Tin tức
on Tuesday 04-05-2021 10:12pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trong độ tuổi sinh sản gặp khó khăn trong việc mang thai. Đối với một số cặp vợ chồng, giải pháp duy nhất cho vấn đề này là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF). Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thừa cân, hoặc các bệnh kèm theo khác như bệnh vẩy nến. Sự gia tăng về tỷ lệ thừa cân và béo phì đã trở thành một vấn đề trên toàn thế giới, dẫn đến thời gian thụ thai lâu hơn và khả năng sinh sản thấp hơn. Béo phì ở người mẹ gây ra hậu quả bất lợi cho sự phát triển của phôi tiền làm tổ. Do đó, béo phì trong thai kỳ có liên quan đến các kết quả lâm sàng tiêu cực liên quan đến mẹ và thai nhi. Ngoài béo phì, các vấn đề về thụ thai và quá trình mang thai cũng có thể bị ảnh hưởng do các bệnh xảy ra đồng thời như bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da mãn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp bao gồm thành phần di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và các yếu tố môi trường, ảnh hưởng đến 2-4% dân số nói chung. Theo các nhà nghiên cứu thì bệnh vẩy nến và béo phì thường đồng xuất hiện và tỷ lệ béo phì ở người bệnh vẩy nến là 15,8–20,7%. Nếu xét về cơ chế bệnh sinh tương tự trong các bệnh tự miễn, bệnh tự miễn ở bệnh vẩy nến có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm dự trữ buồng trứng. Trong bệnh vẩy nến, thay đổi nội tiết tố, bất thường chuyển hóa và viêm có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, quá trình mang thai và kết quả sinh nở. Bên cạnh đó, người ta cho rằng tình trạng viêm nhiễm toàn thân liên quan đến bệnh vẩy nến và béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ thông qua tác động của nó đến sự trưởng thành của noãn. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về noãn và phôi khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ bị thừa cân và bệnh vẩy nến. Do đó, Anita Wdowiak-Filip và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh béo phì và bệnh vẩy nến đến chất lượng noãn, phôi, quá trình mang thai và tình trạng của trẻ sơ sinh sau khi điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Đây là một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu, được thực hiện trên 140 phụ nữ (110 phụ nữ khỏe mạnh và 30 phụ nữ bị bệnh vẩy nến nhẹ). Phụ nữ được chia thành 4 nhóm theo ngưỡng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Phụ nữ khỏe mạnh có cân nặng bình thường (18,5–24,9 kg/m2) (N = 55); phụ nữ khỏe mạnh bị thừa cân (25–29,9 kg/m2) hoặc béo phì loại I (30–34,9 kg/m2) (N = 55); cân nặng bình thường bị bệnh vẩy nến (N = 15); thừa cân hoặc béo phì loại I bị bệnh vẩy nến (N = 15).
Kết quả cho thấy, ở những phụ nữ khỏe mạnh, chỉ số BMI tương quan nghịch với tổng tỷ lệ thu hồi (số noãn thu nhận được trên tổng số nang noãn chọc hút), tổng điểm chất lượng noãn (TOS - total oocyte score), tỷ lệ hình thành phôi nang (BFR - blastocyst formation rate), số lượng và chất lượng của phôi nang (r<0, p<0,001). Các mối tương quan này cũng tương tự ở bệnh vẩy nến, trừ chất lượng phôi nang trung bình (p=0,17) và BFR (p=0,352). Ở những bệnh nhân khỏe mạnh, BMI có tương quan nghịch với tuổi thai khi sinh (r=−0,444, p=0,010) và thang điểm APGAR (r=−0,481, p=0,005).
Nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể quá mức cùng bệnh vẩy nến, gây ra tác động bất lợi đến chức năng sinh sản của phụ nữ ngay từ giai đoạn hình thành giao tử, thông qua quá trình thụ thai, giai đoạn phôi tiền làm tổ và quá trình mang thai, cũng như trạng thái của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc thừa cân còn dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ và rút ngắn thời gian mang thai. Ngoài ra, bệnh vẩy nến kết hợp với thừa cân có thể gây nguy cơ hạn chế phát triển trong tử cung của thai nhi. Thừa cân và béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, cần có các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để củng cố thêm kết quả của nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo: Anita Wdowiak-Filip, Artur Wdowiak, Dorota Raczkiewicz và cộng sự. Effect of Excessive Body Weight and Psoriasis in Women Undergoing ICSI Procedure and State of Health of the Newborn. J. Clin. Med. 2020.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trong độ tuổi sinh sản gặp khó khăn trong việc mang thai. Đối với một số cặp vợ chồng, giải pháp duy nhất cho vấn đề này là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF). Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thừa cân, hoặc các bệnh kèm theo khác như bệnh vẩy nến. Sự gia tăng về tỷ lệ thừa cân và béo phì đã trở thành một vấn đề trên toàn thế giới, dẫn đến thời gian thụ thai lâu hơn và khả năng sinh sản thấp hơn. Béo phì ở người mẹ gây ra hậu quả bất lợi cho sự phát triển của phôi tiền làm tổ. Do đó, béo phì trong thai kỳ có liên quan đến các kết quả lâm sàng tiêu cực liên quan đến mẹ và thai nhi. Ngoài béo phì, các vấn đề về thụ thai và quá trình mang thai cũng có thể bị ảnh hưởng do các bệnh xảy ra đồng thời như bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da mãn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp bao gồm thành phần di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và các yếu tố môi trường, ảnh hưởng đến 2-4% dân số nói chung. Theo các nhà nghiên cứu thì bệnh vẩy nến và béo phì thường đồng xuất hiện và tỷ lệ béo phì ở người bệnh vẩy nến là 15,8–20,7%. Nếu xét về cơ chế bệnh sinh tương tự trong các bệnh tự miễn, bệnh tự miễn ở bệnh vẩy nến có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm dự trữ buồng trứng. Trong bệnh vẩy nến, thay đổi nội tiết tố, bất thường chuyển hóa và viêm có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, quá trình mang thai và kết quả sinh nở. Bên cạnh đó, người ta cho rằng tình trạng viêm nhiễm toàn thân liên quan đến bệnh vẩy nến và béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ thông qua tác động của nó đến sự trưởng thành của noãn. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về noãn và phôi khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ bị thừa cân và bệnh vẩy nến. Do đó, Anita Wdowiak-Filip và cộng sự (2020) tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh béo phì và bệnh vẩy nến đến chất lượng noãn, phôi, quá trình mang thai và tình trạng của trẻ sơ sinh sau khi điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Đây là một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu, được thực hiện trên 140 phụ nữ (110 phụ nữ khỏe mạnh và 30 phụ nữ bị bệnh vẩy nến nhẹ). Phụ nữ được chia thành 4 nhóm theo ngưỡng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Phụ nữ khỏe mạnh có cân nặng bình thường (18,5–24,9 kg/m2) (N = 55); phụ nữ khỏe mạnh bị thừa cân (25–29,9 kg/m2) hoặc béo phì loại I (30–34,9 kg/m2) (N = 55); cân nặng bình thường bị bệnh vẩy nến (N = 15); thừa cân hoặc béo phì loại I bị bệnh vẩy nến (N = 15).
Kết quả cho thấy, ở những phụ nữ khỏe mạnh, chỉ số BMI tương quan nghịch với tổng tỷ lệ thu hồi (số noãn thu nhận được trên tổng số nang noãn chọc hút), tổng điểm chất lượng noãn (TOS - total oocyte score), tỷ lệ hình thành phôi nang (BFR - blastocyst formation rate), số lượng và chất lượng của phôi nang (r<0, p<0,001). Các mối tương quan này cũng tương tự ở bệnh vẩy nến, trừ chất lượng phôi nang trung bình (p=0,17) và BFR (p=0,352). Ở những bệnh nhân khỏe mạnh, BMI có tương quan nghịch với tuổi thai khi sinh (r=−0,444, p=0,010) và thang điểm APGAR (r=−0,481, p=0,005).
Nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể quá mức cùng bệnh vẩy nến, gây ra tác động bất lợi đến chức năng sinh sản của phụ nữ ngay từ giai đoạn hình thành giao tử, thông qua quá trình thụ thai, giai đoạn phôi tiền làm tổ và quá trình mang thai, cũng như trạng thái của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc thừa cân còn dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ và rút ngắn thời gian mang thai. Ngoài ra, bệnh vẩy nến kết hợp với thừa cân có thể gây nguy cơ hạn chế phát triển trong tử cung của thai nhi. Thừa cân và béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, cần có các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để củng cố thêm kết quả của nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo: Anita Wdowiak-Filip, Artur Wdowiak, Dorota Raczkiewicz và cộng sự. Effect of Excessive Body Weight and Psoriasis in Women Undergoing ICSI Procedure and State of Health of the Newborn. J. Clin. Med. 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hình thái ICM có khả năng tiên lượng mạnh nhất tỉ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển đơn phôi trữ - Ngày đăng: 30-04-2021
Chuyển phôi đông lạnh có tỷ lệ sẩy thai do bất thường nhiễm sắc thể thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 30-04-2021
Hoạt hóa noãn cải thiện kết quả sinh sản ở những cặp đôi vô sinh đa nguyên nhân: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 30-04-2021
Noãn và hợp tử người có thể được thủy tinh hóa chỉ sau 2 phút trong môi trường trữ với các CPA tiêu chuẩn - Ngày đăng: 30-04-2021
Tác động của địa điểm và thời gian xử lý mẫu tinh dịch lên các thông số tinh trùng và kết quả IVF/ICSI - Ngày đăng: 30-04-2021
Khả năng thu nhận tinh trùng và kết quả ICSI ở nam giới vô tinh không do tắc: một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích cộng gộp - Ngày đăng: 28-04-2021
Mối tương quan giữa đặc điểm hình thái phôi 3PN và nguy cơ bất thường NST ở các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 28-04-2021
Nồng độ của các nội tiết tố và các đặc điểm chẩn đoán của Hội chứng buồng trứng đa nang ở thanh thiếu niên - Ngày đăng: 28-04-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về những yếu tố lối sống ở nữ giới và nguy cơ sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 27-04-2021
Ảnh hưởng của chế độ ăn ‘‘Địa Trung Hải’’ lên sự phát triển của phôi người trong ống nghiệm: một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh kết cục thai kỳ của thai giới hạn tăng trưởng theo định nghĩa từ các hướng dẫn thực hành khác nhau - Ngày đăng: 26-04-2021
Tăng trưởng ở trẻ được sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK