Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 26-04-2021 10:50pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 86 triệu người trên toàn thế giới với số chu kì điều trị hỗ trợ sinh sản lên đến 2 triệu chu kì/năm. Mặc dù hiệu quả của các chu kì hỗ trợ sinh sản đã dần được công nhận, tuy nhiên một trong những mối quan tâm sau điều trị chính là nguy cơ đa thai. Đa thai có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và tăng các nguy cơ như trẻ sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển,... Do đó, chuyển đơn phôi nang (SBT - Single Blastocyst Transfer) được khuyến nghị sử dụng nhằm giảm nguy cơ đa thai trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm. Để thực hiện chuyển đơn phôi nang, phôi sẽ được nuôi cấy dài ngày đến giai đoạn phôi nang, trong đó thông số phản ánh tiềm năng phát triển của tất cả các phôi sau khi nuôi cấy kéo dài trong các chu kì thụ tinh trong ống nghiệm chính là số lượng phôi nang chất lượng tốt (TBQ - Top-Quality Blastocysts). Câu hỏi đặt ra là số lượng TQB bao nhiêu có thể giúp dự đoán về kết quả thai trong chu kì chuyển đơn phôi? Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa số lượng TQB và kết quả thai diễn tiến, tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 8 năm 2018 trên 1336 bệnh nhân có chu kì đầu tiên chuyển phôi nang tươi hoặc trữ lạnh. Nghiên cứu tập trung vào hai nhóm chuyển đơn phôi: nhóm phôi tươi (n=645) và nhóm phôi trữ (n=691). Phôi nang được phân loại theo hình thái sử dụng tiêu chuẩn phân loại của Gardner, phôi TQB là các phôi được đánh giá có ICM và TE phân loại AA, AB, BA và BB. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp Splines khối nhằm đánh giá mối tương quan giữa TQB đến kết quả thai và trẻ sinh sống.

Kết quả cho thấy:
- Một mối tương quan phi tuyến tính có ý nghĩa được tìm thấy giữa số lượng TQB với kết quả thai và trẻ sinh sống (P <0,05).
- Tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống là tương đương nhau, khoảng 11% hoặc cao hơn nếu có thêm 1 TQB và tối đa là 5 TQB (OR 1,11, 95% [CI] 1.01–1.21). Sau mức này, kết quả thai gần như ổn định không tăng thêm dù có thêm TQB, cho thấy rằng số TQB không liên quan đến kết quả thai khi bệnh nhân có hơn 5 phôi.

Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thai diễn tiến và trẻ sinh sống tăng khoảng 11% hoặc hơn cho mỗi phôi nang chất lượng tốt đến khi đạt được 5 phôi. Do đó, số lượng phôi nang chất lượng tốt trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm có thể được sử dụng như yếu tố dự đoán cho kết quả thai và trẻ sinh sống sau chu kì đầu tiên chuyển đơn phôi giai đoạn phôi nang.
 
Tài liệu tham khảo:
Feng Xiong, Qing Sun, Guangui Li và cộng sự. Association between the number of top-quality blastocysts and live births after single blastocyst transfer in the first fresh or vitrified–warmed IVF/ICSI cycle. Reproductive BioMedicine Online. 2020 Apr; 40(4):530-537

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK