Tin tức
on Saturday 01-02-2020 6:42pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Đông lạnh noãn đã trở thành một trong những kỹ thuật quan trọng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản giúp bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ giới trong trường hợp trì hoãn việc sinh con, trước khi tiến hành điều trị ung thư và thành lập ngân hàng noãn. Các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và nuôi cấy phôi không có sự khác biệt giữa noãn được đông lạnh và noãn tươi. Tuy nhiên, các hình ảnh quan sát qua time-lapse gần đây cho thấy noãn được rã đông có khả năng thụ tinh và phát triển phôi chậm hơn khoảng 1 giờ so với noãn tươi (Cobo A, 2017). Sự phát triển phôi chậm khá phổ biến trong IVF kể cả đối với noãn tươi - được gọi là phôi nang chậm. Hiện nay, nuôi cấy phôi đến ngày 6 được triển khai ở hầu hết các trung tâm IVF, tuy nhiên tùy theo đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có số lượng noãn hạn chế thì nuôi cấy phôi ngày 7 được xem là cần thiết (Hiraoka K, 2009; Kovalevsky G, 2013). Mặc dù phôi nang ngày 7 có tỉ lệ làm tổ thấp hơn so với phôi nang ngày 5 và ngày 6, việc chuyển phôi ngày 7 vẫn có tỉ lệ trẻ sinh sống có thể chấp nhận (Su Y, 2016; Du T, 2018). Xiangli Niu và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự cần thiết để nuôi cấy phôi ngày 7 đối với các noãn được rã đông.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện vào năm 2019 trên 455 noãn từ 57 chu kì noãn đông lạnh. Noãn sau rã đông được ICSI và tất cả phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày 7 nếu tại ngày 6 phôi không phát triển đến giai đoạn phôi nang.
- Tỉ lệ noãn sống sau rã, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phân chia tương ứng 94,1% (428/455); 77,3% (331/455); 94,9% (314/455).
- Tổng số phôi nang là 186 phôi, chiếm tỉ lệ 56,2%. Trong đó, tỉ lệ phôi nang ngày 5, ngày 6 và ngày 7 lần lượt là 34,4% (64/455), 50% (93/455) và 15,6% (29/455).
- Có tổng cộng 20 chu kì nuôi phôi đến giai đoạn phôi ngày 7 (35,1%). Chất lượng phôi nang ngày 7 được phân loại tốt chiếm tỉ lệ 20,7%, thấp hơn đáng kể so với phôi nang ngày 5 (73,4%) và ngày 6 (57%). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ phôi nang nguyên bội ở phôi ngày 5,6 và 7.
- Có 35 phôi tươi và 16 phôi đông lạnh được chuyển, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng giữa phôi tươi và phôi trữ (60% và 56,3%), tỉ lệ thai diễn tiến (54,3% và 50%) và tỉ lệ làm tổ (53,9% và 58,8%).
Như vậy, các kết quả trong nghiên cứu cho thấy nuôi cấy phôi nang đến giai đoạn phôi ngày 7 là cần thiết đối với những noãn đã trải qua chu kì đông lạnh, đặc biệt là đối với phôi chậm nhằm tăng số lượng phôi hữu dụng trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Xiangli Niu và cs., (2020). Is day 7 culture necessary for in vitro fertilization of cryopreserved/warmed human oocytes? Reproductive Biology and Endocrinology. DOI: 10.1186/s12958-020-0565-9.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện vào năm 2019 trên 455 noãn từ 57 chu kì noãn đông lạnh. Noãn sau rã đông được ICSI và tất cả phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày 7 nếu tại ngày 6 phôi không phát triển đến giai đoạn phôi nang.
- Tỉ lệ noãn sống sau rã, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phân chia tương ứng 94,1% (428/455); 77,3% (331/455); 94,9% (314/455).
- Tổng số phôi nang là 186 phôi, chiếm tỉ lệ 56,2%. Trong đó, tỉ lệ phôi nang ngày 5, ngày 6 và ngày 7 lần lượt là 34,4% (64/455), 50% (93/455) và 15,6% (29/455).
- Có tổng cộng 20 chu kì nuôi phôi đến giai đoạn phôi ngày 7 (35,1%). Chất lượng phôi nang ngày 7 được phân loại tốt chiếm tỉ lệ 20,7%, thấp hơn đáng kể so với phôi nang ngày 5 (73,4%) và ngày 6 (57%). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ phôi nang nguyên bội ở phôi ngày 5,6 và 7.
- Có 35 phôi tươi và 16 phôi đông lạnh được chuyển, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng giữa phôi tươi và phôi trữ (60% và 56,3%), tỉ lệ thai diễn tiến (54,3% và 50%) và tỉ lệ làm tổ (53,9% và 58,8%).
Như vậy, các kết quả trong nghiên cứu cho thấy nuôi cấy phôi nang đến giai đoạn phôi ngày 7 là cần thiết đối với những noãn đã trải qua chu kì đông lạnh, đặc biệt là đối với phôi chậm nhằm tăng số lượng phôi hữu dụng trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: Xiangli Niu và cs., (2020). Is day 7 culture necessary for in vitro fertilization of cryopreserved/warmed human oocytes? Reproductive Biology and Endocrinology. DOI: 10.1186/s12958-020-0565-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Độ tuổi nào là lý tưởng để cho noãn? - Ngày đăng: 01-02-2020
TỈ LỆ TRẺ SINH SỐNG CỘNG DỒN Ở NHỮNG PHỤ NỮ >40 TUỔI, ĐÁP ỨNG KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG KÉM/BÌNH THƯỜNG - Ngày đăng: 01-02-2020
Tình trạng thừa cân của người mẹ liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ? - Ngày đăng: 31-01-2020
Sức khỏe tim mạch và chuyển hóa của trẻ có mẹ PCOS: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp dựa trên dữ liệu cá thể - Ngày đăng: 31-01-2020
Các yếu tố làm giảm tỉ lệ noãn trưởng thành - Ngày đăng: 31-01-2020
Tỉ lệ noãn non cao ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, làm giảm chất lượng phôi và giảm tỉ lệ sinh sống - Ngày đăng: 31-01-2020
Nghiên cứu mới tìm thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và tỷ lệ thành công IVF - Ngày đăng: 31-01-2020
Chỉ số khối cơ thể và sự phân mảnh dna tinh trùng - Ngày đăng: 31-01-2020
Bổ sung dầu cá và chức năng tinh hoàn - Ngày đăng: 31-01-2020
Có mối tương quan giữa điều kiện nuôi cấy với sự hình thành phôi nang và tỉ lệ lệch bội hay không? - Ngày đăng: 22-01-2020
Nhìn lại chẩn đoán và quản lý thai ở góc tử cung từ báo cáo loạt ca - Ngày đăng: 18-01-2020
Đóng góp của protein tinh trùng vào sự phát triển và hệ thượng di truyền của phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 18-01-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK