Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 31-01-2020 9:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS

Tình trạng thừa cân hoặc béo phì thường được biết đến khi chỉ số cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép. Bên cạnh ảnh hưởng sức khoẻ người mẹ, một số nghiên cứu cho thấy nếu trẻ có mẹ thừa cân hoặc béo phì thì dễ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, hen suyễn hoặc một số vấn đề thần kinh. Tuy nhiên, số nghiên cứu đánh giá trên nhóm trẻ thụ tinh trong ống nghiệm vẫn còn khá ít và còn tranh cãi.
 
Đây là nghiên cứu đoàn hệ theo dõi lâu dài được thực hiện tại Trung Quốc (2002-2012) đánh giá kết cục chu sinh và khả năng phát triển thể chất - trí tuệ của trẻ (3-6 tuổi). Các chỉ số đánh giá bao gồm: độ tuổi, giới tính, chỉ số BMI, các chỉ số thông minh IQ. Chỉ số BMI (kg/m2) được quy đổi ra như sau: thiếu cân (BMI < 18,5 kg/m2), bình thường (18,5  BMI < 24 kg/m2), thừa cân (24  BMI < 28 kg/m2) và béo phì (BMI 28 kg/m2). Có tất cả 1.702 trẻ và bố mẹ được thu mẫu máu để làm các xét nghiệm đo lượng đường, cholesterol nhằm đánh giá các chỉ số như GLU (glucose), TG (triglyceride), TC (cholesterol), LDL (low-density lipoprotein) và HDL (high-density lipoprotein).
 
Các phép thống kê sử dụng biến liên tục và nhị phân, trẻ chậm phát triển trí não được xác định theo chỉ số IQ trung bình (<80) theo C-WISC.
 
Sau khi loại bỏ những yếu tố gây nhiễu, trong 1.904 người phụ nữ (20-45 tuổi) thì trẻ em béo phì xuất hiện ở nhóm phụ nữ béo phì cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường (20% vs. 5,1%). Nhóm phụ nữ thừa cân có nguy cơ cao con sẽ thừa cân (13,6% vs. 8,2%) hoặc béo phì (10,1% vs. 5,1%) so với nhóm phụ nữ bình thường.
Ngoài ra, ở nhóm phụ nữ thừa cân thì tuần thai của trẻ ngắn hơn (38,39 tuần vs. 38,87 tuần; p<0,01) và đồng thời tỉ lệ sinh non cũng cao hơn (15,5% vs. 7,5%; p<0,01) so với nhóm phụ nữ cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của người mẹ có ảnh hưởng tiêu cực tuy nhiên không nhiều đến chỉ số IQ của trẻ, tuy nhiên sau khi loại bỏ trình độ học vấn của bố mẹ thì chỉ số IQ gần như tương đương ở các nhóm. Tuy nhiên, nhóm trẻ kém phát triển trí tuệ (IQ<80) xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người mẹ béo phì (10,8% vs. 3,9%).
 
Nhiều công bố cho rằng vấn đề thừa cân/béo phì ở người mẹ dẫn đến tăng glucose trong máu, tăng kháng insulin và nồng độ leptin bất thường trong môi trường tử cung có thể gây ra béo phì bẩm sinh cho trẻ, cũng như có thể rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Hơn nữa, phụ nữ béo phì có nồng độ cytoine cao hơn dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết trong giai đoạn hình thành nhau thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của trẻ. Một số bài báo công bố rằng nếu người mẹ cải thiện chế độ dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng trước và trong khi điều trị thì tỉ lệ có thai lâm sàng và trẻ sinh sống được cải thiện và kết quả chu sinh cũng tốt hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
 
Như vậy, vấn đề thừa cân/béo phì gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ và trẻ cũng như gia tăng tỉ lệ trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Do đó, chế độ dinh dưỡng và vấn đề cân nặng của người phụ nữ thừa cân/béo phì nên được thay đổi và kiểm soát gắt gao trước và trong quá trình điều trị TTTON.
 
Nguồn: Impact of maternal prepregnancy body mass index on cognitive and metabolic profiles of singletons born after in vitro fertilization/ intracytoplasmic sperm injection. Zhu Y et al. Fertil Steril 2019.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK