Tin tức
on Friday 13-12-2024 3:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
KS CNSH. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng trong y học. Chỉ định bảo tồn khả năng sinh sản đã mở rộng từ ung thư sang phụ nữ mắc bệnh di truyền, suy buồng trứng sớm hoặc lạc nội mạc tử cung và đông lạnh noãn xã hội. Những hạn chế chính của kích thích buồng trứng là nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS) do dùng gonadotropin ngoại sinh và thời gian sử dụng thuốc kéo dài. Do đó, quá trình trưởng thành trong ống nghiệm (In vitro maturation - IVM) của noãn được coi là một phương pháp thay thế khả thi. Các chỉ định của IVM đã mở rộng cho những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS), những người đáp ứng kém với kích thích thông thường, trữ noãn trước khi hóa trị và/hoặc xạ trị. Một phương pháp cải tiến hiện đại của IVM đó là CAPA – IVM (Capacitation In Vitro Maturation) đã được ra đời, phương pháp này kết hợp giai đoạn tiền trưởng thành nhằm giữ noãn ở trạng thái dừng phân bào (Germinal vesicle - GV), từ đó tối ưu hóa khả năng trưởng thành của tế bào chất và tăng hiệu quả phát triển phôi. So với các phương pháp kích thích buồng trứng thông thường, CAPA-IVM có ưu điểm là giảm thời gian điều trị và tránh nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS).
Bài báo này ghi nhận ca sinh sống đầu tiên từ noãn được trữ lạnh và rã đông sau khi trưởng thành theo quy trình CAPA-IVM.
Một bệnh nhân 35 tuổi có tiền sử vô sinh nguyên phát được chẩn đoán PCOS, lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái, béo phì nhẹ và chưa từng được điều trị vô sinh trước đó. Bệnh nhân thực hiện CAPA-IVM tại Bệnh viện Mỹ Đức, TP.HCM. Sau khi được tư vấn, bệnh nhân đã chọn thực hiện CAPA – IVM và thu nhận được 20 noãn. Sau khi nuôi cấy bằng kỹ thuật CAPA-IVM thu nhận được 6 noãn trưởng thành (MII), 4 noãn ở giai đoạn metaphase I (MI) và 10 noãn còn lại ở trạng thái GV hoặc thoái hóa. Tất cả 10 noãn gồm MII và MI được trữ lạnh do người chồng gặp vấn đề rối loạn xuất tinh.
Hai tháng sau, các noãn được rã đông, với tỷ lệ sống sót đạt 100% (10/10). Sau 2 giờ nuôi cấy, số lượng noãn trưởng thành tăng lên thành 8 noãn MII và 2 noãn MI. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) được thực hiện, tạo ra 5 hợp tử 2PN với tỷ lệ thụ tinh 62,5%, trong đó 3 hợp tử phát triển thành phôi ngày 3 và 1 phôi ngày 5 (phôi nang).
Một phôi nang được chuyển vào tử cung sau khi bệnh nhân hoàn thành chu kỳ chuẩn bị nội mạc tử cung. Mức beta-hCG đạt 183,3 mIU/mL sau 11 ngày, cho thấy quá trình làm tổ thành công. Siêu âm sau 3 tuần phát hiện thai trong tử cung với tim thai bình thường.
Bệnh nhân sinh mổ ở tuần thai 36 do vỡ ối sớm. Em bé chào đời khỏe mạnh, cân nặng 2.750 g, không phát hiện có dị tật bẩm sinh nào.
Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận ca trẻ sinh sống từ noãn đông lạnh/rã đông sau trưởng thành bằng CAPA-IVM, chứng minh hiệu quả và tính khả thi của phương pháp này trong bảo tồn khả năng sinh sản. CAPA-IVM giúp giảm rủi ro liên quan đến kích thích buồng trứng, đặc biệt ở phụ nữ mắc PCOS và phù hợp với những tình huống cần xử lý nhanh chóng hoặc tối giản số lần điều trị.
Thành công từ ca lâm sàng này củng cố niềm tin rằng CAPA-IVM là một phương pháp đầy hứa hẹn trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt khi kết hợp với trữ noãn. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội cải thiện các quy trình hỗ trợ sinh sản và tăng tỷ lệ mang thai thành công.
Nguồn: Xuyen T. H. Le, Dung P. Nguyen, Thao T. Nguyen, Tien K. Le, Lan N. Vuong, Tuong M. Ho. Live birth after vitrification of oocytes from capacitation in vitro maturation. J Assist Reprod Genet. 2024 Aug;41(8):1985-1989.
doi: 10.1007/s10815-024-03200-y. Epub 2024 Jul 11.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng trong y học. Chỉ định bảo tồn khả năng sinh sản đã mở rộng từ ung thư sang phụ nữ mắc bệnh di truyền, suy buồng trứng sớm hoặc lạc nội mạc tử cung và đông lạnh noãn xã hội. Những hạn chế chính của kích thích buồng trứng là nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS) do dùng gonadotropin ngoại sinh và thời gian sử dụng thuốc kéo dài. Do đó, quá trình trưởng thành trong ống nghiệm (In vitro maturation - IVM) của noãn được coi là một phương pháp thay thế khả thi. Các chỉ định của IVM đã mở rộng cho những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS), những người đáp ứng kém với kích thích thông thường, trữ noãn trước khi hóa trị và/hoặc xạ trị. Một phương pháp cải tiến hiện đại của IVM đó là CAPA – IVM (Capacitation In Vitro Maturation) đã được ra đời, phương pháp này kết hợp giai đoạn tiền trưởng thành nhằm giữ noãn ở trạng thái dừng phân bào (Germinal vesicle - GV), từ đó tối ưu hóa khả năng trưởng thành của tế bào chất và tăng hiệu quả phát triển phôi. So với các phương pháp kích thích buồng trứng thông thường, CAPA-IVM có ưu điểm là giảm thời gian điều trị và tránh nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS).
Bài báo này ghi nhận ca sinh sống đầu tiên từ noãn được trữ lạnh và rã đông sau khi trưởng thành theo quy trình CAPA-IVM.
Một bệnh nhân 35 tuổi có tiền sử vô sinh nguyên phát được chẩn đoán PCOS, lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái, béo phì nhẹ và chưa từng được điều trị vô sinh trước đó. Bệnh nhân thực hiện CAPA-IVM tại Bệnh viện Mỹ Đức, TP.HCM. Sau khi được tư vấn, bệnh nhân đã chọn thực hiện CAPA – IVM và thu nhận được 20 noãn. Sau khi nuôi cấy bằng kỹ thuật CAPA-IVM thu nhận được 6 noãn trưởng thành (MII), 4 noãn ở giai đoạn metaphase I (MI) và 10 noãn còn lại ở trạng thái GV hoặc thoái hóa. Tất cả 10 noãn gồm MII và MI được trữ lạnh do người chồng gặp vấn đề rối loạn xuất tinh.
Hai tháng sau, các noãn được rã đông, với tỷ lệ sống sót đạt 100% (10/10). Sau 2 giờ nuôi cấy, số lượng noãn trưởng thành tăng lên thành 8 noãn MII và 2 noãn MI. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) được thực hiện, tạo ra 5 hợp tử 2PN với tỷ lệ thụ tinh 62,5%, trong đó 3 hợp tử phát triển thành phôi ngày 3 và 1 phôi ngày 5 (phôi nang).
Một phôi nang được chuyển vào tử cung sau khi bệnh nhân hoàn thành chu kỳ chuẩn bị nội mạc tử cung. Mức beta-hCG đạt 183,3 mIU/mL sau 11 ngày, cho thấy quá trình làm tổ thành công. Siêu âm sau 3 tuần phát hiện thai trong tử cung với tim thai bình thường.
Bệnh nhân sinh mổ ở tuần thai 36 do vỡ ối sớm. Em bé chào đời khỏe mạnh, cân nặng 2.750 g, không phát hiện có dị tật bẩm sinh nào.
Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận ca trẻ sinh sống từ noãn đông lạnh/rã đông sau trưởng thành bằng CAPA-IVM, chứng minh hiệu quả và tính khả thi của phương pháp này trong bảo tồn khả năng sinh sản. CAPA-IVM giúp giảm rủi ro liên quan đến kích thích buồng trứng, đặc biệt ở phụ nữ mắc PCOS và phù hợp với những tình huống cần xử lý nhanh chóng hoặc tối giản số lần điều trị.
Thành công từ ca lâm sàng này củng cố niềm tin rằng CAPA-IVM là một phương pháp đầy hứa hẹn trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt khi kết hợp với trữ noãn. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội cải thiện các quy trình hỗ trợ sinh sản và tăng tỷ lệ mang thai thành công.
Nguồn: Xuyen T. H. Le, Dung P. Nguyen, Thao T. Nguyen, Tien K. Le, Lan N. Vuong, Tuong M. Ho. Live birth after vitrification of oocytes from capacitation in vitro maturation. J Assist Reprod Genet. 2024 Aug;41(8):1985-1989.
doi: 10.1007/s10815-024-03200-y. Epub 2024 Jul 11.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của phẫu thuật nội soi cắt polyp lòng tử cung lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm trong trường hợp hiếm muộn không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 13-12-2024
Rối loạn chức năng tuyến giáp và hiếm muộn nữ: Một đánh giá toàn diện - Ngày đăng: 13-12-2024
Mùa hè so với mùa đông: ảnh hưởng của các mùa đối với chất lượng noãn trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 13-12-2024
Tác động của Bisphenol A và các chất thay thế đối với chất lượng noãn: đánh giá tổng hợp - Ngày đăng: 09-12-2024
Sử dụng sóng siêu âm tần số cao để cải thiện độ di động của tinh trùng - Ngày đăng: 07-12-2024
Ảnh hưởng của số lượng và chất lượng phôi nang được chuyển đến kết cục sinh sản trong các chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 06-12-2024
Độ dày nội mạc tử cung phù hợp vào ngày chuyển phôi có thể giảm tỉ lệ thai ngoài tử cung và cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng - Ngày đăng: 04-12-2024
Đánh giá độ tin cậy của việc đo hormone androgen trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 03-12-2024
Bảo quản phôi nang chất lượng tốt bằng thủy tinh hóa trong hơn 5 năm làm giảm tỷ lệ làm tổ và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-12-2024
Giải trình tự RNA tế bào đơn cho thấy bức tranh toàn cảnh về biểu hiện gen và các mục tiêu tiềm năng cho quá trình lão hóa tinh hoàn ở người - Ngày đăng: 01-12-2024
Kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi có nguồn gốc từ hợp tử một tiền nhân (1PN) - Ngày đăng: 01-12-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK