Tin tức
on Friday 16-04-2021 11:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My
Lượng cà phê tiêu thụ trong thời gian mang thai là chủ đề vẫn đang được quan tâm nghiên cứu, và kết quả từ những nghiên cứu đã công bố hiện còn nhiều bất đồng. Năm 2010, Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo lượng cà phê tiêu thụ nên ít hơn 200 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, kết quả một tổng quan hệ thống cho thấy ngay cả khi uống cà phê ít hơn lượng khuyến cáo này vẫn có thể ảnh hưởng đến thai.
Tương tự, kết quả từ một nghiên cứu vừa được công bố cho biết, lượng caffein tiêu thụ trong thai kỳ, dù ít hơn lượng khuyến cáo là 200 mg/ngày cũng có thể ảnh hưởng tới cân nặng và chiều cao của bé khi chào đời.
Kết luận này được đưa ra từ một nghiên cứu công bố trên JAMA Network Open, phân tích trên dữ liệu của hơn 2000 phụ nữ mang đơn thai, với điều kiện không hút thuốc, nguy cơ thai dị tật thấp và đánh giá được đầy đủ lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày (dựa trên xét nghiệm nồng độ caffein và paraxanthine – chất chuyển hóa từ caffein và lượng thức uống có cà phê thai phụ đã dùng theo ghi nhận mỗi ngày của thai phụ từ khi thai khoảng 11-13 tuần. Độ tuổi trung bình của nhóm tham gia nghiên cứu khoảng 28 tuổi, BMI trung bình khoảng 23,6 kg/m2. Khi so sánh nhóm thai phụ tiêu thụ ít cà phê (nồng độ caffein £ 28 ng/mL) và nhóm tiêu thụ nhiều cà phê (nồng độ caffein ³ 659 ng/mL), nhóm tiêu thụ nhiều có khuynh hướng sinh con nhẹ cân hơn (β = −84,3 g; 95% CI, −145,9 đến −22,6 g; P = 0,04), chiều dài bé lúc sinh thấp hơn (β = −0,44 cm; 95% CI, −0,78 đến −0,12 cm; P = 0,04), và đầu nhỏ hơn (β = −0,28 cm; 95% CI, −0,47 đến −0,09 cm; P <0,001), cánh tay nhỏ hơn (β = −0,25 cm; 95% CI, −0,41 đến −0,09 cm; P = 0,02) và vòng đùi thấp hơn (β = −0,29 cm; 95% CI, −0,58 đến −0,04 cm; P = 0,07).
Các mức giảm tương tự cũng được ghi nhận khi đánh giá nồng độ paraxanthine theo các phân nhóm. So với những trường hợp không dùng thức uống chứa caffein, phụ nữ tiêu thụ khoảng 50 mg mỗi ngày (khoảng 1/2 tách cà phê) sẽ sinh con nhẹ cân hơn (β = −66 g; 95% CI, −121 đến −10 g), có chu vi cánh tay nhỏ hơn (β = −0,17 cm; 95% CI, −0,31 đến −0,02 cm) và đùi nhỏ hơn (β = −0,32 cm; 95% CI, −0,55 đến −0,09 cm) và nếp gấp da sườn trước nhỏ hơn (β = −0,24 mm; 95% CI, −0,47 đến −0,01 mm). Kết quả không khác nhau khi phân tích theo kiểu gen chuyển hóa caffein nhanh hay chậm.
Trước khi bắt đầu phân tích, các tác giả nghiên cứu ghi nhận mức tiêu thụ trung bình trong mẫu thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo, chỉ khoảng 35 mg/ngày và chỉ có 16 phụ nữ cho biết uống nhiều hơn 200 mg/ngày. Kết quả phân tích mang lại điều thật đáng ngạc nhiên, rằng việc tiêu thụ cà phê ngay cả ở mức thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các số đo sinh trắc của thai nhi.
Mặc dù các tác giả nghiên cứu không thể đưa ra khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đơn lẻ này, những thông tin trên là lời cảnh báo cho những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng cà phê trong thai kỳ.
Lược dịch từ: Association Between Maternal Caffeine Consumption and Metabolism and Neonatal Anthropometry - A Secondary Analysis of the NICHD Fetal Growth Studies–Singletons - JAMA Network Open. 2021;4(3):e213238.
doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.3238
Lượng cà phê tiêu thụ trong thời gian mang thai là chủ đề vẫn đang được quan tâm nghiên cứu, và kết quả từ những nghiên cứu đã công bố hiện còn nhiều bất đồng. Năm 2010, Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo lượng cà phê tiêu thụ nên ít hơn 200 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, kết quả một tổng quan hệ thống cho thấy ngay cả khi uống cà phê ít hơn lượng khuyến cáo này vẫn có thể ảnh hưởng đến thai.
Tương tự, kết quả từ một nghiên cứu vừa được công bố cho biết, lượng caffein tiêu thụ trong thai kỳ, dù ít hơn lượng khuyến cáo là 200 mg/ngày cũng có thể ảnh hưởng tới cân nặng và chiều cao của bé khi chào đời.
Kết luận này được đưa ra từ một nghiên cứu công bố trên JAMA Network Open, phân tích trên dữ liệu của hơn 2000 phụ nữ mang đơn thai, với điều kiện không hút thuốc, nguy cơ thai dị tật thấp và đánh giá được đầy đủ lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày (dựa trên xét nghiệm nồng độ caffein và paraxanthine – chất chuyển hóa từ caffein và lượng thức uống có cà phê thai phụ đã dùng theo ghi nhận mỗi ngày của thai phụ từ khi thai khoảng 11-13 tuần. Độ tuổi trung bình của nhóm tham gia nghiên cứu khoảng 28 tuổi, BMI trung bình khoảng 23,6 kg/m2. Khi so sánh nhóm thai phụ tiêu thụ ít cà phê (nồng độ caffein £ 28 ng/mL) và nhóm tiêu thụ nhiều cà phê (nồng độ caffein ³ 659 ng/mL), nhóm tiêu thụ nhiều có khuynh hướng sinh con nhẹ cân hơn (β = −84,3 g; 95% CI, −145,9 đến −22,6 g; P = 0,04), chiều dài bé lúc sinh thấp hơn (β = −0,44 cm; 95% CI, −0,78 đến −0,12 cm; P = 0,04), và đầu nhỏ hơn (β = −0,28 cm; 95% CI, −0,47 đến −0,09 cm; P <0,001), cánh tay nhỏ hơn (β = −0,25 cm; 95% CI, −0,41 đến −0,09 cm; P = 0,02) và vòng đùi thấp hơn (β = −0,29 cm; 95% CI, −0,58 đến −0,04 cm; P = 0,07).
Các mức giảm tương tự cũng được ghi nhận khi đánh giá nồng độ paraxanthine theo các phân nhóm. So với những trường hợp không dùng thức uống chứa caffein, phụ nữ tiêu thụ khoảng 50 mg mỗi ngày (khoảng 1/2 tách cà phê) sẽ sinh con nhẹ cân hơn (β = −66 g; 95% CI, −121 đến −10 g), có chu vi cánh tay nhỏ hơn (β = −0,17 cm; 95% CI, −0,31 đến −0,02 cm) và đùi nhỏ hơn (β = −0,32 cm; 95% CI, −0,55 đến −0,09 cm) và nếp gấp da sườn trước nhỏ hơn (β = −0,24 mm; 95% CI, −0,47 đến −0,01 mm). Kết quả không khác nhau khi phân tích theo kiểu gen chuyển hóa caffein nhanh hay chậm.
Trước khi bắt đầu phân tích, các tác giả nghiên cứu ghi nhận mức tiêu thụ trung bình trong mẫu thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo, chỉ khoảng 35 mg/ngày và chỉ có 16 phụ nữ cho biết uống nhiều hơn 200 mg/ngày. Kết quả phân tích mang lại điều thật đáng ngạc nhiên, rằng việc tiêu thụ cà phê ngay cả ở mức thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các số đo sinh trắc của thai nhi.
Mặc dù các tác giả nghiên cứu không thể đưa ra khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đơn lẻ này, những thông tin trên là lời cảnh báo cho những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng cà phê trong thai kỳ.
Lược dịch từ: Association Between Maternal Caffeine Consumption and Metabolism and Neonatal Anthropometry - A Secondary Analysis of the NICHD Fetal Growth Studies–Singletons - JAMA Network Open. 2021;4(3):e213238.
doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.3238
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi cha lên kết quả ICSI ở những bệnh nhân thiểu tinh (cryptozoospermia): Sử dụng tinh trùng từ tinh dịch hay tinh hoàn? - Ngày đăng: 16-04-2021
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
Nuôi cấy tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn trước ngày chọc hút cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 12-04-2021
Sự giảm biểu hiện mir-149 trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng của phôi phát triển giai đoạn sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển - Ngày đăng: 12-04-2021
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK