Tin tức
on Monday 26-04-2021 10:59pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Ngô Hoàng Tín _ IVFVH
Theo ước tính, ở châu Âu cứ 6 cặp vợ chồng thì có 1 cặp vô sinh, 50% trong số này có liên quan đến yếu tố nam (Ioannou D và cs., 2016). Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến vô sinh nam là sự phân mảnh DNA ở tinh trùng. Sự phân mảnh DNA dường như không phụ thuộc vào các đặc điểm cơ bản của tinh dịch (Evenson DP và cs., 1999). Do đó, nó có thể đưa ra những thông tin mới giúp dự đoán khả năng sinh sản của nam giới. Chỉ số phân mảnh DNA của tinh trùng (DFI) có thể được phân tích bằng xét nghiệm cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA). Xét nghiệm này cho phép đo nhanh chóng và chính xác với một lượng lớn mẫu để thu được chỉ số phân mảnh DNA (DFI) có giá trị lâm sàng (Rex AS và cs., 2020). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn tìm ra (I) mối quan hệ giữa DFI được đo trong các chu kỳ riêng lẻ và kết quả của phương pháp điều trị IUI, (II) mối quan hệ giữa DFI được đo trước khi điều trị và kết quả của quá trình điều trị, (III ) tìm ra một ngưỡng DFI mới.
Trong nghiên cứu tiền cứu này, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trên 211 cặp vợ chồng với tổng cộng 511 chu kỳ. Trong số 511 chu kỳ, 209 là chu kỳ đầu tiên, 169 là chu kỳ thứ hai và 133 là chu kỳ thứ ba. DFI được phân tích trước ở 146 bệnh nhân với 352 chu kỳ. Có 197 cặp vợ chồng, DFI được phân tích trong ít nhất hai mẫu khác nhau. Trong số này, có 126 cặp vợ chồng được điều trị hiếm muộn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu DFI ≤10, cơ hội có thai là 13%, và nếu DFI> 10, tỷ lệ có thai là 9,4%, ( p = 0,54) trong chu kỳ đầu tiên. Kết quả này là tương đương ở chu kỳ IUI được kích thích và không được kích thích. Trong chu kỳ thứ hai, sự khác biệt về tỷ lệ mang thai giữa các cặp vợ chồng có DFI thấp và cao rõ ràng hơn, 15,6% đối với cặp vợ chồng có DFI ≤ 10 và 8,9% đối với cặp vợ chồng có DFI> 10 ( p= 0,27). Sự khác biệt rõ rệt nhất trong các chu kỳ không được kích thích. Trong chu kỳ thứ ba, sự khác biệt giữa tỷ lệ có thai của các cặp vợ chồng có DFI ≤ 10 và > 10 là không lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ có thai (PR) / chu kỳ là 9,9% nếu DFI ban đầu > 10 và 21,7% nếu DFI ban đầu ≤10, ( p <0,005). Tỷ lệ sinh sống (LBR) / chu kỳ là 5% nếu DFI ban đầu> 10 và 14,2% nếu DFI ban đầu là ≤10 ( p <0,005). PR / bệnh nhân là 23,1% nếu DFI ban đầu > 10 và 45,5% nếu DFI ban đầu ≤10 ( p <0,005). LBR / bệnh nhân là 12,4% nếu DFI ban đầu > 10 và 34% nếu DFI ban đầu ≤10 ( p<0,005). Đồng thời khi phân tích các chu kỳ IUI không kích thích ở các cặp vợ chồng có tuổi vợ <35, nhóm tác giả cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về PR và LBR giữa các cặp vợ chồng có DFI cao và DFI thấp.
Ngoài ra sự biến động của DFI trong cùng một cá nhân cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Khi chia các cặp vợ chồng theo giá trị DFI trên nhiều lần xuất tinh (chỉ có DFI ≤ 10 trong tất cả các phân tích, chỉ có DFI> 10 và bệnh nhân có các giá trị hỗn hợp (DFI ≤ 10 và DFI> 10)). Nhóm tác giả thấy rằng, tỷ lệ mang thai của các cặp vợ chồng trong nhóm nam giới có DFI thấp liên tục là 36,8%. Đối với các cặp vợ chồng có giá trị hỗn hợp hoặc DFI cao liên tục, tỷ lệ có thai lần lượt là 32,7% và 24,2% ( p = 0,51).
Qua đó nghiên cứu cho thấy, phân tích phân mảnh DNA là cần thiết trước khi thực hiện các thủ thuật in vivo tiếp theo và nó phải được phân tích càng sớm càng tốt. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cho thấy tỷ lệ mang thai đã bị ảnh hưởng khi DFI vượt quá 10% và tác động của DFI đối với tỷ lệ có thai là đáng kể hơn ở phụ nữ trẻ và ở nhóm bệnh nhân lựa chọn điều trị IUI không kích thích. Cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu thêm về ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA đối với kết quả điều trị IUI.
Tài liệu tham khảo: Rex, A. S., Wu, C., Aagaard, J., & Fedder, J. (2021). DNA Fragmentation in Human Spermatozoa and Pregnancy Rates after Intrauterine Insemination. Should the DFI Threshold Be Lowered?. Journal of clinical medicine, 10(6), 1310. https://doi.org/10.3390/jcm10061310.
Theo ước tính, ở châu Âu cứ 6 cặp vợ chồng thì có 1 cặp vô sinh, 50% trong số này có liên quan đến yếu tố nam (Ioannou D và cs., 2016). Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến vô sinh nam là sự phân mảnh DNA ở tinh trùng. Sự phân mảnh DNA dường như không phụ thuộc vào các đặc điểm cơ bản của tinh dịch (Evenson DP và cs., 1999). Do đó, nó có thể đưa ra những thông tin mới giúp dự đoán khả năng sinh sản của nam giới. Chỉ số phân mảnh DNA của tinh trùng (DFI) có thể được phân tích bằng xét nghiệm cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA). Xét nghiệm này cho phép đo nhanh chóng và chính xác với một lượng lớn mẫu để thu được chỉ số phân mảnh DNA (DFI) có giá trị lâm sàng (Rex AS và cs., 2020). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn tìm ra (I) mối quan hệ giữa DFI được đo trong các chu kỳ riêng lẻ và kết quả của phương pháp điều trị IUI, (II) mối quan hệ giữa DFI được đo trước khi điều trị và kết quả của quá trình điều trị, (III ) tìm ra một ngưỡng DFI mới.
Trong nghiên cứu tiền cứu này, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trên 211 cặp vợ chồng với tổng cộng 511 chu kỳ. Trong số 511 chu kỳ, 209 là chu kỳ đầu tiên, 169 là chu kỳ thứ hai và 133 là chu kỳ thứ ba. DFI được phân tích trước ở 146 bệnh nhân với 352 chu kỳ. Có 197 cặp vợ chồng, DFI được phân tích trong ít nhất hai mẫu khác nhau. Trong số này, có 126 cặp vợ chồng được điều trị hiếm muộn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu DFI ≤10, cơ hội có thai là 13%, và nếu DFI> 10, tỷ lệ có thai là 9,4%, ( p = 0,54) trong chu kỳ đầu tiên. Kết quả này là tương đương ở chu kỳ IUI được kích thích và không được kích thích. Trong chu kỳ thứ hai, sự khác biệt về tỷ lệ mang thai giữa các cặp vợ chồng có DFI thấp và cao rõ ràng hơn, 15,6% đối với cặp vợ chồng có DFI ≤ 10 và 8,9% đối với cặp vợ chồng có DFI> 10 ( p= 0,27). Sự khác biệt rõ rệt nhất trong các chu kỳ không được kích thích. Trong chu kỳ thứ ba, sự khác biệt giữa tỷ lệ có thai của các cặp vợ chồng có DFI ≤ 10 và > 10 là không lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ có thai (PR) / chu kỳ là 9,9% nếu DFI ban đầu > 10 và 21,7% nếu DFI ban đầu ≤10, ( p <0,005). Tỷ lệ sinh sống (LBR) / chu kỳ là 5% nếu DFI ban đầu> 10 và 14,2% nếu DFI ban đầu là ≤10 ( p <0,005). PR / bệnh nhân là 23,1% nếu DFI ban đầu > 10 và 45,5% nếu DFI ban đầu ≤10 ( p <0,005). LBR / bệnh nhân là 12,4% nếu DFI ban đầu > 10 và 34% nếu DFI ban đầu ≤10 ( p<0,005). Đồng thời khi phân tích các chu kỳ IUI không kích thích ở các cặp vợ chồng có tuổi vợ <35, nhóm tác giả cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về PR và LBR giữa các cặp vợ chồng có DFI cao và DFI thấp.
Ngoài ra sự biến động của DFI trong cùng một cá nhân cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Khi chia các cặp vợ chồng theo giá trị DFI trên nhiều lần xuất tinh (chỉ có DFI ≤ 10 trong tất cả các phân tích, chỉ có DFI> 10 và bệnh nhân có các giá trị hỗn hợp (DFI ≤ 10 và DFI> 10)). Nhóm tác giả thấy rằng, tỷ lệ mang thai của các cặp vợ chồng trong nhóm nam giới có DFI thấp liên tục là 36,8%. Đối với các cặp vợ chồng có giá trị hỗn hợp hoặc DFI cao liên tục, tỷ lệ có thai lần lượt là 32,7% và 24,2% ( p = 0,51).
Qua đó nghiên cứu cho thấy, phân tích phân mảnh DNA là cần thiết trước khi thực hiện các thủ thuật in vivo tiếp theo và nó phải được phân tích càng sớm càng tốt. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cho thấy tỷ lệ mang thai đã bị ảnh hưởng khi DFI vượt quá 10% và tác động của DFI đối với tỷ lệ có thai là đáng kể hơn ở phụ nữ trẻ và ở nhóm bệnh nhân lựa chọn điều trị IUI không kích thích. Cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu thêm về ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA đối với kết quả điều trị IUI.
Tài liệu tham khảo: Rex, A. S., Wu, C., Aagaard, J., & Fedder, J. (2021). DNA Fragmentation in Human Spermatozoa and Pregnancy Rates after Intrauterine Insemination. Should the DFI Threshold Be Lowered?. Journal of clinical medicine, 10(6), 1310. https://doi.org/10.3390/jcm10061310.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tóm tắt bằng chứng hiện có về những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-04-2021
Mối tương quan giữa số lượng phôi nang chất lượng tốt và kết quả trẻ sinh sống sau chuyển đơn phôi nang ở các chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc trữ ở chu kì đầu tiên - Ngày đăng: 26-04-2021
Sự thay đổi theo mùa về nhiệt độ, độ ẩm và độ dài ngày có ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch - Một nghiên cứu phân tích hồi cứu hơn 8 năm - Ngày đăng: 26-04-2021
Đánh giá các giá trị của noãn tại ngày ICSI (D0) và kết quả của chu kì điều trị - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh hiệu quả giữa việc sử dụng cell-free dna trong môi trường nuôi cấy và sinh thiết tế bào lá nuôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 23-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ và hình thái phôi đối với tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-04-2021
Xác định ảnh hưởng của chất lượng tinh trùng đến sự phát triển của phôi trên mô hình xin cho noãn - Ngày đăng: 23-04-2021
Khả năng áp dụng mô hình lựa chọn phôi sử dụng các thông số động học của time -lapse giữa các labo IVF: một phân tích cộng gộp-tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 23-04-2021
Oxytocin liều cao không làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai so với liều tiêu chuẩn - Ngày đăng: 23-04-2021
Liệu trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có làm tăng khả năng có thai? - Ngày đăng: 23-04-2021
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 - Ngày đăng: 23-04-2021
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK