Tin tức
on Friday 01-11-2024 9:46am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Thất bại thụ tinh trong hỗ trợ sinh sản chiếm khoảng 1-3% ở các cặp vợ chồng có tiền sử vô sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại thụ tinh là thiếu hụt hoạt hóa noãn, trong đó, yếu tố phospholipase C zeta đặc hiệu của tinh trùng (PLC-ζ) đã được xác định là có liên quan đến hoạt hóa noãn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng biểu hiện và định vị của PLC-ζ trùng với các sự kiện sinh tinh muộn như tái cấu trúc histone-protamine liên quan đến việc duy trì tính toàn vẹn của chromatin tinh trùng. PLC-ζ có khối lượng phân tử khoảng 70KDa được đưa vào tế bào chất của noãn thông qua tinh trùng, kích hoạt con đường phosphoinositide bằng cách thủy phân phosphatidylinositol 4, 5-bisphosphate (PIP2) thành diacylglycerol (DAG) và inositol 1, 4, 5-triphosphate (IP3), sau đó gây ra dao động Ca2+ bằng cách liên kết với thụ thể của nó trên lưới nội chất. Sự hoạt hóa noãn bào được thực hiện bởi dao động Ca2+. Hoạt hóa noãn gây ra hiện tượng xuất bào của các hạt vỏ ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều tinh trùng, giải phóng noãn ngừng giảm phân và hình thành tiền nhân cái.
Thất bại thụ tinh trong hỗ trợ sinh sản chiếm khoảng 1-3% ở các cặp vợ chồng có tiền sử vô sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại thụ tinh là thiếu hụt hoạt hóa noãn, trong đó, yếu tố phospholipase C zeta đặc hiệu của tinh trùng (PLC-ζ) đã được xác định là có liên quan đến hoạt hóa noãn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng biểu hiện và định vị của PLC-ζ trùng với các sự kiện sinh tinh muộn như tái cấu trúc histone-protamine liên quan đến việc duy trì tính toàn vẹn của chromatin tinh trùng. PLC-ζ có khối lượng phân tử khoảng 70KDa được đưa vào tế bào chất của noãn thông qua tinh trùng, kích hoạt con đường phosphoinositide bằng cách thủy phân phosphatidylinositol 4, 5-bisphosphate (PIP2) thành diacylglycerol (DAG) và inositol 1, 4, 5-triphosphate (IP3), sau đó gây ra dao động Ca2+ bằng cách liên kết với thụ thể của nó trên lưới nội chất. Sự hoạt hóa noãn bào được thực hiện bởi dao động Ca2+. Hoạt hóa noãn gây ra hiện tượng xuất bào của các hạt vỏ ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều tinh trùng, giải phóng noãn ngừng giảm phân và hình thành tiền nhân cái.
Chất lượng tinh trùng có sự khác biệt giữa những người nam giới khác nhau và thậm chí khác nhau trên cùng một cá nhân, mô hình cơ bản về vị trí PLC-ζ được mô tả là có thay đổi đáng kể trong tinh trùng của những người nam giới có khả năng sinh sản bình thường và nó cũng có thể thay đổi giữa những lần xuất tinh của cùng một người. Trong những năm gần đây, bảy kiểu định vị PLC-ζ đã được xác định ở tinh trùng người: vùng acrosome (Acrosomal – A); vùng xích đạo (Equatorial – EQ); vùng sau acrosome (Post acrosomal – PA); A+ PA; A+EQ; EQ+ PA; và (A+ EQ+PA). EQ và PA là hai kiểu định vị PLC-ζ nổi bật nhất ở tinh trùng người. Sau khi giao tử hợp nhất, các vùng EQ và PA cho phép PLC-ζ phân tán nhanh chóng vào noãn. Sự thiếu hụt PLC-ζ ở tinh trùng có hình thái bình thường đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến hoạt hoá noãn không thành công sau ICSI. Theo một số dữ liệu, kỹ thuật HOST (hypo-osmotic swelling test) có tiềm năng được sử dụng làm thử nghiệm khả năng sống của tinh trùng mà không ảnh hưởng đến tinh trùng trong lựa chọn tinh trùng cho ICSI. Trong đó, khi tinh trùng tiếp xúc với điều kiện giảm thẩm thấu, bảy dạng trương phồng đuôi tinh trùng đã được xác định và phân loại ‘a’ đến ‘g’.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng giá trị của HOST có thể phản ánh mức độ tổn thương DNA của tinh trùng trong một lần xuất tinh và dạng trương phồng đuôi có thể dự đoán khả năng tổn thương DNA ở từng tinh trùng. Do đó, các tác giả này kết luận rằng tinh trùng loại 'd' và loại 'c' của HOST có thể khỏe mạnh hơn. Giá trị lâm sàng của HOST đã được nhiều tác giả đồng tình nhưng lại có rất ít thông tin về mức độ biểu hiện của PLC-ζ với các điểm phân loại HOST. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định biểu hiện và vị trí của PLC-ζ trong mỗi tinh trùng ở từng điểm phân loại HOST để từ đó có thể sử dụng HOST hỗ trợ trong quy trình lựa chọn tinh trùng thường quy cho ICSI.
Đây là nghiên cứu thử nghiệm đã được chấp nhận bởi ủy ban đạo đức nghiên cứu của Đại học Hồi giáo Azad, Flavarjan, Iran. Các mẫu tinh dịch được thu thập từ Andrology Unit of the Infertility Center, thỏa các tiêu chí:
- Tuổi: 24 - 45
- Tổng số tinh trùng tối thiểu: 5×106 tinh trùng/mL.
- Kiêng quan hệ/kiêng xuất tinh: 3 – 4 ngày
Ba mươi mẫu tinh dịch tươi được thu ngẫu nhiên và đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của WHO (2010); Computer-assisted semen analysis (CASA) được sử dụng để đánh giá số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng; Kỹ thuật nhuộm Eosin được sử dụng để kiểm tra khả năng sống của tinh trùng; Phương pháp nhuộm Diff-Quik được sử dụng để phân tích hình dạng tinh trùng.
Sau khi đánh giá, các mẫu được xử lý bằng phương pháp ly tâm gradient tỷ trọng. Mẫu sau khi được xử lí được phân loại từ 'a' đến 'g' bằng kỹ thuật HOST theo tiêu chuẩn của WHO. Biểu hiện và vị trí protein PLC-ζ được đánh giá bằng phương pháp định lượng miễn dịch huỳnh quang trên từng mức điểm HOST của tinh trùng.
Kết quả phân tích tinh dịch
o Mật độ tinh trùng trung bình là 69,56 ± 11,4 triệu/ml, khả năng di động của tinh trùng trung bình là 40,08% ± 11,3. Hình thái tinh trùng bình thường trung bình là 7,6 ± 0,39.
o Tỷ lệ phần trăm trung bình cho các mức độ trương phồng đuôi của tinh trùng:
+ Cấp độ a: 44,2 ± 1,1
+ Cấp độ b: 17,6 ± 0,35
+ Cấp độ c: 9,3 ± 0,23
+ Cấp độ d: 6,05 ± 0,12
+ Cấp độ e: 5,5 ± 0,16
+ Cấp độ f: 6,3 ± 0,23
+ Cấp độ g: 10,85 ± 0,25
- Phân tích tỷ lệ các mô hình định vị PLC-ζ trong từng điểm phân loại HOST
o Phân tích miễn dịch huỳnh quang định lượng cho thấy tinh trùng từ các mức điểm HOST khác nhau thể hiện bảy mô hình định vị của PLC-ζ: A, EQ, PA, A+EQ, A+PA, EQ+PA và A+EQ+PA.
o Tinh trùng từ HOST loại 'd' biểu hiện nhuộm PLC-ζ (A+PA) và (A+EQ+PA) cao hơn đáng kể so với tinh trùng từ các loại khác (p=0,006). Tinh trùng từ loại 'd' biểu hiện PLC-ζ (EQ+PA) cao hơn so với các loại khác (p=0,001). Tuy nhiên, cấp độ 'd' không khác biệt đáng kể so với 'c' (p= 0,087). Phân tích các kết quả kết hợp đã xác nhận rằng có sự giảm rõ ràng trong miễn dịch huỳnh quang PLC-ζ ở tinh trùng loại 'a', 'f' và 'g'.
Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy HOST có thể là một công cụ chẩn đoán hữu ích để lựa chọn tinh trùng cho ICSI biểu hiện mức độ PLC-ζ cao hơn. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu đánh giá mức độ dao động Ca2+ của từng tinh trùng khi sử dụng HOST.
Nguồn: Allahveisi, A., & Yousefian, E. (2023). Assessment of expression levels and localization patterns of phospholipase C zeta in different grades of HOST in human sperm. International Journal of Fertility and Sterility, 18(1), 26-31.
Từ khóa: Vô sinh; tiêm tinh trùng vào bào tương noãn; Phospholipase C Zeta; tương tác tinh trùng-trứng.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của túi ngoại bào đến sự phát triển của phôi trong thụ tinh ống nghiệm: một chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy tiềm năng - Ngày đăng: 30-10-2024
So sánh ảnh hưởng của hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser lên quá trình chuyển phôi tươi ở giai đoạn phôi phân chia, phôi nang và mối liên quan đến kết quả mang thai - Ngày đăng: 28-10-2024
Kinh nghiệm của cha mẹ có con sinh ra sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 28-10-2024
Tiền tăng huyết áp (prehypertension - Pre-HTN) ở nam giới ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và kết quả mang thai trong chu kỳ đầu của chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 27-10-2024
Đánh giá tiềm năng phát triển và tỷ lệ phôi nguyên bội của những phôi có nguồn gốc từ 2.1PN - Ngày đăng: 27-10-2024
Chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 24-10-2024
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng của thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi (IVF-ET) - Ngày đăng: 24-10-2024
Dự đoán tình trạng phôi nguyên bội và kết quả mang thai bằng hình thái và tốc độ phát triển của phôi nang ở phụ nữ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 24-10-2024
Tinh trùng từ tinh hoàn có cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn đối với nam giới vô sinh không vô tinh có tinh trùng phân mảnh DNA cao không? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 24-10-2024
Hiệu quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho phôi lệch bội ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao - Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-10-2024
Thời gian nuôi cấy tối ưu để phân tích DNA tự do đối với phôi nang đông lạnh trải qua xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn - Ngày đăng: 24-10-2024
Phôi bào đa nhân: nhận biết, nguồn gốc và ý nghĩa trong điều trị - Ngày đăng: 23-10-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK