Tin tức
on Monday 26-04-2021 11:04pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Nhóm nghiên cứu của Alexandra J và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tác động của việc tăng sử dụng acid béo omega-3, vitamin D và dầu oliu trong 6 tuần trước khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) lên các marker động học của giai đoạn phát triển phôi sớm. Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng trên 111 cặp đôi thực hiện IVF hoặc ICSI. Có 55 cặp đôi được bổ sung hàng ngày trong 6 tuần thức uống giàu acid béo omega-3, vitamin D, dầu oliu và chất phết bánh giàu oliu và 56 cặp đôi nằm trong nhóm đối chứng. Sự tuân thủ chế độ ăn của đối tượng nghiên cứu được theo dõi hàng tuần qua điện thoại hoặc email.
Kết cục chính của nghiên cứu này là thời gian hoàn thành chu kì tế bào thứ hai sau thụ tinh (CC2). Các kết cục phụ bao gồm thời gian hoàn thành chu kì 3 và 4 (CC3 và CC4), sự đồng bộ của các chu kỳ tế bào 2 và 3 (S2 và S3) và điểm dữ liệu làm tổ ngày 3 và 5 (Known Implantation Data Scores - KIDScores).
Hơn 90% dân số nghiên cứu là người da trắng Châu Âu, đại diện cho chủng tộc tại địa phương. Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, điểm số chế độ ăn, lượng rượu và caffeine tiêu thụ và số giờ tập thể dục giữa hai nhóm. Quá trình theo dõi không ghi nhận đối tượng nghiên cứu có các thay đổi lối sống nào khác trong thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2014 đến tháng 11/2015. Có 62% phụ nữ và 50% nam giới tuân thủ can thiệp tuyệt đối. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ chế độ ăn giữa hai nhóm cũng như giữa nhóm nam và nhóm nữ. Tỉ lệ tuân thủ trung vị đối với thức uống được chỉ định sử dụng là 100% đối với nữ và 99,3% đối với nam.
Không có sự khác biệt về số noãn thu được và số noãn thụ tinh bình thường giữa hai nhóm. Có 750 phôi được phân tích. Trong số này, có 742 phôi phân chia đến giai đoạn 2 tế bào, 719 phôi phân chia đến giai đoạn 4 tế bào và 610 phôi đến giai đoạn 8 tế bào. Ngoài ra, 487 phôi đến giai đoạn phôi nang. Không có khác biệt giữa hai nhóm về số lượng phôi phân chia.
Không có sự khác biệt CC2 giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, CC4 tăng nhanh trong nhóm nghiên cứu 19,34h (95%CI: 16,79 – 23,07) so với nhóm đối chứng 21,94h (95% CI: 18,51 – 26,48) và S3 ngắn hơn đáng kể (4,67h vs 5,84h, p = 0,02) cũng như có sự gia tăng KIDScore vào ngày thứ 3 (IQR 3-5 vs 2-5, P = 0,05), cho thấy chất lượng phôi được cải thiện trong nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu này cho thấy rằng khoảng thời gian ngắn bổ sung dinh dưỡng đã thay đổi tỉ lệ phân chia phôi. Hạn chế của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ và tỉ lệ tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn chưa cao. Cần thêm các nghiên cứu để khảo sát các cơ chế điều hòa tác động này và liệu sự tác động này lên sự phát triển phôi có cải thiện kết cục lâm sàng hay không.
Nguồn: Alexandra J. Kermack et al. (2020). Effect of a 6-week ‘‘Mediterranean’’ dietary intervention on in vitro human embryo development: the Preconception Dietary Supplements in Assisted Reproduction double-blinded randomized controlled trial. Fertility and Sterility® Vol. 113, No. 2, February 2020 0015-0282.
Nhóm nghiên cứu của Alexandra J và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tác động của việc tăng sử dụng acid béo omega-3, vitamin D và dầu oliu trong 6 tuần trước khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) lên các marker động học của giai đoạn phát triển phôi sớm. Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng trên 111 cặp đôi thực hiện IVF hoặc ICSI. Có 55 cặp đôi được bổ sung hàng ngày trong 6 tuần thức uống giàu acid béo omega-3, vitamin D, dầu oliu và chất phết bánh giàu oliu và 56 cặp đôi nằm trong nhóm đối chứng. Sự tuân thủ chế độ ăn của đối tượng nghiên cứu được theo dõi hàng tuần qua điện thoại hoặc email.
Kết cục chính của nghiên cứu này là thời gian hoàn thành chu kì tế bào thứ hai sau thụ tinh (CC2). Các kết cục phụ bao gồm thời gian hoàn thành chu kì 3 và 4 (CC3 và CC4), sự đồng bộ của các chu kỳ tế bào 2 và 3 (S2 và S3) và điểm dữ liệu làm tổ ngày 3 và 5 (Known Implantation Data Scores - KIDScores).
Hơn 90% dân số nghiên cứu là người da trắng Châu Âu, đại diện cho chủng tộc tại địa phương. Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, điểm số chế độ ăn, lượng rượu và caffeine tiêu thụ và số giờ tập thể dục giữa hai nhóm. Quá trình theo dõi không ghi nhận đối tượng nghiên cứu có các thay đổi lối sống nào khác trong thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2014 đến tháng 11/2015. Có 62% phụ nữ và 50% nam giới tuân thủ can thiệp tuyệt đối. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ chế độ ăn giữa hai nhóm cũng như giữa nhóm nam và nhóm nữ. Tỉ lệ tuân thủ trung vị đối với thức uống được chỉ định sử dụng là 100% đối với nữ và 99,3% đối với nam.
Không có sự khác biệt về số noãn thu được và số noãn thụ tinh bình thường giữa hai nhóm. Có 750 phôi được phân tích. Trong số này, có 742 phôi phân chia đến giai đoạn 2 tế bào, 719 phôi phân chia đến giai đoạn 4 tế bào và 610 phôi đến giai đoạn 8 tế bào. Ngoài ra, 487 phôi đến giai đoạn phôi nang. Không có khác biệt giữa hai nhóm về số lượng phôi phân chia.
Không có sự khác biệt CC2 giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, CC4 tăng nhanh trong nhóm nghiên cứu 19,34h (95%CI: 16,79 – 23,07) so với nhóm đối chứng 21,94h (95% CI: 18,51 – 26,48) và S3 ngắn hơn đáng kể (4,67h vs 5,84h, p = 0,02) cũng như có sự gia tăng KIDScore vào ngày thứ 3 (IQR 3-5 vs 2-5, P = 0,05), cho thấy chất lượng phôi được cải thiện trong nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu này cho thấy rằng khoảng thời gian ngắn bổ sung dinh dưỡng đã thay đổi tỉ lệ phân chia phôi. Hạn chế của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ và tỉ lệ tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn chưa cao. Cần thêm các nghiên cứu để khảo sát các cơ chế điều hòa tác động này và liệu sự tác động này lên sự phát triển phôi có cải thiện kết cục lâm sàng hay không.
Nguồn: Alexandra J. Kermack et al. (2020). Effect of a 6-week ‘‘Mediterranean’’ dietary intervention on in vitro human embryo development: the Preconception Dietary Supplements in Assisted Reproduction double-blinded randomized controlled trial. Fertility and Sterility® Vol. 113, No. 2, February 2020 0015-0282.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh kết cục thai kỳ của thai giới hạn tăng trưởng theo định nghĩa từ các hướng dẫn thực hành khác nhau - Ngày đăng: 26-04-2021
Tăng trưởng ở trẻ được sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-04-2021
Mối quan hệ giữa sự phân mảnh DNA ở tinh trùng và tỷ lệ thai sau bơm tinh trùng vào tử cung (IUI). Có nên hạ thấp ngưỡng DFI không? - Ngày đăng: 26-04-2021
Tóm tắt bằng chứng hiện có về những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-04-2021
Mối tương quan giữa số lượng phôi nang chất lượng tốt và kết quả trẻ sinh sống sau chuyển đơn phôi nang ở các chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc trữ ở chu kì đầu tiên - Ngày đăng: 26-04-2021
Sự thay đổi theo mùa về nhiệt độ, độ ẩm và độ dài ngày có ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch - Một nghiên cứu phân tích hồi cứu hơn 8 năm - Ngày đăng: 26-04-2021
Đánh giá các giá trị của noãn tại ngày ICSI (D0) và kết quả của chu kì điều trị - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh hiệu quả giữa việc sử dụng cell-free dna trong môi trường nuôi cấy và sinh thiết tế bào lá nuôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 23-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ và hình thái phôi đối với tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-04-2021
Xác định ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến sự phát triển của phôi trên mô hình xin cho noãn - Ngày đăng: 23-04-2021
Khả năng áp dụng mô hình lựa chọn phôi sử dụng các thông số động học của time -lapse giữa các labo IVF: một phân tích cộng gộp-tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 23-04-2021
Oxytocin liều cao không làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai so với liều tiêu chuẩn - Ngày đăng: 23-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK