Tin tức
on Thursday 24-10-2024 3:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phạm Bích Vân - IVF Tâm Anh
Xét nghiệm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (PGT-A) đã trở thành một công cụ quan trọng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm (IVF), đặc biệt là được chỉ định cho những người phụ nữ lớn tuổi và có tiền sử sảy thai sớm. Mặc dù PGT-A mang lại nhiều lợi ích, nhưng phương pháp này vẫn còn gây nhiều tranh cãi liên quan đến các vấn đề về mặt kỹ thuật. Để khắc phục những hạn chế đó, phương pháp PGT-A không xâm lấn (noninvasive PGT-A – niPGT-A) đã được phát triển, cho phép phân tích các DNA tự do (cell-free deoxyribonucleic acid - cfDNA) tiết vào môi trường nuôi cấy trong suốt quá trình phát triển của phôi. Nhiều nghiên cứu trước đây đã so sánh tỉ lệ tương đồng của niPGT-A và PGT-A, với kết quả dao động từ 30% đến 100%. Sự khác biệt trong kết quả này có thể do nhiều yếu tố, bao gồm việc thu thập cfDNA từ phôi tươi hay phôi đông lạnh, thời gian nuôi cấy tối ưu để thu nhận cfDNA, cũng như việc thực hiện hỗ trợ thoát màng (AH) hay sinh thiết trước khi thu nhận mẫu từ môi trường nuôi cấy vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm xác định thời gian nuôi cấy tối ưu để có thể thu thập tối đa cfDNA của các phôi nang đông lạnh, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của độ nở rộng phôi nang đến tỉ lệ tương đồng và tỉ lệ thông tin khi thực hiện niPGT-A.
Phương pháp:
Nghiên cứu đã phân tích 135 mẫu phôi nang đông lạnh ngày 5 và ngày 6, được thu thập từ các chu kỳ thực hiện PGT-A (73 mẫu) và không PGT-A (62 mẫu). Các mẫu này được phân chia thành 3 nhóm: phôi nang ngày thứ 5 được nuôi cấy trong 8 giờ (Nuôi cấy ngắn ngày 5, N = 42) và nuôi cấy trong 24 giờ (Nuôi cấy dài ngày 5, N = 50), phôi nang ngày thứ 6 được nuôi cấy trong 8 giờ (Nuôi cấy ngắn ngày 6, N = 43). Các mẫu sau đó sẽ được khuếch đại toàn bộ bộ gen (Whole genome amplification-WGA) và giải trình tự bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next-generation sequencing-NGS). Nghiên cứu so sánh tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng về số lượng nhiễm sắc thể giữa cfDNA trong môi trường nuôi cấy và DNA từ toàn bộ phôi trong các chu kỳ PGT và không PGT-A theo các khoảng thời gian khác nhau, nhằm đánh giá khả năng ứng dụng môi trường nuôi cấy cho xét nghiệm di truyền.
Kết quả:
- Tỉ lệ thông tin so với thời gian nuôi cấy.
Tỉ lệ thông tin thấp hơn đáng kể ở nhóm phôi nuôi cấy ngắn ngày 5 với phôi sinh thiết là 40,0% (P<0,0001) và phôi không sinh thiết là 59,1% (P=0,0003) so với tỉ lệ thông tin ở nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6. Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thông tin giữa nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6. Tuy nhiên ở các nhóm phôi không sinh thiết có tỉ lệ thông tin cao hơn so với nhóm phôi đã sinh thiết trong cả 3 nhóm nuôi cấy.
- Tỉ lệ tương đồng, âm tính giả, dương tính giả so với thời gian nuôi cấy.
Tỉ lệ tương đồng giữa các phôi sinh thiết và không sinh thiết không có sự khác biệt đáng kể trong các nhóm nuôi cấy ngắn ngày 5, nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6, với tỉ lệ tương đồng lần lượt là 90,5%, 93,6%, và 92,3%. Điều này cho thấy thời gian nuôi cấy hoặc các thao tác trước đó với phôi không ảnh hưởng đến tỉ lệ tương đồng của cfDNA. Đặc biệt, không có trường hợp âm tính giả nào được ghi nhận, trong khi tỉ lệ dương tính giả hơi cao hơn ở nhóm phôi không sinh thiết nhưng không đáng kể về mặt thống kê.
- Tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng theo chất lượng phôi trước khi trữ.
Tỉ lệ thông tin giảm đáng kể ở các phôi nang có độ nở rộng 3 (P=0,0005), 4 (P=0,0366), và 5-6 (P=0,0002) trong nhóm phôi nuôi cấy ngắn ngày 5 so với nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nhóm nuôi cấy ngắn ngày 6.
Khi phân tích về tỉ lệ tương đồng theo độ nở rộng của phôi, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm phôi nuôi cấy (ngắn ngày 5, dài ngày 5 và ngắn ngày 6) ở các độ nở rộng khác nhau.
Ngoài ra, trong cùng thời gian nuôi cấy, độ nở rộng không tác động đến tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng.
- Tỉ lệ tương đồng theo nhiễm sắc thể.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tương đồng tăng cao ở nhiễm sắc thường (dao động từ 90,5% đến 100%) và nhiễm sắc thể giới tính (dao động từ 98% đến 100%) ở cả 3 nhóm nuôi cấy.
Phân tích đa biến:
Kết quả cho thấy thời gian nuôi cấy ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thông tin (OR = 0,02; 95% KTC: 0,001-0,09). Về tỉ lệ tương đồng, chỉ có độ tuổi của nữ giới có sự tương quan đáng kể, với tỉ lệ tương đồng tăng khi độ tuổi của nữ giới tăng (OR=1,33; 95% KTC: 1,03-1,79).
Bàn luận:
Kết quả cho thấy niPGT-A đạt tỷ lệ thông tin là 95,7% và tỉ lệ tương đồng là 93,0% khi phôi được nuôi cấy trong 24 giờ (phôi ngày 5) hoặc 8 giờ (phôi ngày 6).Thời gian nuôi cấy và giai đoạn phát triển của phôi là yếu tố quan trọng để đạt được tỉ lệ thông tin cao. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phôi phát triển đến ngày thứ 6 có thể cung cấp đủ cfDNA trong môi trường nuôi cấy với thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế như nguy cơ nhiễm DNA từ mẹ có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả, cũng như tác động của phôi đông lạnh lên việc giải phóng cfDNA, do đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế giải phóng cfDNA nhằm nâng cao độ chính xác của niPGT-A. Bên cạnh đó, niPGT-A còn được cho là phương pháp hiệu quả để phân tích các phôi nang có chất lượng kém, mở rộng cơ hội chọn lọc phôi trước khi chuyển.
Kết luận:
Phương pháp niPGT-A ở các phôi nang đông lạnh mang lại tỉ lệ tương đồng rất cao khi so với DNA của toàn bộ phôi, chứng minh rằng đây là một phương pháp đáng tin cậy để đánh giá tính di truyền của phôi. Điều này không chỉ giúp hạn chế thực hiện các phương pháp xâm lấn mà còn mở rộng khả năng tiếp cận xét nghiệm di truyền cho nhiều bệnh nhân.
Nguồn:
ARDESTANI, Goli, et al. Culture time to optimize embryo cell-free DNA analysis for frozen-thawed blastocysts undergoing noninvasive preimplantation genetic testing for aneuploidy. Fertility and Sterility, 2024.
Xét nghiệm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (PGT-A) đã trở thành một công cụ quan trọng trong điều trị thụ tinh ống nghiệm (IVF), đặc biệt là được chỉ định cho những người phụ nữ lớn tuổi và có tiền sử sảy thai sớm. Mặc dù PGT-A mang lại nhiều lợi ích, nhưng phương pháp này vẫn còn gây nhiều tranh cãi liên quan đến các vấn đề về mặt kỹ thuật. Để khắc phục những hạn chế đó, phương pháp PGT-A không xâm lấn (noninvasive PGT-A – niPGT-A) đã được phát triển, cho phép phân tích các DNA tự do (cell-free deoxyribonucleic acid - cfDNA) tiết vào môi trường nuôi cấy trong suốt quá trình phát triển của phôi. Nhiều nghiên cứu trước đây đã so sánh tỉ lệ tương đồng của niPGT-A và PGT-A, với kết quả dao động từ 30% đến 100%. Sự khác biệt trong kết quả này có thể do nhiều yếu tố, bao gồm việc thu thập cfDNA từ phôi tươi hay phôi đông lạnh, thời gian nuôi cấy tối ưu để thu nhận cfDNA, cũng như việc thực hiện hỗ trợ thoát màng (AH) hay sinh thiết trước khi thu nhận mẫu từ môi trường nuôi cấy vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm xác định thời gian nuôi cấy tối ưu để có thể thu thập tối đa cfDNA của các phôi nang đông lạnh, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của độ nở rộng phôi nang đến tỉ lệ tương đồng và tỉ lệ thông tin khi thực hiện niPGT-A.
Phương pháp:
Nghiên cứu đã phân tích 135 mẫu phôi nang đông lạnh ngày 5 và ngày 6, được thu thập từ các chu kỳ thực hiện PGT-A (73 mẫu) và không PGT-A (62 mẫu). Các mẫu này được phân chia thành 3 nhóm: phôi nang ngày thứ 5 được nuôi cấy trong 8 giờ (Nuôi cấy ngắn ngày 5, N = 42) và nuôi cấy trong 24 giờ (Nuôi cấy dài ngày 5, N = 50), phôi nang ngày thứ 6 được nuôi cấy trong 8 giờ (Nuôi cấy ngắn ngày 6, N = 43). Các mẫu sau đó sẽ được khuếch đại toàn bộ bộ gen (Whole genome amplification-WGA) và giải trình tự bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next-generation sequencing-NGS). Nghiên cứu so sánh tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng về số lượng nhiễm sắc thể giữa cfDNA trong môi trường nuôi cấy và DNA từ toàn bộ phôi trong các chu kỳ PGT và không PGT-A theo các khoảng thời gian khác nhau, nhằm đánh giá khả năng ứng dụng môi trường nuôi cấy cho xét nghiệm di truyền.
Kết quả:
- Tỉ lệ thông tin so với thời gian nuôi cấy.
Tỉ lệ thông tin thấp hơn đáng kể ở nhóm phôi nuôi cấy ngắn ngày 5 với phôi sinh thiết là 40,0% (P<0,0001) và phôi không sinh thiết là 59,1% (P=0,0003) so với tỉ lệ thông tin ở nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6. Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thông tin giữa nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6. Tuy nhiên ở các nhóm phôi không sinh thiết có tỉ lệ thông tin cao hơn so với nhóm phôi đã sinh thiết trong cả 3 nhóm nuôi cấy.
- Tỉ lệ tương đồng, âm tính giả, dương tính giả so với thời gian nuôi cấy.
Tỉ lệ tương đồng giữa các phôi sinh thiết và không sinh thiết không có sự khác biệt đáng kể trong các nhóm nuôi cấy ngắn ngày 5, nuôi cấy dài ngày 5 và nuôi cấy ngắn ngày 6, với tỉ lệ tương đồng lần lượt là 90,5%, 93,6%, và 92,3%. Điều này cho thấy thời gian nuôi cấy hoặc các thao tác trước đó với phôi không ảnh hưởng đến tỉ lệ tương đồng của cfDNA. Đặc biệt, không có trường hợp âm tính giả nào được ghi nhận, trong khi tỉ lệ dương tính giả hơi cao hơn ở nhóm phôi không sinh thiết nhưng không đáng kể về mặt thống kê.
- Tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng theo chất lượng phôi trước khi trữ.
Tỉ lệ thông tin giảm đáng kể ở các phôi nang có độ nở rộng 3 (P=0,0005), 4 (P=0,0366), và 5-6 (P=0,0002) trong nhóm phôi nuôi cấy ngắn ngày 5 so với nhóm nuôi cấy dài ngày 5 và nhóm nuôi cấy ngắn ngày 6.
Khi phân tích về tỉ lệ tương đồng theo độ nở rộng của phôi, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm phôi nuôi cấy (ngắn ngày 5, dài ngày 5 và ngắn ngày 6) ở các độ nở rộng khác nhau.
Ngoài ra, trong cùng thời gian nuôi cấy, độ nở rộng không tác động đến tỉ lệ thông tin và tỉ lệ tương đồng.
- Tỉ lệ tương đồng theo nhiễm sắc thể.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tương đồng tăng cao ở nhiễm sắc thường (dao động từ 90,5% đến 100%) và nhiễm sắc thể giới tính (dao động từ 98% đến 100%) ở cả 3 nhóm nuôi cấy.
Phân tích đa biến:
Kết quả cho thấy thời gian nuôi cấy ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thông tin (OR = 0,02; 95% KTC: 0,001-0,09). Về tỉ lệ tương đồng, chỉ có độ tuổi của nữ giới có sự tương quan đáng kể, với tỉ lệ tương đồng tăng khi độ tuổi của nữ giới tăng (OR=1,33; 95% KTC: 1,03-1,79).
Bàn luận:
Kết quả cho thấy niPGT-A đạt tỷ lệ thông tin là 95,7% và tỉ lệ tương đồng là 93,0% khi phôi được nuôi cấy trong 24 giờ (phôi ngày 5) hoặc 8 giờ (phôi ngày 6).Thời gian nuôi cấy và giai đoạn phát triển của phôi là yếu tố quan trọng để đạt được tỉ lệ thông tin cao. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phôi phát triển đến ngày thứ 6 có thể cung cấp đủ cfDNA trong môi trường nuôi cấy với thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế như nguy cơ nhiễm DNA từ mẹ có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả, cũng như tác động của phôi đông lạnh lên việc giải phóng cfDNA, do đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế giải phóng cfDNA nhằm nâng cao độ chính xác của niPGT-A. Bên cạnh đó, niPGT-A còn được cho là phương pháp hiệu quả để phân tích các phôi nang có chất lượng kém, mở rộng cơ hội chọn lọc phôi trước khi chuyển.
Kết luận:
Phương pháp niPGT-A ở các phôi nang đông lạnh mang lại tỉ lệ tương đồng rất cao khi so với DNA của toàn bộ phôi, chứng minh rằng đây là một phương pháp đáng tin cậy để đánh giá tính di truyền của phôi. Điều này không chỉ giúp hạn chế thực hiện các phương pháp xâm lấn mà còn mở rộng khả năng tiếp cận xét nghiệm di truyền cho nhiều bệnh nhân.
Nguồn:
ARDESTANI, Goli, et al. Culture time to optimize embryo cell-free DNA analysis for frozen-thawed blastocysts undergoing noninvasive preimplantation genetic testing for aneuploidy. Fertility and Sterility, 2024.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phôi bào đa nhân: nhận biết, nguồn gốc và ý nghĩa trong điều trị - Ngày đăng: 23-10-2024
Chọn lọc phôi nang chất lượng tốt thông qua hình ảnh timelapse từ giai đoạn nén: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 23-10-2024
Ảnh hưởng của số lượng phôi bào đến kết quả hỗ trợ sinh sản (ART) trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi ngày 3 - Ngày đăng: 23-10-2024
Thủy tinh hóa cực nhanh: Giảm thiểu độc tính của chất bảo vệ đông lạnh và stress áp suất thẩm thấu trong đông lạnh noãn chuột - Ngày đăng: 23-10-2024
Tác động của nuôi cấy phôi đơn bước và chuyển tiếp đến kết cục sản khoa và chu sinh ở những thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 22-10-2024
Tính hữu dụng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 2.1PN dựa trên kết quả lâm sàng và phân tích bộ gen - Ngày đăng: 22-10-2024
Điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính bằng kháng sinh vẫn là một yếu tố nguy cơ gây sẩy thai sớm trong quá trình chuyển phôi đông lạnh nguyên bội sau đó - Ngày đăng: 19-10-2024
Tiềm năng của gel lô hội trong quá trình đông lạnh tinh trùng: một nghiên cứu ở gà trống - Ngày đăng: 19-10-2024
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) - Ngày đăng: 19-10-2024
Cửa sổ làm tổ độc nhất có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong chuyển phôi: Một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2024
Tác động của tuổi cha cao lên kết quả các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) - Ngày đăng: 05-10-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK