Tin tức
on Tuesday 18-08-2020 5:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19 trong 3 tháng cuối của thai kỳ không cho thấy khả năng miễn dịch tế bào hoặc dịch thể bị thay đổi, cũng như không có sự biệt hóa tế bào lympho không cân bằng.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi là duy nhất trong việc chứng minh rằng phơi nhiễm trong tử cung không đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của chức năng miễn dịch tế bào và dịch thể ở trẻ sơ sinh gần đủ tháng và đủ tháng. Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này là báo cáo đánh giá toàn diện và quy mô lớn đầu tiên về tình trạng miễn dịch của quần thể này.”
Trong nghiên cứu này, 51 thai phụ (tuổi trung bình: 31,94 ± 4,02 tuổi) đã được chọn vào nghiên cứu, trong đó 7 người dương tính với axit nucleic của SARS-CoV-2. Tất cả thai phụ đều cho thấy bằng chứng về viêm phổi do COVID-19 khi chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Tổng số 51 trẻ sơ sinh cũng được chọn vào nghiên cứu, với tuổi thai trung bình là 38 tuần, trong đó hơn 50% là trẻ gái. Trẻ sơ sinh được chọn từ Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Zhongnan thuộc Đại học Vũ Hán. Những trẻ có mẹ đã được xác nhận về mặt lâm sàng hoặc phân tử COVID-19 đều đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, loại trừ những trẻ sinh non, có dữ liệu xét nghiệm không đầy đủ hoặc nghi ngờ dị tật bẩm sinh.
Các thai phụ được chia thành 3 nhóm theo thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng: không có triệu chứng (n = 27), <1 tuần từ lúc biểu hiện triệu chứng đến khi sinh (n = 10) và > 1 tuần từ lúc biểu hiện triệu chứng đến khi sinh (n = 14).
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về bạch cầu, số lượng tế bào lympho tuyệt đối, số lượng CD3, CD8 và CD4 giữa 3 nhóm. Điều này cho thấy cửa sổ nhiễm trùng trước khi sinh của người mẹ không ảnh hưởng đến sự biệt hóa tế bào lympho của trẻ sơ sinh. Tương tự, không có sự khác biệt giữa các nhóm về các globulin miễn dịch trong huyết thanh.
Cytokine cũng không bị ảnh hưởng bởi cửa sổ lây nhiễm. Trong khi đó, nồng độ của yếu tố hoại tử khối u α (TNF- α) và interleukin 6 (IL-6) đã bị ức chế đáng kể ở cả 2 nhóm có triệu chứng. Nồng độ Interferon-γ, IL-4 và IL-10 cũng có vẻ thấp hơn ở trẻ sinh ra từ thai phụ biểu hiện triệu chứng trong vòng 1 tuần trước khi sinh, mặc dù không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ IL-6 không được phân phối bình thường trong nghiên cứu và nồng độ trung bình nằm trên khoảng tham chiếu. Hơn nữa, tác giả báo cáo mối tương quan thuận và có ý nghĩa giữa IL-6 và IL-10. Các nhà nghiên cứu giải thích: “Bởi vì IL-6 và IL-10 có tác dụng thúc đẩy/dung nạp trong quá trình viêm để kiểm soát phản ứng viêm thông thường nên sự mất cân bằng giữa hai loại này có thể dẫn đến biến đổi viêm hoặc ức chế miễn dịch”. Tác giả nói thêm: “Biểu hiện sai lệch của các yếu tố gây viêm có thể là một chỉ điểm quan trọng của các biến chứng.”
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Với vai trò quan trọng của hoạt động miễn dịch trong bệnh sinh của COVID-19 và ảnh hưởng có thể có của các thai phụ bị nhiễm bệnh đối với sự biệt hóa của các tế bào miễn dịch của trẻ sơ sinh, chúng tôi đã phân tích tình trạng miễn dịch của trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ mắc COVID-19 trong quý III của thai kỳ. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhiễm trùng của thai phụ không có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng miễn dịch tế bào và dịch thể của trẻ sơ sinh và sự biệt hóa tế bào lympho không bị mất cân bằng nghiêm trọng.”
Nguồn: Liu, P., Zheng, J., Yang, P., Wang, X., Wei, C., Zhang, S., et al. The immunologic status of newborns born to SARS-CoV2-infected mothers in Wuhan, China. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2020. doi:10.1016/j.jaci.2020.04.038
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi là duy nhất trong việc chứng minh rằng phơi nhiễm trong tử cung không đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của chức năng miễn dịch tế bào và dịch thể ở trẻ sơ sinh gần đủ tháng và đủ tháng. Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này là báo cáo đánh giá toàn diện và quy mô lớn đầu tiên về tình trạng miễn dịch của quần thể này.”
Trong nghiên cứu này, 51 thai phụ (tuổi trung bình: 31,94 ± 4,02 tuổi) đã được chọn vào nghiên cứu, trong đó 7 người dương tính với axit nucleic của SARS-CoV-2. Tất cả thai phụ đều cho thấy bằng chứng về viêm phổi do COVID-19 khi chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Tổng số 51 trẻ sơ sinh cũng được chọn vào nghiên cứu, với tuổi thai trung bình là 38 tuần, trong đó hơn 50% là trẻ gái. Trẻ sơ sinh được chọn từ Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Zhongnan thuộc Đại học Vũ Hán. Những trẻ có mẹ đã được xác nhận về mặt lâm sàng hoặc phân tử COVID-19 đều đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, loại trừ những trẻ sinh non, có dữ liệu xét nghiệm không đầy đủ hoặc nghi ngờ dị tật bẩm sinh.
Các thai phụ được chia thành 3 nhóm theo thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng: không có triệu chứng (n = 27), <1 tuần từ lúc biểu hiện triệu chứng đến khi sinh (n = 10) và > 1 tuần từ lúc biểu hiện triệu chứng đến khi sinh (n = 14).
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về bạch cầu, số lượng tế bào lympho tuyệt đối, số lượng CD3, CD8 và CD4 giữa 3 nhóm. Điều này cho thấy cửa sổ nhiễm trùng trước khi sinh của người mẹ không ảnh hưởng đến sự biệt hóa tế bào lympho của trẻ sơ sinh. Tương tự, không có sự khác biệt giữa các nhóm về các globulin miễn dịch trong huyết thanh.
Cytokine cũng không bị ảnh hưởng bởi cửa sổ lây nhiễm. Trong khi đó, nồng độ của yếu tố hoại tử khối u α (TNF- α) và interleukin 6 (IL-6) đã bị ức chế đáng kể ở cả 2 nhóm có triệu chứng. Nồng độ Interferon-γ, IL-4 và IL-10 cũng có vẻ thấp hơn ở trẻ sinh ra từ thai phụ biểu hiện triệu chứng trong vòng 1 tuần trước khi sinh, mặc dù không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ IL-6 không được phân phối bình thường trong nghiên cứu và nồng độ trung bình nằm trên khoảng tham chiếu. Hơn nữa, tác giả báo cáo mối tương quan thuận và có ý nghĩa giữa IL-6 và IL-10. Các nhà nghiên cứu giải thích: “Bởi vì IL-6 và IL-10 có tác dụng thúc đẩy/dung nạp trong quá trình viêm để kiểm soát phản ứng viêm thông thường nên sự mất cân bằng giữa hai loại này có thể dẫn đến biến đổi viêm hoặc ức chế miễn dịch”. Tác giả nói thêm: “Biểu hiện sai lệch của các yếu tố gây viêm có thể là một chỉ điểm quan trọng của các biến chứng.”
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Với vai trò quan trọng của hoạt động miễn dịch trong bệnh sinh của COVID-19 và ảnh hưởng có thể có của các thai phụ bị nhiễm bệnh đối với sự biệt hóa của các tế bào miễn dịch của trẻ sơ sinh, chúng tôi đã phân tích tình trạng miễn dịch của trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ mắc COVID-19 trong quý III của thai kỳ. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhiễm trùng của thai phụ không có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng miễn dịch tế bào và dịch thể của trẻ sơ sinh và sự biệt hóa tế bào lympho không bị mất cân bằng nghiêm trọng.”
Nguồn: Liu, P., Zheng, J., Yang, P., Wang, X., Wei, C., Zhang, S., et al. The immunologic status of newborns born to SARS-CoV2-infected mothers in Wuhan, China. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2020. doi:10.1016/j.jaci.2020.04.038
Các tin khác cùng chuyên mục:
Micro-straw – dụng cụ mới dùng để đông lạnh số lượng nhỏ tinh trùng người - Ngày đăng: 27-03-2021
Đặc điểm và ảnh hưởng của quầng Halo tế bào chất lên sự phát triển phôi và kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 27-03-2021
Không có nguy cơ tăng trầm cảm ở nam giới vô sinh điều trị bằng hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 18-08-2020
Mối tương quan giữa chiều dài telomere và chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 18-08-2020
Mối tương quan giữa noãn có PVS bất thường và kết quả thai trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 18-08-2020
Ảnh hưởng của hút thuốc lá lên chất lượng tinh dịch thông qua sự tổn thương DNA và điều hoà giảm Chk1 ở tinh trùng - Ngày đăng: 17-08-2020
Hút thuốc lá làm thay đổi dạng methyl hóa DNA của tinh trùng - Ngày đăng: 17-08-2020
Lợi ích lâm sàng của xét nghiệm kiểm tra phân mảnh DNA tinh trùng: khuyến cáo thực hành dựa trên các tình huống lâm sàng - Ngày đăng: 17-08-2020
Covid-19 và thai kỳ: các hiểu biết hiện tại - Ngày đăng: 17-08-2020
Chọn lọc tinh trùng bằng P.ICSI và MACS cho các trường hợp có phân mảnh DNA tinh trùng cao: một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên - Ngày đăng: 17-08-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK