Tin tức
on Friday 06-12-2024 6:51am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Huỳnh Cẩm Tú – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART), tỷ lệ làm tổ (implantation rate-IR) ngày càng tăng cùng với tỷ lệ đa thai (multiple pregnancy rate-MPR). Đa thai là một trong những kết quả bất lợi nghiêm trọng nhất của ART, liên quan đến nguy cơ cao biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh. Giảm số lượng phôi chuyển là chiến lược quan trọng để giảm đa thai nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng do lo ngại giảm tỷ lệ mang thai. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc chuyển 1 phôi nang có thể mang lại tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate-CPR) tương đương cho những bệnh nhân có tiên lượng tốt. Tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) chưa tương đương, nhưng các biến chứng phát sinh từ đa thai có ảnh hưởng nặng nề hơn. Mặc dù nghiên cứu về các giai đoạn phôi khác nhau và chuyển phôi tươi so với phôi trữ đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa có phân tích toàn diện đánh giá tác động của số lượng, chất lượng phôi nang và tuổi mẹ đối với kết quả mang thai và sinh con. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố vừa kể trên để xây dựng một chiến lược chuyển phôi nang hiệu quả hơn, giúp giảm MPR nhưng vẫn đạt được CPR và LBR mong muốn.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu 5493 chu kỳ chuyển phôi trữ phôi nang (chu kỳ đầu tiên) từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021. Các trường hợp dị tật tử cung, u cơ tuyến, u xơ dưới niêm mạc, u xơ tử cung hoặc dính trong tử cung bị loại khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu chia thành 5 nhóm dựa trên số lượng và chất lượng phôi nang: 1 phôi tốt (G), 2 phôi tốt (GG), 1 phôi tốt và 1 phôi kém (GP), 1 phôi kém (P), và 2 phôi kém (PP). Phân nhóm tiếp theo dựa vào tuổi mẹ, gồm 3 nhóm: <35, 35– 39 và >39 tuổi. Các kết quả được đánh giá gồm IR, CPR, MPR, tỷ lệ sảy thai (abortion rate - AR), LBR, tuổi thai, phương pháp sinh, tỷ lệ giới tính, dị tật bẩm sinh và cân nặng trẻ sơ sinh.
Các kiểm định thống kê sử dụng gồm Chi bình phương, Fisher, T-test và phương sai một chiều. Mô hình hồi quy logistic dùng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến LBR. Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
Kết quả
Kết quả thai
Kết quả tổng hợp ở các độ tuổi
Chất lượng và số lượng phôi nang đều có tác động đến kết quả mang thai: IR cao nhất ở nhóm G (74,5%); MPR cao nhất ở nhóm GG (56,8%), tiếp theo là nhóm GP (36,3%) và PP (29,6%); AR tăng cao ở nhóm P (23,5%) và nhóm PP (23,6%). Nhóm có phôi nang tốt (nhóm G, GG và GP) có CPR và LBR cao hơn cùng với AR thấp hơn so với nhóm không có phôi nang tốt (nhóm P và PP).
Trong nhóm có phôi nang tốt, nhóm G có IR cao hơn và MPR thấp hơn nhóm GG và GP (p<0,01); CPR, AR và LBR tương đương giữa các nhóm này (p>0,05). MPR của nhóm GG cao hơn nhóm GP (p<0,01). Ngược lại, trong nhóm không có phôi nang tốt, nhóm P cho kết quả cao hơn nhóm PP về IR (p<0,01), thấp hơn về MPR (p<0,01); không khác biệt đáng kể về CPR, AR và LBR (p>0,05). Những kết quả này chỉ ra rằng việc tăng số lượng phôi nang chuyển cùng chất lượng không làm tăng CPR và LBR nhưng làm tăng đáng kể MPR.
Trong các nhóm chuyển 2 phôi nang, chất lượng phôi tốt tương ứng với IR, CPR, MPR và LBR tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Trong các nhóm chuyển 1 phôi nang, nhóm G có IR, CPR và LBR cao hơn (p<0,01) và AR thấp hơn (p=0,42) so với nhóm P.
Kết quả ở các nhóm tuổi khác nhau
IR, CPR và LBR giảm khi tuổi mẹ tăng và đạt khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng >39 tuổi (p<0,05). MPR ở các nhóm GG, GP và PP cũng giảm tương ứng khi tuổi mẹ tăng (p < 0,01). AR tăng đáng kể ở nhóm >39 tuổi so với nhóm <35 tuổi (p<0,05). Trong mỗi nhóm tuổi, xu hướng của IR, CPR, MPR, AR và LBR cũng tương tự kết quả tổng hợp các độ tuổi.
Mô hình hồi quy logistic cho thấy yếu tố giúp dự đoán LBR là tuổi mẹ và số phôi chuyển. Các nhóm tương đương nhau về chất lượng và số lượng phôi nang chuyển có kết quả LBR giảm khi tuổi mẹ tăng. LBR của các nhóm có ít nhất một phôi nang tốt luôn cao hơn nhóm không có phôi nang tốt (p<0,01).
Đặc điểm trẻ sơ sinh
Ở các nhóm chuyển 1 phôi, tuổi thai và cân nặng trẻ lớn hơn, đồng thời tỷ lệ sinh mổ, sinh non và trẻ nhẹ cân thấp hơn nhóm chuyển 2 phôi (p<0,01). Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ giới tính và dị tật bẩm sinh giữa hai nhóm (p=0,39 và p=0,50 tương ứng).
Ở các trường hợp sinh đôi, song thai cùng trứng có tuổi thai và cân nặng thấp hơn nhưng tỷ lệ sinh non và trẻ nhẹ cân cao hơn so với song thai khác trứng (p<0,01; p<0,01; p=0,03 và p<0,01 tương ứng).
Đặc biệt, tỷ lệ giới tính chênh lệch đáng kể giữa các nhóm và có xu hướng phụ thuộc chất lượng phôi. Các nhóm có phôi tốt (nhóm G và GG) có chênh lệch giới tính cao nhất (1,34), tiếp theo là nhóm phôi trung bình (GP) (1,17) và các nhóm phôi kém (nhóm P và PP) (1,00). Tỷ lệ giới tính của nhóm phôi tốt khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm phôi kém (p<0,01).
Bàn luận
Mang thai là quá trình tương tác phức tạp giữa phôi và nội mạc tử cung, được điều hòa bởi các yếu tố thiết yếu tại tử cung. Các tế bào nội mạc tử cung có khả năng nhận diện phôi kém để ức chế sản xuất các yếu tố IL-1β, HB-EGF, IL-5,6,10,11,17 và eotaxin. Ngược lại, phôi tốt kích hoạt sản xuất nhiều enzyme chuyển hóa và các yếu tố hỗ trợ làm tổ. Thêm vào đó, phôi tốt tạo ra dao động Ca2+ ngắn hạn, trong khi phôi kém kích thích phản ứng Ca2+ cao và kéo dài. Những cơ chế đối lập này có thể góp phần làm giảm IR ở phôi nang kém chất lượng. Hiện tượng ức chế có thể cộng gộp khi chuyển cùng lúc 2 phôi kém nên càng giảm IR. Ở các nhóm <40 tuổi, IR giảm đối với GP có thể do các phản ứng cản trở việc làm tổ của phôi kém gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi tốt. Chuyển 1 phôi tốt ghi nhận được khả năng làm tổ cao hơn so với chuyển 2 phôi tốt. Điều này có thể do sự tiết không đủ các yếu tố thiết yếu trong quá trình làm tổ và tương tác cạnh tranh giữa các phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng IR giảm dần theo thứ tự: 1 phôi tốt, 2 phôi tốt, 1 phôi tốt với 1 phôi kém, 1 phôi kém và 2 phôi kém.
Nuôi cấy in vitro gây ra hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể X sớm, đồng thời kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn có liên quan đến việc giảm số lượng tế bào lá nuôi phôi trong các phôi nữ. Vì vậy, tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch đáng kể, nghiêng về giới tính nam, trong chuyển phôi nang so với chuyển phôi phân chia. Dữ liệu bài nghiên cứu này củng cố mối tương quan thuận giữa tỷ lệ giới tính (nam/nữ) và tỷ lệ phôi nang tốt được chuyển.
Kết luận
Nghiên cứu này xác nhận chuyển đơn phôi nang là chiến lược tối ưu làm giảm đáng kể MPR trong khi vẫn đảm bảo kết quả mang thai và sinh con thuận lợi. Dù vậy, cần lưu ý rằng chiến lược này có thể tạo ra chênh lệch giới tính ở trẻ. Ngoài ra, các chỉ số sức khỏe của trẻ song sinh cùng trứng cần được chú ý nhiều hơn trong ART.
Tài liệu tham khảo: Yuhu Li, Liuguang Zhang, Ping Yu, Ning Li, Bo Ma. The Effects of Number and Quality of Transferred Blastocysts on Birth Outcomes in Frozen-Thawed Transfer Cycles. Clin. Exp. Obstet. Gynecol. 2023, 50(12), 260. https://doi.org/10.31083/j.ceog5012260
Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART), tỷ lệ làm tổ (implantation rate-IR) ngày càng tăng cùng với tỷ lệ đa thai (multiple pregnancy rate-MPR). Đa thai là một trong những kết quả bất lợi nghiêm trọng nhất của ART, liên quan đến nguy cơ cao biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh. Giảm số lượng phôi chuyển là chiến lược quan trọng để giảm đa thai nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng do lo ngại giảm tỷ lệ mang thai. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc chuyển 1 phôi nang có thể mang lại tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate-CPR) tương đương cho những bệnh nhân có tiên lượng tốt. Tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) chưa tương đương, nhưng các biến chứng phát sinh từ đa thai có ảnh hưởng nặng nề hơn. Mặc dù nghiên cứu về các giai đoạn phôi khác nhau và chuyển phôi tươi so với phôi trữ đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa có phân tích toàn diện đánh giá tác động của số lượng, chất lượng phôi nang và tuổi mẹ đối với kết quả mang thai và sinh con. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố vừa kể trên để xây dựng một chiến lược chuyển phôi nang hiệu quả hơn, giúp giảm MPR nhưng vẫn đạt được CPR và LBR mong muốn.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu 5493 chu kỳ chuyển phôi trữ phôi nang (chu kỳ đầu tiên) từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021. Các trường hợp dị tật tử cung, u cơ tuyến, u xơ dưới niêm mạc, u xơ tử cung hoặc dính trong tử cung bị loại khỏi nghiên cứu. Nghiên cứu chia thành 5 nhóm dựa trên số lượng và chất lượng phôi nang: 1 phôi tốt (G), 2 phôi tốt (GG), 1 phôi tốt và 1 phôi kém (GP), 1 phôi kém (P), và 2 phôi kém (PP). Phân nhóm tiếp theo dựa vào tuổi mẹ, gồm 3 nhóm: <35, 35– 39 và >39 tuổi. Các kết quả được đánh giá gồm IR, CPR, MPR, tỷ lệ sảy thai (abortion rate - AR), LBR, tuổi thai, phương pháp sinh, tỷ lệ giới tính, dị tật bẩm sinh và cân nặng trẻ sơ sinh.
Các kiểm định thống kê sử dụng gồm Chi bình phương, Fisher, T-test và phương sai một chiều. Mô hình hồi quy logistic dùng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến LBR. Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
Kết quả
Kết quả thai
Kết quả tổng hợp ở các độ tuổi
Chất lượng và số lượng phôi nang đều có tác động đến kết quả mang thai: IR cao nhất ở nhóm G (74,5%); MPR cao nhất ở nhóm GG (56,8%), tiếp theo là nhóm GP (36,3%) và PP (29,6%); AR tăng cao ở nhóm P (23,5%) và nhóm PP (23,6%). Nhóm có phôi nang tốt (nhóm G, GG và GP) có CPR và LBR cao hơn cùng với AR thấp hơn so với nhóm không có phôi nang tốt (nhóm P và PP).
Trong nhóm có phôi nang tốt, nhóm G có IR cao hơn và MPR thấp hơn nhóm GG và GP (p<0,01); CPR, AR và LBR tương đương giữa các nhóm này (p>0,05). MPR của nhóm GG cao hơn nhóm GP (p<0,01). Ngược lại, trong nhóm không có phôi nang tốt, nhóm P cho kết quả cao hơn nhóm PP về IR (p<0,01), thấp hơn về MPR (p<0,01); không khác biệt đáng kể về CPR, AR và LBR (p>0,05). Những kết quả này chỉ ra rằng việc tăng số lượng phôi nang chuyển cùng chất lượng không làm tăng CPR và LBR nhưng làm tăng đáng kể MPR.
Trong các nhóm chuyển 2 phôi nang, chất lượng phôi tốt tương ứng với IR, CPR, MPR và LBR tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Trong các nhóm chuyển 1 phôi nang, nhóm G có IR, CPR và LBR cao hơn (p<0,01) và AR thấp hơn (p=0,42) so với nhóm P.
Kết quả ở các nhóm tuổi khác nhau
IR, CPR và LBR giảm khi tuổi mẹ tăng và đạt khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng >39 tuổi (p<0,05). MPR ở các nhóm GG, GP và PP cũng giảm tương ứng khi tuổi mẹ tăng (p < 0,01). AR tăng đáng kể ở nhóm >39 tuổi so với nhóm <35 tuổi (p<0,05). Trong mỗi nhóm tuổi, xu hướng của IR, CPR, MPR, AR và LBR cũng tương tự kết quả tổng hợp các độ tuổi.
Mô hình hồi quy logistic cho thấy yếu tố giúp dự đoán LBR là tuổi mẹ và số phôi chuyển. Các nhóm tương đương nhau về chất lượng và số lượng phôi nang chuyển có kết quả LBR giảm khi tuổi mẹ tăng. LBR của các nhóm có ít nhất một phôi nang tốt luôn cao hơn nhóm không có phôi nang tốt (p<0,01).
Đặc điểm trẻ sơ sinh
Ở các nhóm chuyển 1 phôi, tuổi thai và cân nặng trẻ lớn hơn, đồng thời tỷ lệ sinh mổ, sinh non và trẻ nhẹ cân thấp hơn nhóm chuyển 2 phôi (p<0,01). Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ giới tính và dị tật bẩm sinh giữa hai nhóm (p=0,39 và p=0,50 tương ứng).
Ở các trường hợp sinh đôi, song thai cùng trứng có tuổi thai và cân nặng thấp hơn nhưng tỷ lệ sinh non và trẻ nhẹ cân cao hơn so với song thai khác trứng (p<0,01; p<0,01; p=0,03 và p<0,01 tương ứng).
Đặc biệt, tỷ lệ giới tính chênh lệch đáng kể giữa các nhóm và có xu hướng phụ thuộc chất lượng phôi. Các nhóm có phôi tốt (nhóm G và GG) có chênh lệch giới tính cao nhất (1,34), tiếp theo là nhóm phôi trung bình (GP) (1,17) và các nhóm phôi kém (nhóm P và PP) (1,00). Tỷ lệ giới tính của nhóm phôi tốt khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm phôi kém (p<0,01).
Bàn luận
Mang thai là quá trình tương tác phức tạp giữa phôi và nội mạc tử cung, được điều hòa bởi các yếu tố thiết yếu tại tử cung. Các tế bào nội mạc tử cung có khả năng nhận diện phôi kém để ức chế sản xuất các yếu tố IL-1β, HB-EGF, IL-5,6,10,11,17 và eotaxin. Ngược lại, phôi tốt kích hoạt sản xuất nhiều enzyme chuyển hóa và các yếu tố hỗ trợ làm tổ. Thêm vào đó, phôi tốt tạo ra dao động Ca2+ ngắn hạn, trong khi phôi kém kích thích phản ứng Ca2+ cao và kéo dài. Những cơ chế đối lập này có thể góp phần làm giảm IR ở phôi nang kém chất lượng. Hiện tượng ức chế có thể cộng gộp khi chuyển cùng lúc 2 phôi kém nên càng giảm IR. Ở các nhóm <40 tuổi, IR giảm đối với GP có thể do các phản ứng cản trở việc làm tổ của phôi kém gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi tốt. Chuyển 1 phôi tốt ghi nhận được khả năng làm tổ cao hơn so với chuyển 2 phôi tốt. Điều này có thể do sự tiết không đủ các yếu tố thiết yếu trong quá trình làm tổ và tương tác cạnh tranh giữa các phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng IR giảm dần theo thứ tự: 1 phôi tốt, 2 phôi tốt, 1 phôi tốt với 1 phôi kém, 1 phôi kém và 2 phôi kém.
Nuôi cấy in vitro gây ra hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể X sớm, đồng thời kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn có liên quan đến việc giảm số lượng tế bào lá nuôi phôi trong các phôi nữ. Vì vậy, tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch đáng kể, nghiêng về giới tính nam, trong chuyển phôi nang so với chuyển phôi phân chia. Dữ liệu bài nghiên cứu này củng cố mối tương quan thuận giữa tỷ lệ giới tính (nam/nữ) và tỷ lệ phôi nang tốt được chuyển.
Kết luận
Nghiên cứu này xác nhận chuyển đơn phôi nang là chiến lược tối ưu làm giảm đáng kể MPR trong khi vẫn đảm bảo kết quả mang thai và sinh con thuận lợi. Dù vậy, cần lưu ý rằng chiến lược này có thể tạo ra chênh lệch giới tính ở trẻ. Ngoài ra, các chỉ số sức khỏe của trẻ song sinh cùng trứng cần được chú ý nhiều hơn trong ART.
Tài liệu tham khảo: Yuhu Li, Liuguang Zhang, Ping Yu, Ning Li, Bo Ma. The Effects of Number and Quality of Transferred Blastocysts on Birth Outcomes in Frozen-Thawed Transfer Cycles. Clin. Exp. Obstet. Gynecol. 2023, 50(12), 260. https://doi.org/10.31083/j.ceog5012260
Các tin khác cùng chuyên mục:
Độ dày nội mạc tử cung phù hợp vào ngày chuyển phôi có thể giảm tỉ lệ thai ngoài tử cung và cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 04-12-2024
Đánh giá độ tin cậy của việc đo hormone androgen trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 03-12-2024
Bảo quản phôi nang chất lượng tốt bằng thủy tinh hóa trong hơn 5 năm làm giảm tỷ lệ làm tổ và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-12-2024
Giải trình tự RNA tế bào đơn cho thấy bức tranh toàn cảnh về biểu hiện gen và các mục tiêu tiềm năng cho quá trình lão hóa tinh hoàn ở người - Ngày đăng: 01-12-2024
Kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi có nguồn gốc từ hợp tử một tiền nhân (1PN) - Ngày đăng: 01-12-2024
Vi mất đoạn AZFc và kết quả hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 29-11-2024
Rescue ICSI giúp cải thiện tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn cho các chu kỳ có tỉ lệ tống xuất thể cực thứ 2 < 50% ở những phụ nữ trẻ tuổi: Phân tích mô hình hồi quy cộng tính tổng quát - Ngày đăng: 29-11-2024
Loại bỏ nhân tạo màng ZP ở giai đoạn tiền nhân của hợp tử: một nghiên cứu thăm dò để cải thiện sự phân mảnh phôi - Ngày đăng: 29-11-2024
Tỷ lệ trở lại và kết quả mang thai sau khi đông lạnh noãn để trì hoãn khả năng sinh sản theo kế hoạch: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 29-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK