Tin tức
on Saturday 24-12-2022 8:18am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Bệnh tuyến - cơ tử cung (adenomyosis) là một bệnh phụ khoa lành tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của các mô tuyến nội mạc tử cung và mô đệm bên trong lớp cơ tử cung. Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp có thể liên quan đến suy giảm khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của adenomyosis đối với những trường hợp sẩy thai, sinh non, chuyển phôi thất bại cũng được ghi nhận. Hiện tại, adenomyosis có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm qua ngả âm đạo (TVUS). Điều này đã giúp ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh adenomyosis cao ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản. Với việc sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật hình ảnh (ví dụ: TVUS và MRI), một số kiểu hình của bệnh adenomyosis đã được mô tả. Nhiều tài liệu y văn đã cho thấy các vấn đề về khả năng sinh sản mà bệnh nhân adenomyosis mắc phải dường như thay đổi tùy theo vị trí và đặc điểm của các tổn thương adenomyosis. Hơn nữa, trong các nghiên cứu đánh giá tác động của adenomyosis đối với kết quả ART, các kết quả gây tranh cãi cũng đã được ghi nhận khi một số báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của adenomyosis đến kết quả điều trị và những nghiên cứu khác cho thấy không có tác động bất lợi. Sự không đồng nhất giữa những kết quả nghiên cứu trên được giải thích một phần do adenomyosis có thể được biểu hiện dưới một số dạng giải phẫu khác nhau và có thể gây ra các ảnh hưởng riêng biệt đối với khả năng sinh sản.
Ngoài ra, điều làm cho việc đánh giá ảnh hưởng của adenomyosis trở nên khó khăn hơn là adenomyosis thường liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung (endometriosis) - bệnh lý phụ khoa thường gặp do nội mạc tử cung có chức năng nằm ở những vị trí bên ngoài tử cung. Vì lạc nội mạc tử cung là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh đã biết, vai trò của hai tình trạng bệnh lý trên đối với khả năng sinh sản của bệnh nhân có thể khó phân biệt. Hiện nay, IVF/ICSI là một lựa chọn điều trị hiệu quả để kiểm soát vô sinh do lạc nội mạc tử cung. Mặc dù một số dữ liệu cho thấy rằng adenomyosis có thể làm xấu đi tiên lượng của IVF/ICSI, vẫn còn ít dữ liệu chắc chắn về tác động của adenomyosis và kiểu hình của nó đối với kết quả ART ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Để đánh giá ảnh hưởng của mối liên quan giữa adenomyosis với lạc nội mạc tử cung đối với kết quả ART, nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ quan sát trên những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi lạc nội mạc tử cung và được điều trị bằng IVF/ICSI, những người đã được chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá tình trạng bệnh lý adenomyosis nếu có trước khi điều trị.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu quan sát bao gồm các bệnh nhân từ 18 đến 42 tuổi mắc lạc nội mạc tử cung và đã trải qua điều trị IVF/ICSI từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 7 năm 2018. Nghiên cứu bao gồm 202 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã được chụp cộng hưởng từ vùng chậu trong thời gian trước khi điều trị IVF/ICSI. Dữ liệu MRI được giải thích bởi các bác sĩ X quang có chuyên môn về MRI phụ khoa. Những phụ nữ này được theo dõi cho đến khi hoàn thành bốn chu kỳ điều trị, cho đến khi sinh hoặc cho đến khi ngừng điều trị trước khi kết thúc bốn chu kỳ. Kết quả chính của nghiên cứu là việc sinh được ít nhất một trẻ sinh sống sau tối đa bốn chu kỳ IVF/ICSI. Các đặc điểm của bệnh nhân và kết quả MRI được so sánh giữa những phụ nữ có trẻ sinh sống với những người không sinh con sau điều trị.
Kết quả chính
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chẩn đoán adenomyosis trên MRI, và đặc biệt là sự hiện diện của các điểm cường độ tín hiệu cao T2, là hai yếu tố độc lập liên quan đến việc giảm tỉ lệ trẻ sinh sống sau điều trị. Tóm lại, dựa trên một lượng lớn phụ nữ bị vô sinh do lạc nội mạc tử cung, nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy adenomyosis là một bệnh lý tác động tiêu cực đến cơ hội có trẻ sinh sống khi điều trị IVF/ICSI. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác về cơ chế sinh lý bệnh cũng như các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng góp phần dẫn đến kết quả sinh sản kém ở những phụ nữ mắc bệnh adenomyosis kết hợp với lạc nội mạc tử cung. Nhóm tác giả cũng đề xuất thực hiện một số nghiên cứu trong tương lai nhằm mục đích thiết lập các phác đồ phù hợp giúp cải thiện cơ hội có trẻ sinh sống ở những phụ nữ trên.
Nguồn: Bourdon M, Santulli P, Bordonne C, Millisher AE, Maitrot-Mantelet L, Maignien C, Marcellin L, Melka L, Chapron C. Presence of adenomyosis at MRI reduces live birth rates in ART cycles for endometriosis. Human Reproduction. 2022 Apr 23.
Giới thiệu chung
Bệnh tuyến - cơ tử cung (adenomyosis) là một bệnh phụ khoa lành tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của các mô tuyến nội mạc tử cung và mô đệm bên trong lớp cơ tử cung. Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp có thể liên quan đến suy giảm khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của adenomyosis đối với những trường hợp sẩy thai, sinh non, chuyển phôi thất bại cũng được ghi nhận. Hiện tại, adenomyosis có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm qua ngả âm đạo (TVUS). Điều này đã giúp ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh adenomyosis cao ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản. Với việc sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật hình ảnh (ví dụ: TVUS và MRI), một số kiểu hình của bệnh adenomyosis đã được mô tả. Nhiều tài liệu y văn đã cho thấy các vấn đề về khả năng sinh sản mà bệnh nhân adenomyosis mắc phải dường như thay đổi tùy theo vị trí và đặc điểm của các tổn thương adenomyosis. Hơn nữa, trong các nghiên cứu đánh giá tác động của adenomyosis đối với kết quả ART, các kết quả gây tranh cãi cũng đã được ghi nhận khi một số báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của adenomyosis đến kết quả điều trị và những nghiên cứu khác cho thấy không có tác động bất lợi. Sự không đồng nhất giữa những kết quả nghiên cứu trên được giải thích một phần do adenomyosis có thể được biểu hiện dưới một số dạng giải phẫu khác nhau và có thể gây ra các ảnh hưởng riêng biệt đối với khả năng sinh sản.
Ngoài ra, điều làm cho việc đánh giá ảnh hưởng của adenomyosis trở nên khó khăn hơn là adenomyosis thường liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung (endometriosis) - bệnh lý phụ khoa thường gặp do nội mạc tử cung có chức năng nằm ở những vị trí bên ngoài tử cung. Vì lạc nội mạc tử cung là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh đã biết, vai trò của hai tình trạng bệnh lý trên đối với khả năng sinh sản của bệnh nhân có thể khó phân biệt. Hiện nay, IVF/ICSI là một lựa chọn điều trị hiệu quả để kiểm soát vô sinh do lạc nội mạc tử cung. Mặc dù một số dữ liệu cho thấy rằng adenomyosis có thể làm xấu đi tiên lượng của IVF/ICSI, vẫn còn ít dữ liệu chắc chắn về tác động của adenomyosis và kiểu hình của nó đối với kết quả ART ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Để đánh giá ảnh hưởng của mối liên quan giữa adenomyosis với lạc nội mạc tử cung đối với kết quả ART, nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ quan sát trên những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi lạc nội mạc tử cung và được điều trị bằng IVF/ICSI, những người đã được chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá tình trạng bệnh lý adenomyosis nếu có trước khi điều trị.
Phương pháp
Đây là một nghiên cứu quan sát bao gồm các bệnh nhân từ 18 đến 42 tuổi mắc lạc nội mạc tử cung và đã trải qua điều trị IVF/ICSI từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 7 năm 2018. Nghiên cứu bao gồm 202 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã được chụp cộng hưởng từ vùng chậu trong thời gian trước khi điều trị IVF/ICSI. Dữ liệu MRI được giải thích bởi các bác sĩ X quang có chuyên môn về MRI phụ khoa. Những phụ nữ này được theo dõi cho đến khi hoàn thành bốn chu kỳ điều trị, cho đến khi sinh hoặc cho đến khi ngừng điều trị trước khi kết thúc bốn chu kỳ. Kết quả chính của nghiên cứu là việc sinh được ít nhất một trẻ sinh sống sau tối đa bốn chu kỳ IVF/ICSI. Các đặc điểm của bệnh nhân và kết quả MRI được so sánh giữa những phụ nữ có trẻ sinh sống với những người không sinh con sau điều trị.
Kết quả chính
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 32,5 ± 3,7 tuổi. Những phụ nữ đã sinh con trẻ hơn đáng kể (32,0 ± 3,3 so với 33,3 ± 4,1, P = 0,026) và có các thông số dự trữ buồng trứng tốt hơn đáng kể (mức hormone AMH, số lượng nang noãn) so với những phụ nữa không sinh con sau điều trị IVF/ICSI.
- Lạc nội mạc tử cung thâm nhiễm sâu hiện diện ở 90,1% (182/202) các bệnh nhân trong nghiên cứu. Adenomyosis được tìm thấy ở 71,8% (145/202) phụ nữ tham gia nghiên cứu.
- Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy là 57,4% (116/202). Sự hiện diện của adenomyosis ở nhóm phụ nữ đã sinh con sau điều trị ART thấp hơn đáng kể so với nhóm phụ nữ không sinh được sau điều trị (65,5% so với 80,2%, P = 0,022).
- Tỉ lệ hiện diện của các điểm bắt tín hiệu mạnh chạy dọc theo nội mạc tử cung trên ảnh T2 (đại diện cho các nang nhỏ trong cơ tử cung, tương ứng với các tuyến nội mạc tử cung bị giãn ngoài tử cung) ở nhóm phụ nữ sinh được con sau điều trị ART là 23,3%, tỉ lệ này thấp hơn đáng kể so với nhóm không sinh con là 43,0% (P = 0,003).
- Sau khi phân tích đa biến, sự hiện diện của adenomyosis (tỉ số chênh (OR): 0,48, KTC 95% CI 0,29–0,99, P = 0,048) và sự hiện diện của các điểm bắt tín hiệu mạnh trên T2 (OR: 0,43, KTC 95% CI 0,22–0,86, P = 0,018) được phát hiện có liên quan đến giảm cơ hội có trẻ sinh sống.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chẩn đoán adenomyosis trên MRI, và đặc biệt là sự hiện diện của các điểm cường độ tín hiệu cao T2, là hai yếu tố độc lập liên quan đến việc giảm tỉ lệ trẻ sinh sống sau điều trị. Tóm lại, dựa trên một lượng lớn phụ nữ bị vô sinh do lạc nội mạc tử cung, nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy adenomyosis là một bệnh lý tác động tiêu cực đến cơ hội có trẻ sinh sống khi điều trị IVF/ICSI. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác về cơ chế sinh lý bệnh cũng như các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng góp phần dẫn đến kết quả sinh sản kém ở những phụ nữ mắc bệnh adenomyosis kết hợp với lạc nội mạc tử cung. Nhóm tác giả cũng đề xuất thực hiện một số nghiên cứu trong tương lai nhằm mục đích thiết lập các phác đồ phù hợp giúp cải thiện cơ hội có trẻ sinh sống ở những phụ nữ trên.
Nguồn: Bourdon M, Santulli P, Bordonne C, Millisher AE, Maitrot-Mantelet L, Maignien C, Marcellin L, Melka L, Chapron C. Presence of adenomyosis at MRI reduces live birth rates in ART cycles for endometriosis. Human Reproduction. 2022 Apr 23.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của điều trị kháng sinh đường uống ở phụ nữ viêm nội mạc tử cung mãn tính đối với kết quả mang thai ở các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông - Ngày đăng: 24-12-2022
Phân tích lệch bội nhiễm sắc thể trong phôi có nguồn gốc từ noãn người trưởng thành in vivo và in vitro - Ngày đăng: 22-12-2022
Sự thụ tinh và quá trình phát triển phôi sớm của những noãn chưa trưởng thành (noãn ở giai đoạn metaphase I) ở đối tượng bệnh nhân có tỉ lệ noãn trưởng thành thấp - Ngày đăng: 22-12-2022
Không bào trong phôi vào ngày nuôi cấy thứ 3 và thứ 4: mối quan hệ với các phác đồ kích thích, sự phát triển phôi, tình trạng nhiễm sắc thể, kết quả thai và trẻ sinh - Ngày đăng: 22-12-2022
Chất lượng tinh dịch và nồng độ hormone sinh sản ở con trai của các cặp vợ chồng hiếm muộn: một nghiên cứu đoàn hệ của Đan Mạch - Ngày đăng: 18-12-2022
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh lâm sàng: phương pháp phẫu thuật sử dụng robot - Ngày đăng: 16-12-2022
Tính khả thi của kĩ thuật cắt giãn tĩnh mạch dưới bẹn sử dụng kính lúp trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2022
Đánh giá chức năng sinh tinh của tinh hoàn bằng phương pháp siêu âm đàn hồi ở bệnh nhân vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh - Ngày đăng: 12-12-2022
Nghiên cứu sơ bộ về định lượng hình ảnh mô cảm ứng ảo trong bệnh lý tinh hoàn gây vô sinh nam - Ngày đăng: 12-12-2022
Hàm lượng DNA ty thể phôi nang có ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai ở bệnh nhân chuyển phôi trữ đơn phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 12-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK