Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 31-01-2020 9:14am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) cao (≥30%) làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thai với sự thụ thai tự nhiên và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART). Nguyên nhân chính của SDF rất phức tạp và vẫn chưa rõ ràng nhưng nó có thể được gây ra bởi các khiếm khuyết về sự sinh tinh với các tổn thương về tinh hoàn và những nguyên nhân khác như độc tố, tăng thân nhiệt, chất oxy hóa và rối loạn nội tiết tố. Béo phì là một trong những yếu tố lối sống tiềm năng có thể làm tăng stress oxy hóa (OS) gây phân mảnh DNA ở các cơ quan khác nhau bao gồm tinh hoàn và tế bào mầm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy giảm tính toàn vẹn DNA của tinh trùng tương quan với bệnh béo phì. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên quan giữa béo phì và SDF có kết quả trái ngược nhau. Do sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu và niềm tin rằng sự hiểu biết về mối liên quan giữa béo phì và SDF sẽ cho phép tư vấn tốt hơn cho các cặp vợ chồng vô sinh, Mahdi Sepidarkish và cộng sự tiến hành nghiên cứu phân tích tổng hợp nhằm mục đích xác định mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) và SDF.

Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm cơ sở dữ liệu của Medline, Embase, Scopus và Web of Science cho đến tháng 5 năm 2019 để xác định các nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa BMI và SDF. BMI được phân thành 6 loại theo phân loại BMI tiêu chuẩn bao gồm thiếu cân (<18,5), cân nặng bình thường (18,5–24,99), thừa cân (25–29,99), béo phì loại I (30–34,99), béo phì loại II (35–39,99) và béo phì loại III (≥40).

Kết quả nghiên cứu tìm được 33.739 bài báo có khả năng liên quan tới nghiên cứu (3.917 từ Medline, 781 từ Embase, 12.685 từ Scopus và 9.348 từ Web of Science). Mười bốn nghiên cứu với tổng số 8.255 người tham gia đã được đưa vào phân tích tổng hợp. Cuối cùng, ba nghiên cứu cho thấy mức SDF cao hơn ở những người đàn ông béo phì (BMI = 30–34,99) so ​​với những người đàn ông có cân nặng bình thường (BMI <25) (P = 0,05). Ngoài ra, không có sự khác biệt giữa các loại khác bao gồm đàn ông béo phì (BMI> 30) so với đàn ông có cân nặng bình thường (BMI = 18,5 - 24,99), đàn ông thừa cân (BMI = 25 - 29,99) so với đàn ông có cân nặng bình thường (BMI = 18,5–24,99), đàn ông béo phì (BMI> 30) so với đàn ông thừa cân (BMI = 25 - 29,99), đàn ông béo phì (BMI = 30 -34,99) so với đàn ông thừa cân (BMI = 25 - 29,99), đàn ông béo phì (BMI> 35) so với đàn ông có cân nặng bình thường (BMI <25) và đàn ông thừa cân (BMI = 25 - 29,99) so với đàn ông thiếu cân (BMI <18,5).

Nghiên cứu là phân tích tổng hợp đầu tiên đánh giá mối liên quan của BMI và SDF. Trong nghiên cứu này, mặc dù ba nghiên cứu cho thấy mức SDF cao hơn ở những người đàn ông béo phì (BMI = 30 - 34,99) so với những người đàn ông có cân nặng bình thường (BMI <25) nhưng chưa đủ dữ liệu đáng kể về tác động bất lợi chung của BMI đối với SDF. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá mối liên quan giữa BMI và SDF.

Nguồn: Mahdi Sepidarkish (2020). “The effect of body mass index on sperm DNA fragmentation: a systematic review and meta-analysis”, International Journal of Obesity, https://doi.org/10.1038/s41366-020-0524-8.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK