Tin tức
on Sunday 27-10-2024 1:37pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) là phương pháp quan trọng giúp cải thiện điều trị vô sinh và thúc đẩy sức khỏe sinh sản. Có đến khoảng 1/2 trường hợp vô sinh liên quan đến yếu tố nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu quan tâm đến tác động từ các yếu tố nữ đối với kết quả ART, trong khi nam giới đóng góp một nửa thông tin di truyền cho thai nhi nhưng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố nam giới và sức khỏe sinh sản và kết quả ART còn hạn chế. Những thay đổi trong lối sống làm tỷ lệ mắc tăng huyết áp (hypertension - HTN) và các biến chứng liên quan đang gia tăng, HTN trở thành trọng tâm trong việc quản lý các bệnh mãn tính trên toàn cầu. HTN được định nghĩa là huyết áp tâm thu (systolic blood pressure - SBP) ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương (diastolic blood pressure - DBP) ≥ 90 mmHg hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp. Pre-HTN được định nghĩa là huyết áp (blood pressure - BP) giữa ngưỡng giá trị bình thường và HTN, đặc trưng bởi SBP từ 120-139 mmHg và/hoặc DBP từ 80-89 mmHg. Khảo sát tăng huyết áp tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc HTN ở người lớn là 23,2%, ảnh hưởng đến tổng số 245 triệu người, trong khi tỷ lệ mắc tiền tăng huyết áp là 41,3%, ảnh hưởng đến 435 triệu người. Hơn nữa, tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới và tỷ lệ mắc gia tăng theo độ tuổi. Do HTN ngày càng trẻ hoá cùng với tỉ lệ sinh giảm, mối liên hệ giữa BP và sức khoẻ sinh sản ở nam giới đã được chú ý nhiều hơn.
Đánh giá chất lượng tinh dịch là một phần quan trọng trong đánh giá lâm sàng ở nam giới, HTN có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch. Cụ thể, một nghiên cứu chỉ ra rằng thể tích tinh dịch, tổng số lượng tinh trùng, khả năng di dộng của tinh trùng và số lượng tinh trùng tiến tới thấp hơn ở nam giới mắc HTN so với nam giới khỏe mạnh. Hơn nữa, một nghiên cứu trên 9.000 nam giới vô sinh cho thấy những người mắc HTN có khả năng biểu hiện nhiều bất thường hơn về các thông số tinh dịch. Ở nam giới tăng huyết áp trong độ tuổi sinh sản, nồng độ glycoprotein liên quan đến hình thái tinh trùng bất thường được quan sát thấy cao hơn so với nhóm đối chứng khỏe mạnh. Mặc dù những phát hiện này cho thấy HTN có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, nhưng rất ít nghiên cứu về sự ảnh hưởng của HTN đến kết quả phôi thai và thai kỳ trong ART. Tỷ lệ Pre-HTN cao ở nam giới thu hút sự chú ý đến nguy cơ mắc tim mạch. Tuy nhiên, nhóm này thường bị bỏ qua trong quá trình sàng lọc trước khi mang thai. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động Pre-HTN đến chất lượng tinh dịch và kết quả ART trong chu kì đầu của chuyển đơn phôi nang đông lạnh.
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ 01/2013 đến 11/2022 trên 1043 cặp vợ chồng vô sinh được chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ FET đầu tiên tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện Bắc Kinh, thỏa các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn nhận mẫu:
Nghiên cứu so sánh chất lượng tinh dịch và kết quả ART giữa hai nhóm đối tượng: Nhóm đối chứng (90 ≤ SBP < 120 mmHg và 60 ≤ DBP < 80 mmHg, n = 611) và Nhóm tiền tăng huyết áp (120 ≤ SBP < 140 mmHg và/hoặc 80 ≤ DBP < 90 mmHg, n = 432). Các kết quả được đánh giá:
Chất lượng tinh dịch: Nhóm tiền tăng huyết áp cho thấy khả năng di động, tổng số lượng, khả năng di động tiến tới và số lượng tinh trùng tiến tới đều thấp hơn so với nhóm đối chứng (P<0.05). Ngược lại, tỷ lệ oligozoospermia (17,6% so với 13,1%, P = 0,045) và asthenozoospermia (37,7% so với 19,8%, P < 0,001) cao hơn ở nhóm tiền tăng huyết áp so với nhóm đối chứng.
Kết quả lâm sàng FET:
Tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan đáng chú ý giữa tiền tăng huyết áp ở nam giới và khả năng sinh sản. Tiền tăng huyết áp ở nam giới không chỉ dẫn đến chất lượng tinh dịch thấp hơn mà còn có tác động tiêu cực đến sự thành công của ART. Đây là yếu tố nguy cơ độc lập đối với tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ đầu của chuyển đơn phôi nang đông lạnh. Những kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi BP ở nam giới để tối ưu hóa kết quả ART.
Nguồn: Wang, L., Li, H., & Zhou, W. (2024). Prehypertension in male affects both semen quality and pregnancy outcomes in their first single blastocyst frozen-thawed embryo transfer cycles. Fertility and Sterility.
Link bài báo: https://www.fertstert.org/article/S0015-0282(24)02238-6/abstract
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) là phương pháp quan trọng giúp cải thiện điều trị vô sinh và thúc đẩy sức khỏe sinh sản. Có đến khoảng 1/2 trường hợp vô sinh liên quan đến yếu tố nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu quan tâm đến tác động từ các yếu tố nữ đối với kết quả ART, trong khi nam giới đóng góp một nửa thông tin di truyền cho thai nhi nhưng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố nam giới và sức khỏe sinh sản và kết quả ART còn hạn chế. Những thay đổi trong lối sống làm tỷ lệ mắc tăng huyết áp (hypertension - HTN) và các biến chứng liên quan đang gia tăng, HTN trở thành trọng tâm trong việc quản lý các bệnh mãn tính trên toàn cầu. HTN được định nghĩa là huyết áp tâm thu (systolic blood pressure - SBP) ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương (diastolic blood pressure - DBP) ≥ 90 mmHg hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp. Pre-HTN được định nghĩa là huyết áp (blood pressure - BP) giữa ngưỡng giá trị bình thường và HTN, đặc trưng bởi SBP từ 120-139 mmHg và/hoặc DBP từ 80-89 mmHg. Khảo sát tăng huyết áp tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc HTN ở người lớn là 23,2%, ảnh hưởng đến tổng số 245 triệu người, trong khi tỷ lệ mắc tiền tăng huyết áp là 41,3%, ảnh hưởng đến 435 triệu người. Hơn nữa, tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới và tỷ lệ mắc gia tăng theo độ tuổi. Do HTN ngày càng trẻ hoá cùng với tỉ lệ sinh giảm, mối liên hệ giữa BP và sức khoẻ sinh sản ở nam giới đã được chú ý nhiều hơn.
Đánh giá chất lượng tinh dịch là một phần quan trọng trong đánh giá lâm sàng ở nam giới, HTN có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch. Cụ thể, một nghiên cứu chỉ ra rằng thể tích tinh dịch, tổng số lượng tinh trùng, khả năng di dộng của tinh trùng và số lượng tinh trùng tiến tới thấp hơn ở nam giới mắc HTN so với nam giới khỏe mạnh. Hơn nữa, một nghiên cứu trên 9.000 nam giới vô sinh cho thấy những người mắc HTN có khả năng biểu hiện nhiều bất thường hơn về các thông số tinh dịch. Ở nam giới tăng huyết áp trong độ tuổi sinh sản, nồng độ glycoprotein liên quan đến hình thái tinh trùng bất thường được quan sát thấy cao hơn so với nhóm đối chứng khỏe mạnh. Mặc dù những phát hiện này cho thấy HTN có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, nhưng rất ít nghiên cứu về sự ảnh hưởng của HTN đến kết quả phôi thai và thai kỳ trong ART. Tỷ lệ Pre-HTN cao ở nam giới thu hút sự chú ý đến nguy cơ mắc tim mạch. Tuy nhiên, nhóm này thường bị bỏ qua trong quá trình sàng lọc trước khi mang thai. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động Pre-HTN đến chất lượng tinh dịch và kết quả ART trong chu kì đầu của chuyển đơn phôi nang đông lạnh.
Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ 01/2013 đến 11/2022 trên 1043 cặp vợ chồng vô sinh được chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ FET đầu tiên tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện Bắc Kinh, thỏa các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn nhận mẫu:
- Người nữ có độ tuổi từ 22 đến 38
- Chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ FET đầu tiên
- Chỉ số khối cơ thể bình thường: 18,5 kg/m2 ≤ BMI < 30 kg/m2
- Người nữ mắc bệnh liên quan đến kết quả ART kém bao gồm các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, giải phẫu tử cung bất thường và hội chứng kháng phospholipid.
- Người nam giới mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch hoặc khả năng sinh sản (bất thường ở bộ phận sinh dục, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư)
- Chu kỳ lấy tinh trùng bằng phẫu thuật.
- Chu kỳ hiến tặng.
- Bất kỳ thông tin quan trọng nào bị thiếu.
Nghiên cứu so sánh chất lượng tinh dịch và kết quả ART giữa hai nhóm đối tượng: Nhóm đối chứng (90 ≤ SBP < 120 mmHg và 60 ≤ DBP < 80 mmHg, n = 611) và Nhóm tiền tăng huyết áp (120 ≤ SBP < 140 mmHg và/hoặc 80 ≤ DBP < 90 mmHg, n = 432). Các kết quả được đánh giá:
- Kết quả chính: tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR)
- Kết quả phụ: chất lượng tinh dịch, các thông số phôi học và kết quả thai kỳ như: tỷ lệ thai sinh hóa (BPR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ sẩy thai (MR) và các kết quả khác.
Chất lượng tinh dịch: Nhóm tiền tăng huyết áp cho thấy khả năng di động, tổng số lượng, khả năng di động tiến tới và số lượng tinh trùng tiến tới đều thấp hơn so với nhóm đối chứng (P<0.05). Ngược lại, tỷ lệ oligozoospermia (17,6% so với 13,1%, P = 0,045) và asthenozoospermia (37,7% so với 19,8%, P < 0,001) cao hơn ở nhóm tiền tăng huyết áp so với nhóm đối chứng.
Kết quả lâm sàng FET:
- Trong nhóm đối chứng, có 51 trường hợp BPR, 352 CPR, 63 trường hợp MR và 289 trường hợp LBR.
- Trong nhóm tiền tăng huyết áp, có 38 trường hợp BPR, 185 trường hợp CPR, 43 trường hợp MR và 142 trường hợp LBR.
Tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan đáng chú ý giữa tiền tăng huyết áp ở nam giới và khả năng sinh sản. Tiền tăng huyết áp ở nam giới không chỉ dẫn đến chất lượng tinh dịch thấp hơn mà còn có tác động tiêu cực đến sự thành công của ART. Đây là yếu tố nguy cơ độc lập đối với tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ đầu của chuyển đơn phôi nang đông lạnh. Những kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi BP ở nam giới để tối ưu hóa kết quả ART.
Nguồn: Wang, L., Li, H., & Zhou, W. (2024). Prehypertension in male affects both semen quality and pregnancy outcomes in their first single blastocyst frozen-thawed embryo transfer cycles. Fertility and Sterility.
Link bài báo: https://www.fertstert.org/article/S0015-0282(24)02238-6/abstract
Từ khóa: Chuyển phôi đông lạnh; thai lâm sàng; trẻ sinh sống; tiền tăng huyết áp; chất lượng tinh dịch.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá tiềm năng phát triển và tỷ lệ phôi nguyên bội của những phôi có nguồn gốc từ 2.1PN - Ngày đăng: 27-10-2024
Chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông lạnh trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 24-10-2024
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả lâm sàng của thụ tinh trong ống nghiệm – chuyển phôi (IVF-ET) - Ngày đăng: 24-10-2024
Dự đoán tình trạng phôi nguyên bội và kết quả mang thai bằng hình thái và tốc độ phát triển của phôi nang ở phụ nữ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 24-10-2024
Tinh trùng từ tinh hoàn có cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn đối với nam giới vô sinh không vô tinh có tinh trùng phân mảnh DNA cao không? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 24-10-2024
Hiệu quả lâm sàng của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho phôi lệch bội ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao - Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-10-2024
Thời gian nuôi cấy tối ưu để phân tích DNA tự do đối với phôi nang đông lạnh trải qua xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn - Ngày đăng: 24-10-2024
Phôi bào đa nhân: nhận biết, nguồn gốc và ý nghĩa trong điều trị - Ngày đăng: 23-10-2024
Chọn lọc phôi nang chất lượng tốt thông qua hình ảnh timelapse từ giai đoạn nén: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 23-10-2024
Ảnh hưởng của số lượng phôi bào đến kết quả hỗ trợ sinh sản (ART) trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi ngày 3 - Ngày đăng: 23-10-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK