Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 26-04-2021 11:02pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My

Thai giới hạn tăng trưởng có thể liên quan đến tăng nguy cơ gặp phải các kết cục xấu của thai kỳ, tăng bệnh suất và tỷ lệ tử vong chu sinh. Gần đây, cả Hội y học mẹ và thai (SMFM) và Hội siêu âm Sản phụ khoa thế giới (ISUOG) đều công bố hướng dẫn thực hành về thai giới hạn tăng trưởng (FGR), tuy nhiên định nghĩa về FGR của hai hướng dẫn này không tương đồng nhau. Theo đó, hướng dẫn từ SMFM định nghĩa FGR là thai nhi có cân nặng ước đoán trên siêu âm hoặc chu vi bụng thai nhi dưới bách phân vị thứ 10 và ISUOG định nghĩa FGR là thai có cân nặng ước đoán trên siêu âm hoặc chu vi bụng dưới bách phân vị thứ 3 kết hợp với các thông số siêu âm Doppler động mạch rốn, động mạch tử cung và động mạch não giữa.

Một phân tích thứ cấp từ dữ liệu của một nghiên cứu tiến cứu đánh giá tăng trưởng thai nhi nhằm so sánh các yếu tố dự báo thai nhỏ và kết cục thai kỳ ở những thai giới hạn tăng trưởng vừa công bố kết quả phân tích được khi so sánh các trường hợp được chẩn đoán FGR theo định nghĩa của hướng dẫn thực hành khác nhau từ SMFM và ISUOG.
Tổng cộng 1054 phụ nữ thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, là các trường hợp đơn thai, tuổi thai từ 26 0/7 tuần đến 36 6/7 tuần. Trong số đó có 137 (13,0%) trường hợp được chẩn đoán FGR theo tiêu chuẩn của SMFM và 80 (7,6%) trường hợp được chẩn đoán FGR theo định nghĩa của ISUOG. Kết quả phân tích cho thấy định nghĩa FGR của SMFM có độ nhạy cao hơn (54,7%) so với định nghĩa ISUOG FGR (38,1%) trong tiên đoán tình trạng thai nhỏ. Định nghĩa FGR của ISUOG có độ đặc hiệu cao hơn định nghĩa của SMFM (97,1% so với 93,1%). Ngoài ra, giá trị tiên đoán dương (PPV) và tỷ số khả dĩ dương (LR +) của FGR theo định nghĩa ISUOG cũng cao hơn so với định nghĩa của SMFM, với tỷ lệ lần lượt là 66,3% so với 55,5% và 13,1 so với 8,2. Kết cục bất lợi được đánh giá bao gồm: xuất huyết trong não thất độ 3 và 4, tử vong sơ sinh, pH < 7,1, suy hô hấp cấp, chỉ số Apgar 5 phút < 7 và nhập đơn vị săn sóc tích cực sơ sinh (NICU). Cả định nghĩa FGR của SMFM và ISUOG đều dự đoán kém kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh, với độ nhạy lần lượt là 15,1% và 11,5%.

Như vậy, kết quả phân tích được cho thấy hướng dẫn từ SMFM có liên quan đến tỷ lệ phát hiện SGA cao hơn nhưng độ đặc hiệu giảm. Dù định nghĩa FGR theo hướng dẫn nào đều cho thấy khả năng dự đoán bệnh suất tổng hợp ở trẻ sơ sinh đều kém.
 
Lược dịch từ: Roeckner, J. T., Pressman, K., Odibo, L., Duncan, J. R., & Odibo, A. O. (2021). An outcome‐based comparison of two international guidelines for defining fetal growth restriction. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK