Tin tức
on Friday 29-11-2024 10:23am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trương Quốc Thịnh – IVF Tâm Anh
Sự thụ tinh là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong IVF, được xác nhận bởi sự tống xuất thể cực thứ hai và sự hình thành của hai tiền nhân. Tỉ lệ thụ tinh thấp, bao gồm thất bại thụ tinh hoàn toàn, là lý do chính dẫn đến thất bại trong chu kỳ điều trị IVF cổ điển (cIVF). Nguyên nhân có thể do sự thất bại trong việc xuyên qua màng zona pellucida của tinh trùng, chính vì vậy, ICSI cứu hộ (rescue ICSI - rICSI) đã được thực hiện và lần đầu được báo cáo từ 30 năm trước. Hiện tại, rICSI sớm trên những noãn không tống xuất thể cực thứ 2 ở thời điểm 4 – 6 giờ sau cấy thụ tinh được ưu tiên thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ già hoá của noãn khi so sánh tại thời điểm 18 – 20 giờ. Tuy nhiên, rICSI cũng có một số lo ngại về nguy cơ đa thụ tinh, sự không đồng nhất giữa nội mạc tử cung và quá trình phát triển của phôi ở các chu kỳ chuyển phôi tươi, chưa có khuyến nghị tiêu chuẩn cho rICSI và thực hành lâm sàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Nghiên cứu được thực hiện trên 19808 chu kỳ cIVF và 2329 chu kỳ rICSI từ tháng 02/2017 đến tháng 12/2021. Các bệnh nhân được kích thích buồng trứng và chọc hút noãn ở thời điểm 34 – 36 giờ sau hCG. Phức hợp noãn – cumulus được cấy thụ tinh với tinh trùng trong đĩa 4 giếng và sẽ được tách cơ học sau 4 – 6 giờ để quan sát sự tống xuất của thể cực thứ hai. Nếu tỉ lệ tống xuất thể cực thứ hai <75%, rICSI sẽ được thực hiện trên những noãn không có sự xuất hiện của thể cực thứ hai.
Phân tích cho thấy, đối với cIVF, tỉ lệ tống xuất thể cực thứ hai có tương quan với tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Ngược lại, đối với rICSI thì không ghi nhận sự tương quan này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sinh sống cộng dồn cao hơn 1,536 lần khi thực hiện rICSI ở những trường hợp có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai <50%, và không ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống cộng dồn ở những trường hợp ≥50%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt ngày 3, tỷ lệ tạo phôi nang, tỷ lệ phôi hữu dụng cũng cao hơn và tỷ lệ đa thụ tinh cũng thấp hơn ở nhóm rICSI. Xem xét trong nhóm có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai <50%, tuổi người mẹ và tỷ lệ sinh sống cộng dồn có mối tương quan thuận chiều. Với độ tuổi người mẹ < 38 tuổi, nhóm rICSI có tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi tốt ngày 3, số lượng phôi nang cao hơn và tỷ lệ đa thụ tinh thấp hơn so với nhóm cIVF.
Để cứu các chu kỳ cIVF thất bại do thụ tinh kém và tránh hủy bỏ chu kỳ, rICSI sớm dựa trên tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai đã được ứng dụng nhờ hiệu quả trong việc cải thiện kết quả điều trị và tối ưu về chi phí. rICSI giúp giảm 25% chi phí so với việc hủy bỏ chu kỳ và thực hiện lại chu kỳ mới. Tuy nhiên, hiện chưa có quy chuẩn thống nhất về việc áp dụng rICSI. Việc xác định liệu có cần thiết thực hiện rICSI trên các noãn không tống xuất thể cực thứ hai, hoặc liệu rICSI có thể áp dụng được cho tất cả bệnh nhân hay không, vẫn chưa được làm rõ. Lo ngại về nguy cơ cao hơn tình trạng đa tinh trùng sau rICSI đã được báo cáo nhiều lần. Tuy nhiên, trong khi một số nghiên cứu lại cho rằng rICSI không làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thụ tinh, như trong kết quả nghiên cứu này, hoặc tỷ lệ đa tinh trùng cao không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đáng chú ý, một số báo cáo cho rằng ở một số ca có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao, một số ít noãn không trải qua rICSI có thể tống xuất thể cực muộn và thụ tinh bình thường vào ngày hôm sau. Do đó, một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng quyết định thực hiện rICSI trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Mặt khác, rICSI không nâng cao hiệu quả tỷ lệ thụ tinh trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao và phụ nữ lớn tuổi, vì nguyên nhân chính dẫn đến noãn không được thụ tinh có thể không phải do sự xâm nhập thất bại của tinh trùng, và do đó không thể hưởng lợi từ rICSI. Ngoài ra, rICSI có thể liên quan đến sự phát triển kém của phôi ở giai đoạn đầu do noãn bị già hóa hoặc tổn thương cơ học từ kỹ thuật ICSI. Do đó, rICSI có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai ≥ 50% hoặc phụ nữ trên 38 tuổi. Từ dữ liệu của nghiên cứu này, rICSI nên được áp dụng cho từng trường hợp riêng biệt, cũng như cần có sự cân nhắc đến rủi ro và chi phí.
Kết luận lại, tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai có tương quan đường cong tuyến tính với tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Những trường hợp cIVF ở phụ nữ có độ tuổi < 38 tuổi với tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai < 50%, rICSI sớm ở thời điểm 4-6 giờ có thể giúp cải thiện tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Đây cũng có thể là phương án giúp hạn chế sự thất bại thụ tinh toàn bộ ở những chu kỳ cIVF.
Nguồn: Chen X, Wang Y, Yang C, Li C, Yin C, Zhao M, Wu K, Zhao H. Rescue intracytoplasmic sperm injection improved cumulative live birth rate for cycles with second polar body extrusion rate <50% in young women: generalized addictive model. Fertil Steril. 2024 Sep 11:S0015-0282(24)02230-1. doi: 10.1016/j.fertnstert.2024.09.017. Epub ahead of print. PMID: 39265651.
Sự thụ tinh là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong IVF, được xác nhận bởi sự tống xuất thể cực thứ hai và sự hình thành của hai tiền nhân. Tỉ lệ thụ tinh thấp, bao gồm thất bại thụ tinh hoàn toàn, là lý do chính dẫn đến thất bại trong chu kỳ điều trị IVF cổ điển (cIVF). Nguyên nhân có thể do sự thất bại trong việc xuyên qua màng zona pellucida của tinh trùng, chính vì vậy, ICSI cứu hộ (rescue ICSI - rICSI) đã được thực hiện và lần đầu được báo cáo từ 30 năm trước. Hiện tại, rICSI sớm trên những noãn không tống xuất thể cực thứ 2 ở thời điểm 4 – 6 giờ sau cấy thụ tinh được ưu tiên thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ già hoá của noãn khi so sánh tại thời điểm 18 – 20 giờ. Tuy nhiên, rICSI cũng có một số lo ngại về nguy cơ đa thụ tinh, sự không đồng nhất giữa nội mạc tử cung và quá trình phát triển của phôi ở các chu kỳ chuyển phôi tươi, chưa có khuyến nghị tiêu chuẩn cho rICSI và thực hành lâm sàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Nghiên cứu được thực hiện trên 19808 chu kỳ cIVF và 2329 chu kỳ rICSI từ tháng 02/2017 đến tháng 12/2021. Các bệnh nhân được kích thích buồng trứng và chọc hút noãn ở thời điểm 34 – 36 giờ sau hCG. Phức hợp noãn – cumulus được cấy thụ tinh với tinh trùng trong đĩa 4 giếng và sẽ được tách cơ học sau 4 – 6 giờ để quan sát sự tống xuất của thể cực thứ hai. Nếu tỉ lệ tống xuất thể cực thứ hai <75%, rICSI sẽ được thực hiện trên những noãn không có sự xuất hiện của thể cực thứ hai.
Phân tích cho thấy, đối với cIVF, tỉ lệ tống xuất thể cực thứ hai có tương quan với tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Ngược lại, đối với rICSI thì không ghi nhận sự tương quan này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sinh sống cộng dồn cao hơn 1,536 lần khi thực hiện rICSI ở những trường hợp có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai <50%, và không ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống cộng dồn ở những trường hợp ≥50%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt ngày 3, tỷ lệ tạo phôi nang, tỷ lệ phôi hữu dụng cũng cao hơn và tỷ lệ đa thụ tinh cũng thấp hơn ở nhóm rICSI. Xem xét trong nhóm có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai <50%, tuổi người mẹ và tỷ lệ sinh sống cộng dồn có mối tương quan thuận chiều. Với độ tuổi người mẹ < 38 tuổi, nhóm rICSI có tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi tốt ngày 3, số lượng phôi nang cao hơn và tỷ lệ đa thụ tinh thấp hơn so với nhóm cIVF.
Để cứu các chu kỳ cIVF thất bại do thụ tinh kém và tránh hủy bỏ chu kỳ, rICSI sớm dựa trên tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai đã được ứng dụng nhờ hiệu quả trong việc cải thiện kết quả điều trị và tối ưu về chi phí. rICSI giúp giảm 25% chi phí so với việc hủy bỏ chu kỳ và thực hiện lại chu kỳ mới. Tuy nhiên, hiện chưa có quy chuẩn thống nhất về việc áp dụng rICSI. Việc xác định liệu có cần thiết thực hiện rICSI trên các noãn không tống xuất thể cực thứ hai, hoặc liệu rICSI có thể áp dụng được cho tất cả bệnh nhân hay không, vẫn chưa được làm rõ. Lo ngại về nguy cơ cao hơn tình trạng đa tinh trùng sau rICSI đã được báo cáo nhiều lần. Tuy nhiên, trong khi một số nghiên cứu lại cho rằng rICSI không làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thụ tinh, như trong kết quả nghiên cứu này, hoặc tỷ lệ đa tinh trùng cao không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đáng chú ý, một số báo cáo cho rằng ở một số ca có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao, một số ít noãn không trải qua rICSI có thể tống xuất thể cực muộn và thụ tinh bình thường vào ngày hôm sau. Do đó, một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng quyết định thực hiện rICSI trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Mặt khác, rICSI không nâng cao hiệu quả tỷ lệ thụ tinh trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai cao và phụ nữ lớn tuổi, vì nguyên nhân chính dẫn đến noãn không được thụ tinh có thể không phải do sự xâm nhập thất bại của tinh trùng, và do đó không thể hưởng lợi từ rICSI. Ngoài ra, rICSI có thể liên quan đến sự phát triển kém của phôi ở giai đoạn đầu do noãn bị già hóa hoặc tổn thương cơ học từ kỹ thuật ICSI. Do đó, rICSI có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm trong các chu kỳ có tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai ≥ 50% hoặc phụ nữ trên 38 tuổi. Từ dữ liệu của nghiên cứu này, rICSI nên được áp dụng cho từng trường hợp riêng biệt, cũng như cần có sự cân nhắc đến rủi ro và chi phí.
Kết luận lại, tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai có tương quan đường cong tuyến tính với tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Những trường hợp cIVF ở phụ nữ có độ tuổi < 38 tuổi với tỷ lệ tống xuất thể cực thứ hai < 50%, rICSI sớm ở thời điểm 4-6 giờ có thể giúp cải thiện tỷ lệ sinh sống cộng dồn. Đây cũng có thể là phương án giúp hạn chế sự thất bại thụ tinh toàn bộ ở những chu kỳ cIVF.
Nguồn: Chen X, Wang Y, Yang C, Li C, Yin C, Zhao M, Wu K, Zhao H. Rescue intracytoplasmic sperm injection improved cumulative live birth rate for cycles with second polar body extrusion rate <50% in young women: generalized addictive model. Fertil Steril. 2024 Sep 11:S0015-0282(24)02230-1. doi: 10.1016/j.fertnstert.2024.09.017. Epub ahead of print. PMID: 39265651.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Loại bỏ nhân tạo màng ZP ở giai đoạn tiền nhân của hợp tử: một nghiên cứu thăm dò để cải thiện sự phân mảnh phôi - Ngày đăng: 29-11-2024
Tỷ lệ trở lại và kết quả mang thai sau khi đông lạnh noãn để trì hoãn khả năng sinh sản theo kế hoạch: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 29-11-2024
Tiềm năng của Theophylline và Pentoxifylline trong cải thiện chất lượng tinh trùng và kết quả phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 29-11-2024
Lạc nội mạc tử cung liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi? Một nghiên cứu hệ thống phân tích thông số động học hình thái phôi bằng hệ thống nuôi cấy timelapse ở phụ nữ LNMTC - Ngày đăng: 29-11-2024
Mở rộng ứng dụng chiến lược PGT-M cho đột biến vi mất đoạn và vi lặp đoạn nhỏ - Ngày đăng: 29-11-2024
Tác động của nồng độ oxy đến sự trưởng thành noãn trong ống nghiệm: một nghiên cứu tiến cứu mù đôi chia noãn - Ngày đăng: 28-11-2024
Hiệu quả và an toàn của thủy tinh hóa noãn dư sau kích thích buồng trứng: so sánh các chỉ định lâm sàng khác nhau của bảo quản lạnh noãn trong các chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2024
Tỷ lệ thu hồi tinh trùng thành công và mang thai lâm sàng sau điều trị micro-TESE kết hợp ICSI ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ngày đăng: 28-11-2024
Đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng từ noãn có màng trong suốt lõm - Ngày đăng: 26-11-2024
Kết cục thai kỳ sau khi bổ sung lợi khuẩn qua đường âm đạo trước khi chuyển phôi trữ: một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 26-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK