Tin tức
on Tuesday 22-10-2024 1:50pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Quảng Thị Phước Tín - IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Sự phát triển của môi trường nuôi cấy phôi đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ thai trong công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART), với những quan sát ban đầu về sự thay đổi của các chất như glucose, lactate và pyruvate trong ống dẫn trứng và tử cung, hai mô hình hệ thống nuôi cấy riêng biệt đã được xây dựng gồm: môi trường nuôi cấy (MTNC) chuyển tiếp – trong đó phôi được nuôi cấy trong môi trường bắt chước cơ thể sống phù hợp với từng giai đoạn phát triển của phôi, và MTNC đơn bước - chứa các thành phần cần thiết để phôi "lựa chọn" khi cần. Vậy liệu 2 MTNC khác nhau có cho ra các kết cục sản khoa và chu sinh khác nhau giữa các trường hợp đơn thai hay không.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh kết quả sản khoa và chu sinh của các ca đơn thai từ phôi được nuôi cấy trong MTNC đơn bước và chuyển tiếp. Giả thuyết được đưa ra rằng không có sự khác biệt về kết quả dựa trên hệ thống nuôi cấy.
Nghiên cứu bao gồm các ca trẻ sinh sống từ chuyển phôi tươi tự thân (tất cả các ca đều là phôi ngày 5, ngoại trừ một ca là phôi ngày 6), diễn ra từ ngày 1/7/2004 - 31/12/2017 và được liên kết với cơ sở dữ liệu MOSART (nghiên cứu kết cục của Massachusetts về công nghệ hỗ trợ sinh sản). Các thông số định danh các chu kỳ IVF từ MGH (Massachusetts General Hospital) và BWH (Brigham and Women’s Hospital) được thêm vào dữ liệu MOSART để trích xuất dữ liệu khi cần. Các ca chuyển phôi trữ, các ca sinh ngoài tiểu bang Massachusetts và các chu kỳ có dữ liệu phôi học không đầy đủ đã bị loại trừ.
Phôi được nuôi cấy riêng lẻ đến giai đoạn phôi nang để chuyển phôi tươi. MTNC đơn bước được sử dụng là hệ Global/ Global total (CooperSurgical) và hệ Continuous Single Culture (Irvine), và môi trường chuyển tiếp sử dụng là hệ Quinn’s Advantage Cleavage + Blastocyst (CooperSurgical ) và hệ môi trường G-Series (Vitrolife).
Kết cục chính được quan tâm về sản khoa (phương thức sinh sản, bất thường nhau thai, tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ) và chu sinh (sinh non: thời gian mang thai < 37 tuần, nhẹ cân: trẻ sinh <2.500g, thai nhỏ so với tuổi thai -SGA (trẻ sơ sinh có cân nặng < bách phân vị thứ 10 của tuổi thai) và thai lớn so với tuổi thai - LGA (cân nặng trẻ > bách phân vị thứ 90 của tuổi thai).
Một số kết cục ghi nhận được trong nghiên cứu
Tổng cộng có 13.690 ca thai kỳ tại MGH và BWH, trong đó có 9.032 ca sinh trong tiểu bang Massachusetts (có 7.371 ca chuyển phôi tươi tự thân và có 5.403 ca là đơn thai). Sau chuyển phôi, có 1.532 ca sinh được đưa vào phân tích, trong đó có 1.058 ca có nguồn gốc phôi từ MTNC đơn bước và 474 ca phôi từ MTNC chuyển tiếp.
Bệnh nhân (BN) trong 2 nhóm MTNC khác nhau có độ tuổi tương tự nhau (MTNC đơn bước: 45,4% < 35 tuổi và 54,6% trên >35 tuổi, MTNC chuyển tiếp: 47,3% <35 tuổi và 52,7% >35 tuổi). Có nhiều chu kỳ được thực hiện tại MGH hơn BWH (59% so với 41%). Tình trạng tăng huyết áp mãn tính xuất hiện trung bình 2,1% ở cả 2 nhóm MTNC đơn bước và chuyển tiếp. Nhiều BN trong nhóm MTNC đơn bước có dự trữ buồng trứng giảm so với chuyển tiếp (18,5% so với 12,9%) và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc rối loạn rụng trứng (22,8% so với 15,6%).
So với nuôi cấy chuyển tiếp thì nuôi cấy đơn bước có tỷ lệ LGA tăng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hệ thống MTNC đơn bước và chuyển tiếp về tỷ lệ bất thường nhau thai, tăng huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ, sinh non, tuổi thai nhỏ hoặc nhẹ cân.
Nhìn chung về kết cục sản khoa và chu sinh thì tỷ lệ ca sinh có biến chứng do mổ lấy thai, bất thường nhau thai, tăng huyết áp thai kỳ, sinh non, nhẹ cân và SGA không khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm MTNC. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn ở nhóm đơn bước so với chuyển tiếp (7,8% so với 3,8%) trước khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nhưng lại không có sự khác biệt sau khi điều chỉnh các yếu tố này. Điều thú vị là tỷ lệ LGA tăng đáng kể ở nhóm môi trường đơn bước vẫn tồn tại sau khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu (7,1% so với 5,9% ở nhóm môi trường chuyển tiếp).
Nuôi cấy đơn bước có liên quan đến việc tăng tỷ lệ LGA, cho thấy hệ thống môi trường nuôi cấy phôi có thể ảnh hưởng đến kết quả chu sinh. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng các hệ thống MTNC đơn bước có thể mang lại một số lợi thế so với chuyển tiếp về các kết quả ban đầu như: sự phát triển của phôi nang và tỷ lệ phôi nang hữu dụng, nhưng chúng có vẻ tương tự nhau về tỷ lệ thai. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến kết cục sản khoa và chu sinh khi nuôi cấy đơn bước so với chuyển tiếp vẫn còn thiếu nhiều bằng chứng.
Nghiên cứu này bị hạn chế bởi thiết kế nghiên cứu hồi cứu và đoàn hệ nghiên cứu chủ yếu là phụ nữ da trắng có học thức, không phải gốc Tây Ban Nha và có bảo hiểm tư nhân. Do đó, những phát hiện trong nghiên cứu có thể không thể khái quát hóa cho các đoàn hệ khác. Ngoài ra, dữ liệu chỉ số BMI không có sẵn cho BN, nếu có chỉ số MBI sẽ hữu ích hơn để đánh giá như một yếu tố gây nhiễu, vì BMI cao là một yếu tố gây rủi ro đối với LGA.
Tóm lại, hệ thống nuôi cấy phôi đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phát triển phôi tiền làm tổ. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được vai trò của điều kiện labo trong quá trình nuôi cấy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nghiên cứu này chứng minh rằng nuôi cấy đơn bước có liên quan đến nguy cơ LGA tăng ở những thai kỳ đơn thai được chuyển phôi tươi, cho thấy việc nuôi cấy đơn bước là một yếu tố có thể có tác động lâu dài đến sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lâm sàng.
Nguồn: SACHA, Caitlin R., et al. The impact of single-step and sequential embryo culture systems on obstetric and perinatal outcomes in singleton pregnancies: the Massachusetts Outcomes Study of Assisted Reproductive Technology. Fertility and sterility, 2022, 117.6: 1246-1254.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tính hữu dụng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 2.1PN dựa trên kết quả lâm sàng và phân tích bộ gen - Ngày đăng: 22-10-2024
Điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính bằng kháng sinh vẫn là một yếu tố nguy cơ gây sẩy thai sớm trong quá trình chuyển phôi đông lạnh nguyên bội sau đó - Ngày đăng: 19-10-2024
Tiềm năng của gel lô hội trong quá trình đông lạnh tinh trùng: một nghiên cứu ở gà trống - Ngày đăng: 19-10-2024
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) - Ngày đăng: 19-10-2024
Cửa sổ làm tổ độc nhất có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong chuyển phôi: Một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2024
Tác động của tuổi cha cao lên kết quả các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) - Ngày đăng: 05-10-2024
Thời gian lưu trữ phôi nang chất lượng tốt trên 5 năm có nguy cơ làm giảm tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-10-2024
Hỗ trợ dinh dưỡng đối với loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 29-09-2024
Mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn đường ruột và dậy thì sớm - Ngày đăng: 29-09-2024
Kết quả thai kỳ và sơ sinh của những trường hợp song sinh cùng trứng từ công nghệ hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu hồi cứu trong 10 năm - Ngày đăng: 29-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK