Tin tức
on Wednesday 06-11-2024 6:28am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Kỹ thuật đông lạnh phôi ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, phù hợp cho các bệnh nhân có số lượng phôi nhiều trong một chu kỳ, giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, giảm tỉ lệ đa thai và tăng tỉ lệ mang thai diễn tiến. Đặc biệt với sự phát triển của phương pháp thủy tinh hóa, giảm thiểu sự hình thành tinh thể đá với tỉ lệ phôi sống sót cao đã thúc đẩy việc chuyển phôi trữ được ứng dụng nhiều tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tính ổn định lâu dài của phôi, điều kiện trữ lạnh phôi có thể thay đổi tạm thời do việc lấy phôi ra khỏi bình nitơ lỏng (LN2) nhiều lần khi thực hiện cất hoặc lấy mẫu trữ khác ra khỏi giá chứa phôi trữ. Ảnh hưởng của tần suất tiếp xúc với không khí (exposed-to-air frequency - EAF), trong quá trình chuyển giá chứa phôi từ bình LN2 và vật chứa nitơ, đến tiềm năng làm tổ và kết quả lâm sàng của phôi trữ vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng EAF của phôi trữ đến kết quả lâm sàng của chu kỳ chuyển phôi trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa.
Vật liệu và phương pháp
Tổng cộng có 9.200 chu kỳ chuyển phôi trữ, thực hiện trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2016, được chia thành năm nhóm theo các EAF khác nhau (2, 4, 6, 8 hoặc ≥10 lần). Kết quả nghiên cứu bao gồm tỉ lệ phôi sống sót sau rã, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ mang thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống. Phân tích Kruskal-Wallis và kiểm định chi-squared của Pearson được sử dụng để so sánh các đặc điểm của bệnh nhân và kết quả lâm sàng giữa năm nhóm. Hơn nữa, phân tích hồi quy logistic đa biến được thực hiện để xác định mối liên hệ giữa EAF và các kết quả lâm sàng.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ HCG dương tính, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ sinh sống (P>0,05) giữa năm nhóm EAF đối với phôi D3, phôi D5 và phôi D6. Tỉ lệ sống sót sau rã của phôi D3 (P=0,015) khác biệt đáng kể giữa năm nhóm EAF, nhưng không phụ thuộc vào EAF. Mặc dù tỉ lệ mang thai lâm sàng khác nhau giữa năm nhóm đối với phôi D5 (P=0,042), phân tích hồi quy logistic đa biến đã điều chỉnh cho các biến gây nhiễu cho thấy EAF không ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ mang thai lâm sàng hoặc tỉ lệ sinh sống.
Bàn luận
Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy thời gian lưu trữ dài trong LN2 không làm giảm tỉ lệ sống của phôi, tuy nhiên những kết quả này còn giới hạn khi áp dụng cho phôi người vì sự khác biệt về mặt sinh lý học. Một số nghiên cứu trên phôi người chỉ ra rằng thời gian lưu trữ không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng, trong khi một số nghiên cứu khác ghi nhận tác động tiêu cực khi thời gian lưu trữ kéo dài. Trong quá trình bảo quản lạnh, phôi được lưu trữ trong LN2 ở -196°C, nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ chuyển thủy tinh (Tg, dao động từ -126 đến -121°C). Tại nhiệt độ dưới Tg, sự khuếch tán đại phân tử bị ức chế và ứng suất nhiệt cơ học giảm, hạn chế những biến đổi về mặt hóa học trong phôi đã được thủy tinh hóa. Trong nghiên cứu này, mức LN2 trong các bình chứa được theo dõi nghiêm ngặt để tránh thay đổi nhiệt độ do LN2 bay hơi, tuy nhiên việc lấy giá chứa phôi ra khỏi bình LN2 nhiều lần trong quá trình bảo quản lạnh vẫn có thể làm thay đổi nhiệt độ. Sansinena và cộng sự (2014) đã báo cáo rằng quá trình khử thủy tinh hóa có thể gây tổn thương tế bào khi nhiệt độ đạt đến -109°C. Tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở các nhóm có EAF thấp lại cao hơn có thể do chính sách chọn phôi chuyển tại trung tâm, ưu tiên rã đông cryotop có phôi chất lượng tốt trước; nếu thất bại trong quá trình làm tổ, các phôi chất lượng kém hơn mới được rã, dẫn đến việc phôi chất lượng tốt ít tiếp xúc với không khí hơn. Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế bao gồm thiếu dữ liệu về kết quả sơ sinh và thiết kế hồi cứu. Kết luận nghiên cứu cho thấy phôi trữ lạnh có thể được lấy ra khỏi bình LN2 mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai và sinh sống, tuy nhiên cần theo dõi dài hạn đối với trẻ sinh ra trong các nghiên cứu tương lai.
Nguồn: ZHANG, Huan, et al. Effect of exposed-to-air frequency of cryopreserved embryo on clinical outcomes of vitrified-warmed embryo transfer cycles: a retrospective analysis of 9,200 vitrified-warmed transfer cycles. BMC Pregnancy and Childbirth, 2023, 23.1: 590.
Tổng quan
Kỹ thuật đông lạnh phôi ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, phù hợp cho các bệnh nhân có số lượng phôi nhiều trong một chu kỳ, giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, giảm tỉ lệ đa thai và tăng tỉ lệ mang thai diễn tiến. Đặc biệt với sự phát triển của phương pháp thủy tinh hóa, giảm thiểu sự hình thành tinh thể đá với tỉ lệ phôi sống sót cao đã thúc đẩy việc chuyển phôi trữ được ứng dụng nhiều tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về tính ổn định lâu dài của phôi, điều kiện trữ lạnh phôi có thể thay đổi tạm thời do việc lấy phôi ra khỏi bình nitơ lỏng (LN2) nhiều lần khi thực hiện cất hoặc lấy mẫu trữ khác ra khỏi giá chứa phôi trữ. Ảnh hưởng của tần suất tiếp xúc với không khí (exposed-to-air frequency - EAF), trong quá trình chuyển giá chứa phôi từ bình LN2 và vật chứa nitơ, đến tiềm năng làm tổ và kết quả lâm sàng của phôi trữ vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng EAF của phôi trữ đến kết quả lâm sàng của chu kỳ chuyển phôi trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa.
Vật liệu và phương pháp
Tổng cộng có 9.200 chu kỳ chuyển phôi trữ, thực hiện trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2016, được chia thành năm nhóm theo các EAF khác nhau (2, 4, 6, 8 hoặc ≥10 lần). Kết quả nghiên cứu bao gồm tỉ lệ phôi sống sót sau rã, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ mang thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống. Phân tích Kruskal-Wallis và kiểm định chi-squared của Pearson được sử dụng để so sánh các đặc điểm của bệnh nhân và kết quả lâm sàng giữa năm nhóm. Hơn nữa, phân tích hồi quy logistic đa biến được thực hiện để xác định mối liên hệ giữa EAF và các kết quả lâm sàng.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào về tỉ lệ HCG dương tính, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ sinh sống (P>0,05) giữa năm nhóm EAF đối với phôi D3, phôi D5 và phôi D6. Tỉ lệ sống sót sau rã của phôi D3 (P=0,015) khác biệt đáng kể giữa năm nhóm EAF, nhưng không phụ thuộc vào EAF. Mặc dù tỉ lệ mang thai lâm sàng khác nhau giữa năm nhóm đối với phôi D5 (P=0,042), phân tích hồi quy logistic đa biến đã điều chỉnh cho các biến gây nhiễu cho thấy EAF không ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ mang thai lâm sàng hoặc tỉ lệ sinh sống.
Bàn luận
Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy thời gian lưu trữ dài trong LN2 không làm giảm tỉ lệ sống của phôi, tuy nhiên những kết quả này còn giới hạn khi áp dụng cho phôi người vì sự khác biệt về mặt sinh lý học. Một số nghiên cứu trên phôi người chỉ ra rằng thời gian lưu trữ không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng, trong khi một số nghiên cứu khác ghi nhận tác động tiêu cực khi thời gian lưu trữ kéo dài. Trong quá trình bảo quản lạnh, phôi được lưu trữ trong LN2 ở -196°C, nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ chuyển thủy tinh (Tg, dao động từ -126 đến -121°C). Tại nhiệt độ dưới Tg, sự khuếch tán đại phân tử bị ức chế và ứng suất nhiệt cơ học giảm, hạn chế những biến đổi về mặt hóa học trong phôi đã được thủy tinh hóa. Trong nghiên cứu này, mức LN2 trong các bình chứa được theo dõi nghiêm ngặt để tránh thay đổi nhiệt độ do LN2 bay hơi, tuy nhiên việc lấy giá chứa phôi ra khỏi bình LN2 nhiều lần trong quá trình bảo quản lạnh vẫn có thể làm thay đổi nhiệt độ. Sansinena và cộng sự (2014) đã báo cáo rằng quá trình khử thủy tinh hóa có thể gây tổn thương tế bào khi nhiệt độ đạt đến -109°C. Tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở các nhóm có EAF thấp lại cao hơn có thể do chính sách chọn phôi chuyển tại trung tâm, ưu tiên rã đông cryotop có phôi chất lượng tốt trước; nếu thất bại trong quá trình làm tổ, các phôi chất lượng kém hơn mới được rã, dẫn đến việc phôi chất lượng tốt ít tiếp xúc với không khí hơn. Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế bao gồm thiếu dữ liệu về kết quả sơ sinh và thiết kế hồi cứu. Kết luận nghiên cứu cho thấy phôi trữ lạnh có thể được lấy ra khỏi bình LN2 mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai và sinh sống, tuy nhiên cần theo dõi dài hạn đối với trẻ sinh ra trong các nghiên cứu tương lai.
Nguồn: ZHANG, Huan, et al. Effect of exposed-to-air frequency of cryopreserved embryo on clinical outcomes of vitrified-warmed embryo transfer cycles: a retrospective analysis of 9,200 vitrified-warmed transfer cycles. BMC Pregnancy and Childbirth, 2023, 23.1: 590.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của tổng liều gonadotropin lên chất lượng phôi và kết quả lâm sàng với phân tầng AMH trong chu kỳ IVF: phân tích hồi cứu trên 12.588 bệnh nhân - Ngày đăng: 06-11-2024
Các dấu hiệu gián tiếp về chất lượng noãn ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung buồng trứng thực hiện IVF/ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 06-11-2024
Trẻ sinh sống từ noãn có thể cực lớn bất thường: một báo cáo trường hợp hiếm gặp - Ngày đăng: 06-11-2024
Phát triển protein PLC-Zeta tái tổ hợp như là một phương pháp điều trị cho tình trạng hoạt hóa noãn thất bại - Ngày đăng: 06-11-2024
Mối liên quan giữa lão hóa nam và chất lượng tinh dịch: một nghiên cứu hồi cứu trên 2500 nam giới - Ngày đăng: 06-11-2024
Những hiểu biết mới về quá trình phóng noãn ở buồng trứng người - Ngày đăng: 02-11-2024
Vai trò của xơ hóa trong bệnh lạc nội mạc tử cung: tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 02-11-2024
Thay đổi tỷ lệ giới tính sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh liên quan đến các thông số hình thái phôi nang - Ngày đăng: 01-11-2024
Nuôi cấy in vitro nang noãn thứ cấp phân lập từ mô vỏ buồng trứng được bảo quản lạnh - Ngày đăng: 01-11-2024
Đánh giá công cụ phát hiện tinh trùng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo trong mẫu vô tinh sử dụng trong ICSI - Ngày đăng: 01-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK