Tin tức
on Monday 26-04-2021 10:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Đồng hồ sinh học cho phép các loài thích ứng các chức năng sinh lý khi có những thay đổi từ môi trường bên ngoài, trong đó có con người. Sự thay đổi về môi trường sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật, đặc biệt là các tuyến nội tiết và tuyến sinh dục. Vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục cực kì nhạy cảm với nhịp sinh học thông qua việc điều chỉnh hormone, giúp tối ưu hóa thời gian sinh sản để đảm bảo duy trì sự sống cho thế hệ tiếp theo. Mặc dù ở người không có sự thay đổi về mùa sinh sản, tuy nhiên nhiều báo cáo đã chứng minh sự thay đổi theo mùa có thể ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch, đặc biệt là ở khí hậu ôn đới đặc trưng bởi sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa rõ ràng (Santi, 2018). Một số nghiên cứu cho thấy một số thông số tinh dịch có sự thay đổi đáng kể theo mùa, chẳng hạn như mật độ và di động của tinh trùng giảm đáng kể từ mùa xuân đến mùa hè (Levitas, 2013). Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn tranh cãi, một số nghiên cứu cho kết quả không có sự thay đổi về các thông số này ở các mùa trong năm. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự tác động theo mùa lên các thông số tinh dịch với khoảng thời gian dài trong tám năm liên tiếp.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2020 trên dữ liệu 6116 mẫu tinh dịch, loại trừ nhóm bệnh nhân azoospermia và nhóm bệnh nhân có mật độ tinh trùng dưới 4 triệu/mL, tổng cộng có 4874 mẫu được đánh giá, trong đó có nhóm oligozoospermia (n=582) (4triệu/mL<mật độ<15 triệu/mL) và nhóm normozoospermia (n=4292) (mật độ ≥15 triệu/mL). Mùa được xác định như sau: mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) và mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11). Tuổi trung bình tham gia nghiên cứu là 33,03 ± 6,86 tuổi.
Kết quả cho thấy:
- Có sự khác biệt đáng kể giữa các tháng đối với mật độ tinh trùng (p<0,0001), tổng số tinh trùng (p<0,0001), số tinh trùng di động tiến tới (p<0,0001) và hình thái tinh trùng bình thường (p=0,028), cụ thể:
+ Mật độ và tổng số tinh trùng thấp hơn đáng kể vào tháng 7 và tháng 8 so với tháng 12, tháng 5 và tháng 6.
+ Tổng số tinh trùng di động tiến tới thấp hơn 23,6% vào tháng 10 so với tháng 5 (p = 0,026).
+ Mật độ, tổng số tinh trùng và tổng số tinh trùng di động thấp nhất vào những tháng của mùa hè.
+ Tỉ lệ hình dạng tinh trùng bình thường thấp nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 3
+ Số lần sinh trong năm cao nhất vào mùa hè và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần sinh giữa các mùa (p = .0001).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể ở mỗi tháng và mùa trong năm về mật độ, số lượng và khả năng di động của tinh trùng. Dù không có kết luận chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến các giá trị về thông số tinh dịch giảm trong những tháng mùa hè, tuy nhiên các tác giả dự đoán nhiệt độ môi trường vào mùa hè tăng có thể là một yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến thông số tinh dịch.
Tài liệu tham khảo
Cihan Kabukçu, Nazlı Çil, Tahir Turan và cộng sự. Do seasonal variations in ambient temperature, humidity and daylight duration affect semen parameters?. A retrospective analysis over eight years. Andrologia. 2020;00:e13777.
Đồng hồ sinh học cho phép các loài thích ứng các chức năng sinh lý khi có những thay đổi từ môi trường bên ngoài, trong đó có con người. Sự thay đổi về môi trường sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật, đặc biệt là các tuyến nội tiết và tuyến sinh dục. Vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục cực kì nhạy cảm với nhịp sinh học thông qua việc điều chỉnh hormone, giúp tối ưu hóa thời gian sinh sản để đảm bảo duy trì sự sống cho thế hệ tiếp theo. Mặc dù ở người không có sự thay đổi về mùa sinh sản, tuy nhiên nhiều báo cáo đã chứng minh sự thay đổi theo mùa có thể ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch, đặc biệt là ở khí hậu ôn đới đặc trưng bởi sự chênh lệch nhiệt độ theo mùa rõ ràng (Santi, 2018). Một số nghiên cứu cho thấy một số thông số tinh dịch có sự thay đổi đáng kể theo mùa, chẳng hạn như mật độ và di động của tinh trùng giảm đáng kể từ mùa xuân đến mùa hè (Levitas, 2013). Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn tranh cãi, một số nghiên cứu cho kết quả không có sự thay đổi về các thông số này ở các mùa trong năm. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự tác động theo mùa lên các thông số tinh dịch với khoảng thời gian dài trong tám năm liên tiếp.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2020 trên dữ liệu 6116 mẫu tinh dịch, loại trừ nhóm bệnh nhân azoospermia và nhóm bệnh nhân có mật độ tinh trùng dưới 4 triệu/mL, tổng cộng có 4874 mẫu được đánh giá, trong đó có nhóm oligozoospermia (n=582) (4triệu/mL<mật độ<15 triệu/mL) và nhóm normozoospermia (n=4292) (mật độ ≥15 triệu/mL). Mùa được xác định như sau: mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) và mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11). Tuổi trung bình tham gia nghiên cứu là 33,03 ± 6,86 tuổi.
Kết quả cho thấy:
- Có sự khác biệt đáng kể giữa các tháng đối với mật độ tinh trùng (p<0,0001), tổng số tinh trùng (p<0,0001), số tinh trùng di động tiến tới (p<0,0001) và hình thái tinh trùng bình thường (p=0,028), cụ thể:
+ Mật độ và tổng số tinh trùng thấp hơn đáng kể vào tháng 7 và tháng 8 so với tháng 12, tháng 5 và tháng 6.
+ Tổng số tinh trùng di động tiến tới thấp hơn 23,6% vào tháng 10 so với tháng 5 (p = 0,026).
+ Mật độ, tổng số tinh trùng và tổng số tinh trùng di động thấp nhất vào những tháng của mùa hè.
+ Tỉ lệ hình dạng tinh trùng bình thường thấp nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 3
+ Số lần sinh trong năm cao nhất vào mùa hè và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần sinh giữa các mùa (p = .0001).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể ở mỗi tháng và mùa trong năm về mật độ, số lượng và khả năng di động của tinh trùng. Dù không có kết luận chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến các giá trị về thông số tinh dịch giảm trong những tháng mùa hè, tuy nhiên các tác giả dự đoán nhiệt độ môi trường vào mùa hè tăng có thể là một yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến thông số tinh dịch.
Tài liệu tham khảo
Cihan Kabukçu, Nazlı Çil, Tahir Turan và cộng sự. Do seasonal variations in ambient temperature, humidity and daylight duration affect semen parameters?. A retrospective analysis over eight years. Andrologia. 2020;00:e13777.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá các giá trị của noãn tại ngày ICSI (D0) và kết quả của chu kì điều trị - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh hiệu quả giữa việc sử dụng cell-free dna trong môi trường nuôi cấy và sinh thiết tế bào lá nuôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 23-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ và hình thái phôi đối với tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-04-2021
Xác định ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến sự phát triển của phôi trên mô hình xin cho noãn - Ngày đăng: 23-04-2021
Khả năng áp dụng mô hình lựa chọn phôi sử dụng các thông số động học của time -lapse giữa các labo IVF: một phân tích cộng gộp-tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 23-04-2021
Oxytocin liều cao không làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai so với liều tiêu chuẩn - Ngày đăng: 23-04-2021
Liệu trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có làm tăng khả năng có thai? - Ngày đăng: 23-04-2021
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 - Ngày đăng: 23-04-2021
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
Mẹ uống cà phê khi có thai có thể làm thai nhỏ - Ngày đăng: 16-04-2021
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK