tế bào noãn PB1 lớn phần lớn vẫn chưa được biết. Do đó, việc giải trình tự gen, sàng lọc biến thể và xét nghiệm có liên quan nên được thực hiện trong nghiên cứu trong tương lai.
Nguồn: LIU, Yongxiang, et al. Live birth derived from a markedly large polar body oocyte: a rare case report. Zygote, 2024, 32.2: 170-174.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phát triển protein PLC-Zeta tái tổ hợp như là một phương pháp điều trị cho tình trạng hoạt hóa noãn thất bại - Ngày đăng: 06-11-2024
Mối liên quan giữa lão hóa nam và chất lượng tinh dịch: một nghiên cứu hồi cứu trên 2500 nam giới - Ngày đăng: 06-11-2024
Những hiểu biết mới về quá trình phóng noãn ở buồng trứng người - Ngày đăng: 02-11-2024
Vai trò của xơ hóa trong bệnh lạc nội mạc tử cung: tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-11-2024
Thay đổi tỷ lệ giới tính sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh liên quan đến các thông số hình thái phôi nang - Ngày đăng: 01-11-2024
Nuôi cấy in vitro nang noãn thứ cấp phân lập từ mô vỏ buồng trứng được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 01-11-2024
Đánh giá công cụ phát hiện tinh trùng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo trong mẫu vô tinh sử dụng trong ICSI - Ngày đăng: 01-11-2024
Đánh giá mức độ biểu hiện và các kiểu định vị của phospholipase C zeta (PLCζ) trong các cấp độ khác nhau của HOST ở tinh trùng người - Ngày đăng: 01-11-2024
Ảnh hưởng của túi ngoại bào đến sự phát triển của phôi trong thụ tinh ống nghiệm: một chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy tiềm năng - Ngày đăng: 30-10-2024
So sánh ảnh hưởng của hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser lên quá trình chuyển phôi tươi ở giai đoạn phôi phân chia, phôi nang và mối liên quan đến kết quả mang thai - Ngày đăng: 28-10-2024
Kinh nghiệm của cha mẹ có con sinh ra sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 28-10-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK